Từ rất lâu giới thời trang trên thế giới đã đồn thổi nhau rằng nếu có thương hiệu thời trang đường phố nào mà Hiphop nhưng mang dáng dấp của thời trang cao cấp thì đó chỉ có thể là thương hiệu Supreme. Với những chiêu thức sản xuất và bán hàng thuộc vào hàng "chảnh" , hơn thế những thiết kế lại đơn giản nhưng thu hút rất nhiều "tín đồ" thời trang khắp thế giới. Chiến lược Marketing của Supreme vì thế mà được đánh giá là đầy sự mới lạ, hãy cùng vén màn đằng sau sự thành công của hãng từ chiến lược kỳ độc lạ này.
Những điều ít ai biết về Supreme
Supreme được thành lập bởi James Jebbia vào năm 1994. Jebbia là một người khá kín tiếng và dường như điểm thu hút nằm ở đây. Có rất nhiều điều Supreme không muốn các fan của mình biết đến. Đây được xem làm nên sự kỳ bí đến với thương hiệu thời trang này, Vào năm 1994, James đã tốn $12,000 USD (~260 triệu) để gây dựng nên Supreme.
Có lẽ không ai biết rằng Logo của Supreme được dựa phần lớn vào tấm Poster Barbara Kruger với font chữ được sử dụng trên logo là Futura Heavy Oblique. Với những sự đơn giản đó, hãng đã cho ra mắt một logo được đánh giá là dễ nhớ hơn cả với ngành thời trang hiện nay ưa chuộng sự tối giản. Có một điều nữa là James Jebbia thực chất không sở hữu thương hiệu “Supreme” vì ông không thể đăng ký thương hiệu được cái tên này. Doanh thu của Supreme mặc dù chẳng có gì nổi trội nhưng với những gì mà hãng xây dựng cho chiến lược Marketing của mình thì đây được đánh giá là thương hiệu có tiềm năng rất lớn để cạnh tranh sòng phẳng với các luxury brand khác trên thị trường trong tương lai.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Louis Vuitton
Chiến lược Marketing của Supreme: "Dành cả thanh xuân" để khẳng định chất Swag
Chủ nghĩa "cá nhân" đặt lên rất cao
Có lẽ chiến lược Marketing của Supreme đặc biệt ở chỗ hãng đặt cái tôi cá nhân lên rất cao và những gì hãng đạt được từ điều này thì cả một nỗ lực lớn. Bắt đầu với xuất phát điểm là cửa hàng kinh doanh T-shirt và ván trượt cho nhóm đối tượng khách hàng là dân đường phố vào năm 1994 tại New York. Những sản phẩm của hãng được ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa rock và hiphop bụi bặm, pha một chút "ngông" và nó phù hợp với những khách hàng "Cool kid".
Điểm đặc biệt ở đây Supreme không hề coi mình là một thương hiệu đại trà, cần phải phổ biến tên tuổi của mình tới khách hàng. Từ sản phẩm đến triết lý kinh doanh Supreme tỏ ra mình là thương hiệu Swag bậc nhất ngành thời trang bởi cái "ngông" không sợ ai của mình. Mặc cho dù danh tiếng của mình vang xa vượt ra ngoài lãnh thổ Mỹ, thế nhưng qua 24 năm hoạt động và phát triển hãng chỉ có vỏn vẹn 11 cửa hàng chính thức và một điểm nữa là hãng không hề có kênh phân phối mạnh và liên kết với các hệ thống bán lẻ như Walmart hay Macy's. Chính chủ nghĩa "Cá nhân" và từ chối để mình trở thành hàng đại trà đã khiến một thương hiệu như Supreme trở thành mặt hàng được giới thời trang săn lùng bậc nhất hiện nay.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Uniqlo
Chiến lược Marketing "Tôi đặc biệt, tôi đẹp và tôi có quyền"
Đây không phải là tên chiến lược mà thương hiệu Supreme tạo ra cho mình, những với những gì mà Supreme làm dưới đây thì có lẽ bạn sẽ hiểu vì sao Supreme lại được gọi như vậy.
