Pepsi là một thương hiệu thực phẩm nổi tiếng toàn thế giới và cả ở Việt Nam.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình xác định và phân tích 5 yếu tố định hình và giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành nghề. Việc phân tích 5 áp lực cạnh tranh sẽ giúp xác định cấu trúc của ngành, từ đó xác định được chiến lược, xu hướng phát triển của công ty.
Là một "gã khổng lồ" trong ngành giải khát, Pepsi là một trường hợp tiêu biểu để những người kinh doanh học tập về mô hình 5 áp lực cạnh tranh.
Sau đây hãy cùng MarketingAI phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Pepsi để khám phá sự thành công của thương hiệu này nhé!
Tổng quan về Pepsi
Pepsi hay PepsiCo, Inc. là tập đoàn về thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Harrison, New York. Thương hiệu này được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công ty Pepsi-Cola và Frito-Lay, Inc.
Hiện nay, PepsiCo là thương hiệu nổi tiếng thế giới với các sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày, tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các loại đồ uống và thực phẩm với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoảng 1 tỷ đô la doanh thu bán lẻ hàng năm.
Dựa trên doanh thu thuần, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn thứ hai trên thế giới, sau Nestlé. Tại khu vực Bắc Mỹ, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn nhất tính theo doanh thu thuần.
Sau đây chúng ta hãy cùng phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Pepsi.
>>> Xem thêm: 3 ý tưởng marketing học từ Pepsi: Muốn thành công cần chấp nhận rủi ro
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Pepsi
Quyền thương lượng của nhà cung cấp
Có thể nói, Pepsi không gặp mấy áp lực đến từ các nhà cung cấp. Điều này dễ giải thích vì số lượng nhà cung cấp của hãng là rất nhiều và có mặt tại khắp các nơi trên thế giới, cùng với đó là chi phí chuyển đổi thấp.
Thêm vào đó, danh tiếng của một thương hiệu lớn như Pepsi cũng là thứ khiến cho các nhà cung cấp muốn duy trì các hoạt động kinh doanh của họ với hãng. Chính bởi vậy, Pepsi có quyền kiểm soát cao hơn đối với các nhà cung cấp của mình.
Quyền thương lượng của khách hàng
Khách hàng cá nhân không phải là đối tượng có ảnh hưởng lớn và không gây ra bất kì áp lực đáng chú ý nào đối với mô hình kinh doanh của Pepsi.
Các doanh nghiệp nhỏ và khách hàng cá nhân không có bất kỳ quyền thương lượng đáng kể nào. Nếu có, đó có thể các doanh nghiệp, nhà bán lẻ hay các nhà phân phối lớn.
Kể cả vậy, quyền thương lượng của những doanh nghiệp, nhà phân phối lớn này chỉ có khi họ mua sản phẩm với số lượng lớn. Các nhà bán lẻ như Costco có một số quyền thương lượng và ảnh hưởng khi họ mua hàng với số lượng lớn.
Hơn nữa, thị trường của Pepsi không tập trung trong một khu vực cụ thể mà trải rộng trên toàn thế giới. Do đó, một trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Pepsi là đến từ quyền thương lượng của khách hàng đối với thương hiệu là thấp.
Mối đe doạ đến từ các sản phẩm thay thế
Hiện nay, có không ít các sản phẩm đồ ăn, thức uống có thể thay thế cho các sản phẩm của Pepsi trên thị trường.
Chi phí chuyển đổi sang các sản phẩm này cũng thấp. Ngoài các sản phẩm của Coca Cola, nước trái cây, nước tăng lực và nhiều loại đồ uống khác là những sản phẩm thay thế của Pepsi.
Tuy nhiên, áp lực từ các sản phẩm thay thế này có phần thấp bởi Pepsi đã làm tốt phần hình ảnh thương hiệu và củng cố sự hiện diện của họ trên toàn cầu.
Thương hiệu này cũng đã đầu tư rất nhiều vào các chiến lược marketing để kiểm soát mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế.
Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế đều có chất lượng tốt, cũng như xu hướng sau đại dịch khi mọi người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn và lựa chọn những loại thực phẩm an lành hơn.
Bởi vậy, nhìn chung thì mối đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế gây ra một áp lực lớn khiến Pepsi phải cân nhắc và đưa ra những chiến lược phù hợp.
Mối đe doạ đến từ những doanh nghiệp mới tham gia
Để xây dựng nên một thương hiệu toàn cầu như Pepsi không phải là một điều dễ dàng và cũng không thể xây dựng trong ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình đầu tư lớn và sự nỗ lực.
Từ các hoạt động marketing cùng đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, tất cả đều cần một sự đầu tư rất lớn. Không chỉ vậy, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và có được lòng trung thành của khách hàng là một điều rất khó khăn.
Để cạnh tranh được trên toàn cầu với Pepsi thì là một điều gần như “không tưởng”, tuy nhiên Pepsi vẫn có thể gặp những thách thức cạnh tranh tại thị trường nội địa tại một số quốc gia.
Vì vậy, áp lực từ mối đe dọa của những doanh nghiệp mới gia nhập là không đáng kể so với một “ông lớn” như Pepsi.
Để có thể trở thành một công ty lớn trong ngành sản xuất nước ngọt là một điều không dễ dàng. Ngoài chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu, còn rất nhiều thách thức khác khiến người chơi mới nản lòng.
Kết luận
Với cách phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Pepsi, các nhà chiến lược cũng như những người quan tâm đến hoạt động của công ty này đã có thể hiểu được toàn cảnh về những gì có thể tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngành Đồ uống - Nước giải khát.
Dựa vào những phân tích này, những nhà quản lý có thể sớm xác định được những thay đổi xu hướng trên thị trường và có thể phản ứng nhanh chóng để khai thác các cơ hội mới nổi.
>>> Xem thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola có gì đặc biệt?
Bình luận của bạn