Mindset là gì? Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự thay đổi nhanh chóng và không có cách nào ngoài việc thích nghi. Do đó việc thấu hiểu mindset của bản thân cũng như phát triển mindset của bản thân là điều vô cùng quan trọng. Vậy mindset là gì? Cùng MarketingAI tìm hiểu 3 xu thế chuyển đổi mindset mà nhà tiếp thị cần nắm vững.
Mindset là gì?
Mindset được hiểu là tư duy. Mindset đề cập đến việc bạn có tin rằng những phẩm chất như trí thông minh và tài năng là những đặc điểm cố định hay có thể thay đổi được.
- Những người có tư duy cố định (fixed mindset) tin rằng những phẩm chất này là bẩm sinh, cố định và không thay đổi được.
- Những người có tư duy tăng trưởng (growth mindset), mặt khác, tin rằng những khả năng này có thể được phát triển và tăng cường bằng cách cam kết và làm việc chăm chỉ.
Tư duy của bạn đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn đối phó với những thách thức của cuộc sống. Ở trường học, tư duy tăng trưởng có thể đóng góp cho thành tích lớn hơn và những nỗ lực gia tăng. Khi đối mặt với một vấn đề như cố gắng tìm một công việc mới, những người có tư duy tăng trưởng tỏ ra khả năng phục hồi cao hơn. Họ có nhiều khả năng kiên trì hơn đối với những thất bại trong khi những người có tư duy cố định thường có xu hướng từ bỏ.
Marketing Mindset là một phạm trù trong hệ thống tư duy dựa trên góc nhìn Marketing. Có một mindset phát triển trong lĩnh vực này cũng là một nhân tố để bạn có thể tiến xa hơn trong nghề. Dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu, khoa học đã chứng minh rằng cách chúng ta cảm nhận bản thân là nhân tố chính trong những gì chúng ta có thể đạt được. Nếu chúng ta thấy khả năng của mình là cố định, chúng ta có xu hướng không đi quá xa. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy khả năng của mình có thể vận động và thay đổi, ta sẽ làm việc để cải thiện chúng và đạt được sự xuất sắc.
Điều tương tự cũng có thể nói về một lĩnh vực như tiếp thị. Nếu bạn thấy các quy tắc là cố định, bạn sẽ có xu hướng bị giới hạn bởi các rào cản thông thường về thành tích. Nhưng nếu chúng ta thấy rằng các mô hình, ở một mức độ lớn, có một khả năng vô tận, chúng ta sẽ không bị trói buộc bởi hệ thống tư duy của chính mình.
Đó là lý do tại sao học cách thay đổi các mô hình tư duy của bản thân trong ngành marketing là cực kì quan trọng. Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự thay đổi nhanh chóng và không có cách nào ngoài việc thích nghi liên tục. Khái niệm về mindset là gì? chúng ta vừa được tìm hiểu khá chi tiết bên trên để chi tiết hơn hãy cùng tìm hiểu 3 xu thế chuyển đổi tư duy mà nhà tiếp thị cần nắm vững trong thời đại ngày nay.
>>> Xem thêm: Marketing hiện đại là gì? Định nghĩa, khái niệm, cách triển khaiMindset có những loại nào?
Nhà tâm lý học từ đại học Stanford Carol Dweck (2006) đã nghiên cứu về mindset và chỉ ra có 2 loại mindset.
1. Fixed mindset (tư duy bảo thủ): Những người có fixed mindset tin rằng mình được sinh ra đã có những khả năng, tư chất hoặc tài năng cố định không thể thay đổi được. Họ sẽ nhìn nhận thất bại là bằng chứng của việc họ không tiếp tục cố gắng nữa.
2. Growth mindset (tư duy cầu tiến): Những người có growth mindset tin rằng những khả năng, tài năng của bản thân có thể được rèn luyện và phát triển trong quá trình làm việc chăm chỉ và bền bỉ. Khi gặp thất bại, họ có thể không thay đổi được tình huống đó nhưng có thể nhìn nhận đó là 1 bài học để trưởng thành và tiếp tục cố gắng.
Mindset có quan trọng không?
Mindset của bạn sẽ ảnh hưởng lên cách bạn đối mặt và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Khi đối mặt với khó khăn, người có growth mindset sẽ không chùn bước, mà thể hiện sự nỗ lực vượt qua những trở ngại, trong khi những người có fixed mindset sẽ chọn bỏ cuộc.
Những người có fixed mindset còn có xu hướng tìm sự đồng thuận từ bên ngoài, theo giáo sư Carol Dweck. Còn người có growth mindset có sự khát khao học hỏi và khám phá, để trưởng thành. Họ sẽ nhìn nhận thất bại là cơ hội cho sự thay đổi và phát triển của bản thân.