Mỗi mẫu thiết kế của Supreme chỉ được sản xuất ở một số lượng có hạn và không bao giờ được tái sản xuất mặc dù nhu cầu của thị trường là không hề nhỏ. Bằng cách này, Supreme luôn giữ cho cầu vượt quá cung, kết quả là những hàng dài chật cứng người chờ đợi bên ngoài cửa hàng khi thương hiệu này ra mắt bộ sưu tập mới. Cái sự "tôi đặc biệt" của hãng được coi là chìa khóa thành công giúp Supreme tạo nên cảm giác mình đặc biệt cho người sở hữu các sản phẩm của hãng. Đánh trúng vào tâm lý "sở hữu" của khách hàng nên hãng đã tận dụng đám đông chờ đợi bên ngoài cửa hàng để cho thấy rằng mình là thương hiệu thời trang hot nhất hiện nay, sản phẩm của Supreme luôn là mặt hàng đáng khao khát. Nếu đến sau thì bạn sẽ chịu cảnh chấp nhận tìm đến thị trường thứ cấp với một mức giá cao hơn rất nhiều. Điều này khiến cho giá trị của Supreme bị "thổi phồng" lên rất nhiều và chiến lược Marketing của Supreme mặc dù rất hiếm nhưng nó được đánh giá là thành công trong việc đánh sâu vào tâm lý của khách hàng khiến giá trị của thương hiệu được đẩy lên ngang hàng với hàng cao cấp.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Gucci
Influencer khủng cùng sự kết hợp "đỉnh của đỉnh"
Nếu nói không ngoa thì hiện nay Supreme đang là thương hiệu được săn đón nhất với giới thời trang đường phố. Với những chiến lược Marketing của Supreme dị biệt, hãng luôn khiến người hâm mộ và team 7 Supreme phải trải qua từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hàng loạt các nghệ sĩ Hiphop hàng đầu như Drake, Kanye West, Travis Scott hay ASAP Rocky không dưới một lần xuất hiện trên phố với các thiết kế của hãng. Dĩ nhiên, fans của họ cũng sẽ nhanh chóng “bắt trend” và “lùng sục” để có được cho mình một chiếc áo Supreme.
Vào tháng 7 năm 2017 giới thời trang được một thông tin bất ngờ khi thương hiệu thời trang cao cấp đình đám Louis Vuitton thông báo kết hợp với Supreme. Cho đến nay, sản phẩm của Supreme luôn được yêu thích và thường được săn lùng bởi nguồn cung quá cao mà nguồn cấp lại giới hạn. Tuy đã từng cộng tác ra mắt sản phẩm với nhiều thương hiệu có tiếng như Nike, Vans, Levi’s, The North Face… nhưng phải là sự kết hợp lần này với ông lớn LV thì tên tuổi của Supreme được đưa lên một tầm cao không ngờ. Thu nhập của cả LV và Supreme đều tăng lên đáng kểm hơn thế việc thu về 22,9 tỉ đô cho thấy LV đã "chọn mặt gửi vàng" đúng đắn cho thương hiệu khác biệt về cả triết lý kinh doanh lẫn sản phẩm. Có thể thấy cơn sốt bộ sưu tập "LV x Supreme" đã trở thành cơn sốt thời trang thế giới trong năm 2017 và nó đã giúp Supreme có độ "reach" tăng vọt lên con số không ngờ và nhờ đó hãng cũng trở thành thương hiệu sáng giá bậc nhất trên thị trường thời điểm hiện tại. Với sự kết hợp lần này thì Supreme và cả LV không thể ngờ rằng nhờ đây mà hai thương hiệu đã tạo ra trào lưu khi đem làn sóng văn hóa "thời trang đường phố" gắn với "thời trang cao cấp" không thể phù hợp hơn.
"Dù ai nói ngả nói nghiêng, Supreme vẫn vững như kiềng ba chân"
Một điều khiến thương hiệu Supreme luôn được đánh giá rất cao về phong cách kinh doanh lẫn chiến lược Marketing của Supreme. Hãng đã chọn cho mình cách thức bày trí cửa hàng hết sức đặc trưng: tất cả các giá treo trang phục đều được xếp men theo tường, để lại khoảng không gian trống trải ở giữa.
Cách thức bày trí này nhằm giúp người mua có thể thoải mái trượt ván trong cửa hàng mà không gặp phải chướng ngại vật. Sau hàng chục năm kinh doanh, thương hiệu này vẫn trung thành với cái "gốc gác" của mình, đó là trượt ván, rock và hip hop, từ chối chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng. Nếu được nói rằng điều gì làm nên sự đặc trưng của Supreme thì phải nói tính kiên định trong triết lý làm Branding của hãng. Những khách hàng trung thành với Supreme bởi sự luôn đổi mới nhưng vẫn giữ được cái gốc ban đầu, chỉ "hòa nhập" chứ không "hòa tan" theo thị trường, và đó chính là điểm mấu chốt khiến Supreme trở thành thương hiệu Swag nhất trên thị trường thời trang hiện tại.
>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Juno
Kết luận
Mặc dù những tên tuổi ngành thời trang luôn chọn cho mình cách làm sao để gia tăng độ nhận diện thương hiệu của mình một cách "nhanh nhất". Nhưng với Supreme thì khác, chiến lược Marketing của Supreme chậm mà chất, hãng đã đem chất "bất cần đời" của sản phẩm vào chiến lược của mình. Có thể thấy mặc dù đi sau các thương hiệu khác rất nhiều nhưng những tiếng thơm mà thương hiệu Supreme gây dựng nên thì khỏi phải bàn, hãng đang là thương hiệu đang lên nhanh nhất trong 2 năm trở lại đây.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Nguồn: Tomorrow Marketer Academy
Bình luận của bạn