Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

25 Thg 06

Với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất trong và ngoài nước ngày càng lớn. Cùng phân tích case study mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để hiểu...

Với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất trong và ngoài nước ngày càng lớn. Cùng phân tích case study mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để hiểu về sức mạnh của "ông lớn" này trên thị trường sữa hiện nay.

Giới thiệu tổng quan về Vinamilk

Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam. Vinamilk đứng thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm cổ phần hóa. Hiện Vinamilk chiếm khoảng 53% thị phần ngành hàng sữa nước, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc. Vinamilk cũng có hệ thống phân phối bán hàng rộng khắp Việt Nam, sản phẩm Vinamilk hiện có mặt tại hơn 212.000 điểm bán lẻ, 100 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chính công ty, và 650 siêu thị trên toàn quốc.

Giới thiệu tổng quan về Vinamilk

Các sản phẩm của thương hiệu Vinamilk được phân bổ trên khắp 63 tỉnh thành với hơn 200 nghìn điểm bán. Bên cạnh đó Vinamilk còn xuất khẩu sữa sang 54 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,...

Sau 40 năm vận hành, thương hiệu Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng,...

Các sản phẩm thay thế của Vinamilk có thể kể đến là sữa từ các loại hạt (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạt macca…) ngũ cốc, nước giải khát pha sữa… Thế nhưng, các sản phẩm từ sữa thường ít chịu sự đe dọa từ sản phẩm thay thế do tính thiết yếu và yếu tố dinh dưỡng, phổ biến.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Mô hình 5 áp lực tranh của Vinamilk về khách hàng

Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, yếu tố giá cả không còn quá quan trọng với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu,... rồi mới đến giá cả.

Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, công ty sữa có thể nâng giá sản phẩm mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do đó, năng lực thương lượng của người mua thấp.

Áp lực cạnh tranh về khách hàng

Còn với các đại lý bán lẻ, trung tâm dinh dưỡng, công ty sẽ chiết khấu và hoa hồng. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc… có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm

Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

Thực tế, sản phẩm sữa luôn có vị trí khá vững vàng trên thị trường với rất ít mặt hàng thay thế khác do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Đối với mặt hàng sữa nước, các sản phẩm thay thế có khả năng làm giảm thị phần của công ty là sữa hạt, sữa đậu nành, đồ uống ngũ cốc hoặc các loại nước giải khát có pha sữa,... Có thể đánh giá ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk- Ảnh 3.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk - sự đe dọa của sản phẩm thay thế (Nguồn: Internet)

Rào cản gia nhập ngành

Nhìn chung, rào cản gia nhập của ngành sữa khá cao với chi phí gia nhập ngành, đặc trưng hóa sản phẩm và thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp:

- Chi phí gia nhập ngành, nhìn chung không cao nhưng phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu/ phát triển. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao.

 - Đặc trưng hóa sản phẩm: Thị trường sữa Việt Nam tới nay đã có mặt hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới, trong đó các hãng sữa lớn đã sở hữu thị phần nhất định và ít biến đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia nhập phải có sự đầu tư mạnh mẽ để lôi kéo và làm thay đổi sự trung thành của thị trường với các hãng sữa hiện có.

- Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng triệt để. Do đó, đối thủ mới gia nhập phải thuyết phục được các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ hoa hồng cao. Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.

Sức mạnh thương lượng của các nhà cung cấp

Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp sữa nói chung đều sở hữu năng lực thương lượng với các nhà cung cấp khá cao. Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, chưa chú trọng quy trình nên số lượng và chất lượng chưa ổn định, giảm khả năng thương lượng với các công ty sản xuất.

Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa đầu vào.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk- Ảnh 4.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk - Sức mạnh thương lượng của các nhà cung cấp (Nguồn: Internet)

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ các thương hiệu trong nước và nước ngoài như: TH True Milk, Nesle, Abbott, Mead Jonson,... Tương lai thị trường sữa sẽ tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh càng tăng cao.

Riêng ở mặt hàng sữa tươi Vinamilk chiếm tỷ trọng doanh số cao nhưng đối mặt với các thương hiệu tầm cỡ như: TH True Milk, Cô gái Hà Lan, Mộc Châu,… Tất cả những thương hiệu này đều có nhiều chiến lược Marketing ấn tượng cùng nguồn lực tài chính lớn mạnh tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành của Vinamilk

Bên cạnh sản phẩm sữa, Vinamilk còn sở hữu một số sản phẩm khác như đường, phomai,... nhưng sản phẩm này chưa có gì nổi bật vì được sản xuất sau những ông lớn khác trong ngành.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình ma trận BCG của Vinamilk

Kết luận:

Qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk có thể thấy để giữ được vị thế của mình đã phải cố gắng rất nhiều từ nhiều yếu tố khác nhau. Từ đó đã đưa Vinamilk trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành sữa Việt Nam.

Khánh Khiêm | MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.