Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Grab - Niềm tự hào của start up Đông Nam Á

21 Thg 02

Những ngày cuối năm 2021 vừa qua, Grab đã gây sóng trong cộng đồng kinh doanh khi được coi là “phát súng” đầu tiên của startup Đông Nam Á chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ.  Vậy doanh...

Những ngày cuối năm 2021 vừa qua, Grab đã gây sóng trong cộng đồng kinh doanh khi được coi là “phát súng” đầu tiên của startup Đông Nam Á chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ. 

Vậy doanh nghiệp này có gì đặc biệt và đâu là bí quyết mang đến sự thành công cho Grab? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Grab qua bài viết sau đây.

Giới thiệu tổng quan về Grab

Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại có trụ sở tại Singapore. 

Được thành lập vào năm 2012, hiện nay Grab đã mở rộng thị trường và có mặt tại 8/11 quốc gia và gần 200 thành tại khu vực Đông Nam Á. 

Trụ sở của Grab tại Singapore

Trụ sở của Grab tại Singapore

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường App Annie, tính đến tháng 10/2021, hơn 40% điện thoại ở khu vực Đông Nam Á có cài đặt ứng dụng này. 

Xuất phát từ một ứng dụng đặt xe công nghệ, hiện Grab đã phát triển thành một siêu ứng dụng với nhiều chức năng được tích hợp thêm như: giao hàng, đặt đồ ăn, ví điện tử…

Tại Việt Nam, Grab đã chính thức có mặt trên thị trường đầu năm 2014 và hiện là một ứng dụng quen thuộc của nhiều người Việt. 

Vậy đâu là điều tạo nên những thành công của “chú kỳ lân khởi nghiệp” Grab, hãy cùng MarketingAI phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của ứng dụng này để hiểu thêm nhé! 

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Grab

Ý tưởng của Grab được bắt đầu từ một cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên được tổ chức bởi Đại học Harvard vào năm 2011. Ban đầu, dự án này nhằm mục đích thiết kế một ứng dụng di động kết nối trực tiếp những người cần tìm xe taxi gần vị trí của họ nhất trong môi trường đô thị đông đúc.

Sự thành công trong 10 năm qua của Grab không chỉ giúp việc di chuyển của các khách hàng trở nên dễ dàng và an toàn hơn mà còn giúp nâng cao thu nhập tiềm năng của tài xế và góp phần phát triển mạng lưới giao thông hiệu quả hơn. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Grab trong ngành

Xuất phát từ một ứng dụng gọi xe, tuy nhiên hiện nay Grab đã phát triển trở thành một siêu ứng dụng phục vụ từ xe ôm, taxi, giao hàng hóa, đồ ăn và thanh toán bằng ví điện tử Moca. 

Bước vào thị trường với tham vọng lớn, Grab đã thực hiện chiến lược thâu tóm khi tiến hành mua lại toàn bộ Uber tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh dịch vụ đặt xe trở nên gay gắt hơn khi ngày càng có nhiều ứng dụng khác ra đời.

Còn tại thị trường đầy tiềm năng, sôi động nhưng cũng không kém phần khốc liệt như Việt Nam, Grab đã chiếm tới hơn 70% thị phần tại thời điểm năm 2021. Khoảng 30% còn lại được chia đề cho Gojek, Be và các ứng dụng gọi xe khác. 

Grab, Be và Gojek tạo nên thế

Grab, Be và Gojek tạo nên thế "kiềng ba chân" khiến cho các đối thủ khác khó lòng cạnh tranh

Với sự tăng trưởng vượt bậc, rất nhiều nhà đầu tư đổ xô vào Grab và các đối thủ của Grab như Mai Linh, Be, GoViet (sau này là GoJek). Tuy nhiên, hiếm hãng xe nào trở nên có tầm ảnh hưởng, do các vấn đề như thiếu vốn và nguồn nhân lực, không có công nghệ.

Sau khi mua lại Go Việt và đổi tên, Go Jek - một đối thủ lớn đã tái xuất trên thị trường và thực hiện nhiều chiến dịch marketing rầm rộ, cạnh tranh trực tiếp với Grab, đặc biệt là trong những ngày đầu năm mới 2022. 

Trong khi đó, Be vẫn cần mẫn đuổi theo không bỏ cuộc. Còn các ứng dụng gọi xe khác tại Việt Nam hiện đã bị Grab bỏ xa. 

Sau khi giành được đa số thị phần và có được nguồn tài nguyên khách hàng to lớn, giờ đây, mảng gọi xe đã trở thành cơ sở để thúc đẩy các mảng khác của Grab phát triển. 

