Tổng quan về mô hình BCG

Tổng quan về ma trận BCG
Ma trận BCG là viết tắt của cụm từ Boston Consulting Group. Việc xây dựng ma trận BCG sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách đưa các danh mục sản phẩm của mình vào 4 nhóm, từ đó xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hay loại bỏ. Ma trận Boston được phân tích với các khía cạnh tương ứng với trục tung và trục hoành, lần lượt là: Thị phần (Market Share) và Triển vọng phát triển (Market Growth)

Thiết lập ma trận Boston - Ý nghĩa ma trận BCG. (Nguồn: GG Image)
SBU ngôi sao: Những sản phẩm được xếp vào danh mục này có thị phần kinh tế tương đối lớn, đang có sự tăng trưởng cao. Các sản phẩm này sở hữu lợi thế lớn trong việc cạnh tranh và dự định mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp khi được đầu tư tăng trưởng. Ngôi sao được đánh giá cao về sự sinh lợi và tự đáp ứng được các nhu cầu về vốn, tuy vậy vẫn cần phải có một số lượng vốn đầu tư nhiều để giữ vững vị thế dẫn đầu.
SBU dấu chấm hỏi: Đây là những SBU có vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp, nhưng để nói về bước lâu dài thì đây lại là những ngành tăng trưởng cao và rất triển vọng trong lợi nhuận. SBU này có thể được trưởng thành SBU ngôi sao nếu được chú ý nuôi dưỡng vì chúng cần số lượng vốn đầu tư lớn và cần đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư đúng lúc.
SBU bò sữa: Đây chính là những ngành tăng trưởng thấp nhưng có thị phần cao và vị thế cạnh tranh mạnh. Thế mạnh này xuất phát từ tiết kiệm chi phí nhờ vào quy mô đường cong kinh nghiệm. SBU này khả năng sinh lợi cao nhưng chúng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ của sự tăng trưởng ngành rất thấp. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn và được xem là nguồn lợi nhuận rộng rãi.
SBU con chó: Mức độ cạnh tranh yếu và thị phần thấp, đây là một trong những ngành tăng trưởng chậm. SBU này triển vọng rất thấp vì đòi hỏi đầu tư lớn nhưng chỉ để duy trì một phần thị phần rất thấp, rất ít cơ hội để đem về lợi nhuận cao.
Để tìm hiểu rõ hơn về về ma trận BCG, chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về tổng quan công ty Sữa Vinamilk và phân tích ma trận BCG của Vinamilk để quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình SWOT của Vinamilk
Phân tích ma trận BCG của Vinamilk

Phân tích ma trận Boston của Vinamilk năm 2025
Bước 1: Xác định danh mục các SBU của Vinamilk và đánh giá cơ hội tăng trưởng tương lai của chúng

Nguồn: Agencyvn.com
Bước 2: Sắp xếp danh mục các SBU của Vinamilk vào ma trận BCG
Bước 3: Xác định chiến lược cho từng SBU
Question Marks (Dấu chấm hỏi)
- SBU sữa bột:
Sản phẩm này chiếm 30% thị phần nhưng thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm sữa bột của Vinamilk lại chủ yếu ở khu vực nông thôn. Bởi ở các khu vực thành thị, đặc biệt là những thành phố lớn, nhu cầu của người dân tăng cao, họ sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm chất lượng nên sản phẩm sữa của Vinamilk gặp phải nhiều cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm sữa ngoại, hàng xách tay.
Tuy nhiên, nhóm sản phẩm sữa bột của Vinamilk ngày càng đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tế về phân khúc và đối tượng mục tiêu của nhóm khách hàng, phù hợp cho mọi đối tượng, nhu cầu người dùng, từ trẻ em đến phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người bị bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì.... Chính vì vậy, đây vẫn sẽ là lợi thế không nhỏ để Vinamilk tiếp tục nắm giữ phần lớn thị phần.
→ Giải pháp: Vinamilk nên tiếp tục đầu tư vào danh mục SBU sữa bột, đẩy mạnh triển khai các hoạt động marketing cho SBU sữa bột, phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, đặc biệt là định vị dòng sản phẩm ở phân khúc giá thấp.
- SBU sữa nước (sữa pha sẵn):
SBU sữa nước luôn là một trong những mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Vinamilk. Sở hữu lợi thế dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng 100%, được sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu chăn nuôi, thu mua, chế biến và đóng gói; trang trại sữa organic theo tiêu chuẩn châu Âu... là một trong những yếu tố giúp sản phẩm sữa nước (sữa pha sẵn) là phân khúc mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận cho Vinamilk.
→ Giải pháp: Vinamilk nên tập trung triển khai đầu tư, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào từ những trang trại sữa organic và nguồn sữa thu mua tự nhiên: mở rộng quy mô các trang trại, phát triển đàn bò bữa, xây dựng các nhà máy với công nghệ mới… bên cạnh đó hãng cũng cần làm mới hình ảnh thương hiệu với những chiến lược marketing hiệu quả nhằm duy trì hình ảnh, mở rộng đối tượng khách hàng.
Cash Cow (Bò sữa)
- SBU sữa đặc:
SBU sữa đặc của Vinamilk là dòng sản phẩm xuất hiện khá sớm trên thị trường và cho đến thời điểm hiện tại, dòng sản phẩm sữa đặc của Vinamilk vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. SBU sữa đặc là dòng sản phẩm có thị phần cao nhưng mức tăng trưởng thấp nên cần có chính sách đầu tư phù hợp.
→ Giải pháp: Vinamilk nên tiếp tục duy trì đầu tư, đẩy mạnh các sản phẩm hướng tới phân khúc khách hàng bình dân và mở rộng cách kênh phân phối sản phẩm.
>>> Xem thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk
Kết luận
Bên cạnh mô hình SWOT của để biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thì ma trận BCG của Vinamilk sẽ giúp hãng nhận biết được những nhóm ngành sản phẩm của mình đang thuộc nhóm “ngôi sao” hay “dấu hỏi” để từ đó có những chiến lược phát triển riêng cho từng nhóm ngành. Đây cũng là ma trận được nhiều doanh nghiệp lớn tận dụng để phân chia nhóm hàng sản phẩm phù hợp cho từng phân khúc khách hàng cũng như nguồn lực đầu tư.
Phương Thảo - Marketing AI
Tổng hợp
Bình luận của bạn