Grab ra mắt phương thức thanh toán GrabPay by Moca vào thàng 10/2018

Grab ra mắt phương thức thanh toán GrabPay by Moca vào thàng 10/2018

Những mảng đầu tư hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận như GrabFood, GrabPay/ Moca, GrabMerChant,… Grab giờ đây đã trở thành một hệ sinh thái, một siêu ứng dụng, cạnh tranh với các đối thủ từ gọi xe như Be, Gojek, giao đồ ăn như ShopeeFood, Baemin, cho đến ví điện tử như Momo, ZaloPay, VNPay…

Quyền thương lượng từ khách hàng

Có thể nói quyền thương lượng của các khách hàng Grab khá cao. Ứng dụng này có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thường xuyên, nhanh chóng giải quyết các nhu cầu của khách hàng. 

Khởi đầu bằng dịch vụ gọi xe công nghệ, tuy nhiên Grab cũng phát triển thêm các tiện ích khác để có thể đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng, ví dụ như giao hàng, gọi đồ ăn hay ví điện tử. 

GrabFood ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018

GrabFood ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018

Những phản hồi của khách hàng đều được Grab tiếp thu và liên tục cải thiện sản phẩm dịch vụ cho phù hợp. 

Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp

Grab là một ứng dụng trung gian giữa khách hàng và tài xế, do đó hoạt động của các tài xế được xem như điều kiện để hãng có thể phát triển. 

Khi gia nhập thị trường Việt Nam, có nhiều lần Grab đã thay đổi chính sách khiến cho nhiều tài xế đình công, phản đối bằng việc đồng loạt tắt app. Ví dụ có thể kể đến như các sự việc trong năm 2020 khi Grab quyết định tăng chiết khấu hay thay đổi chính sách.

Sau khi sự việc xảy ra, Grab cũng đã cho biết công ty đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp, đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng đang chi trả để trấn an dư luận.

Các tài xế Grab tắt ứng dụng, “vây” trụ sở vì hãng tăng chiết khấu lên gần 33% vào tháng 12.2020

Các tài xế Grab tắt ứng dụng, “vây” trụ sở vì hãng tăng chiết khấu lên gần 33% vào tháng 12.2020

Sự thay đổi này của Grab vẫn được xem là có phần chưa thỏa mãn nguyện vọng tài xế, nên nhiều người đã bày tỏ việc tìm công việc khác thay vì tiếp tục chạy Grab hoặc chuyển sang các nền tảng gọi xe khác. 

Tuy nhiên, Grab vẫn là một hệ sinh thái đã chiếm phần lớn thị trường, và có rất nhiều người coi tài xế Grab như một việc làm bán thời gian và nguồn cung tài xế đang rất dồi dào. Cho nên, sức ép và quyền thương lượng từ chính các tài xế thật sự là không đủ sức nặng đối với một doanh nghiệp trên đà lớn mạnh và chiếm ưu thế như Grab. 

Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế

Những ứng dụng gọi xe công nghệ như Grab vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. 

Tuy nhiên, mối đe dọa cho các sản phẩm của Grab có thể đến từ hệ thống phương tiện giao thông công cộng tại thành phố lớn ngày một phát triển với hệ thống bus, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm. 

Ngoài ra, việc giảm thuế ô tô tại Việt Nam trong thời gian qua cũng khiến cho giá ô tô đã giảm đáng kể và người dân dễ dàng tiếp cận với việc lái xe 4 bánh hơn. 

Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia 

Cho đến nay, Grab vẫn đang dẫn đầu trong thị phần gọi xe công nghệ Việt. Các ứng dụng xe của người Việt dường như “mất hút” trong thời gian qua, nhường chỗ cho những thương hiệu nước ngoài vừa mạnh về tài chính, vừa khỏe về công nghệ. 

Theo báo cáo của Google và Temasek từ cuối 2020, quy mô của thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Đến 2025, sân chơi này có thể đạt giá trị 4 tỷ USD.

Thị trường xe công nghệ tại Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn

Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn

Tuy nhiên, thị trường béo bở này đã có các gương mặt cũ “nhận phần”, mà nổi bật hơn cả là Grab. 

Grab có lượng dịch vụ hầu như phủ mọi mặt trận, từ gọi xe 4 bánh, 2 bánh, đến giao hàng, gọi đồ ăn hay các dịch vụ mới hơn như đi siêu thị hộ.

Bởi vậy, có thể nói những áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới tham gia của Grab tạm thời sẽ không quá cao, bởi 

Kết luận

Với những phân tích trên của MarketingAI, hy vọng bạn đã hiểu được những yếu tố chính trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Grab. Cho đến nay, Grab vẫn luôn được xem là “chú kỳ lân khởi nghiệp” thành công nhất tại Đông Nam Á. 

Tại Việt Nam, mặc dù có một vài tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của Grab trong cuộc chơi của các ứng dụng đặt xe công nghệ cũng như trong việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân. 

Xem thêm:

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.