Cũng cần chú ý rằng, môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến mindset. Những thông điệp mà chúng ta nhận được trong suốt cuộc đời đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành mindset.
Ví dụ về Mindset: Một đứa trẻ hay bị người lớn nói rằng chúng không thể học được môn này đâu, rằng chúng chẳng thông minh thì có thể sẽ tin rằng điều đó là thật và không cố gắng nữa.
Hiểu được tầm quan trọng của mindset, bạn có thể sẽ chú ý hơn đến lời nói, suy nghĩ của mình. Kể cả trong lời nói, hành động với con trẻ.
Nhà tiếp thị cần nắm vững 3 xu thế chuyển đổi mindset là gì?
Từ thu hút đến nắm giữ sự chú ý
Có thể gọi đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về lịch sử khi mà sự bùng nổ tiêu thụ sau chiến tranh và sự phát triển của TV như một phương tiện đại chúng đã xảy ra gần như cùng một lúc. Các nhà tiếp thị có thể tiếp cận một phần lớn dân số trên thế giới chỉ với một quảng cáo và người tiêu dùng sẽ nảy sinh mong muốn mua sản phẩm. Một thương hiệu với thông điệp đúng đắn sẽ đạt được doanh thu tức thời.
Vì vậy, thật dễ dàng để các nhà tiếp thị bị ám ảnh bởi quảng cáo và tạo ra nhận thức. Mặc dù họ hiểu rằng những thứ khác, chẳng hạn như khuyến mãi tại cửa hàng, phân phối thương hiệu và dịch vụ, cũng đóng vai trò cực kì quan trọng nhưng vẫn không thể bỏ qua tâm lý là mọi người càng biết nhiều hơn về sản phẩm của bạn, khả năng mua sản phẩm sẽ càng cao. Đó là một ý tưởng đơn giản, nhưng thực sự nó không hề sai, vì vậy các nhà tiếp thị luôn mắc kẹt với nó.
Sau đó, truyền hình cáp xuất hiện đã phân khúc khán giả và nhấn mạnh hơn vào việc nhắm mục tiêu. Các nhà tiếp thị hiện cần nghiên cứu thị trường để xác định các phân đoạn có giá trị, sau đó điều chỉnh kết hợp sản phẩm và thông điệp cho phù hợp. Tuy nhiên, bởi vì những phân khúc thị trường vẫn rất lớn, mọi thứ lại hoạt động chủ yếu theo cùng một cách. Nhận thức quan trọng hơn mọi thứ khác.
Tuy nhiên, ngày nay, công nghệ kỹ thuật số đã phá vỡ mô hình đó. Bây giờ, khi bạn tạo ra một thông điệp tạo ra nhận thức, nó không dẫn tới việc đưa khách hàng tới cửa hàng của bạn, mà lại để tìm kiếm hành vi trực tuyến. Hành vi này, lần lượt, sẽ được theo dõi bởi các đối thủ cạnh tranh của bạn, những người sau đó sẽ nhắm mục tiêu lại những khách hàng tương tự với các ưu đãi mới.
Nói cách khác, bằng cách dựa vào nhận thức, về cơ bản bạn sẽ cung cấp dịch vụ tạo khách hàng tiềm năng cho đối thủ. Và điều đó có nghĩa nhà tiếp thị cần liên tục nắm giữ sự chú ý của doanh nghiệp chứ không phải chỉ đơn thuần thu hút sự chú ý.
Từ việc đưa ra thông điệp đến việc thiết kế trải nghiệm
Trong nhiều thập kỷ, sau khi hiểu mindset là gì các nhà tiếp thị đã tập trung vào việc tạo ra đúng thông điệp và đưa nó vào đúng người tiêu dùng vào đúng thời điểm. Đối với hầu hết các thương hiệu, điều này đã được chứng minh là một chiến lược thành công. Việc truyền đạt lợi ích của thương hiệu là một cách hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng thế giới đã thay đổi và chúng ta cần phải suy nghĩ lại chiến lược tiếp thị đó.
Ngày nay, người tiêu dùng có thể tương tác với các thương hiệu thông qua các trang web và điện thoại di động cũng như trong một môi trường bán lẻ truyền thống. Từ hầu như bất kỳ địa điểm nào, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, họ có thể thu thập thông tin, đặt câu hỏi, đưa ra các tùy chọn và tiến hành mua hàng. Không nên ngạc nhiên khi bây giờ khách hàng trông đợi nhiều hơn vào những thông điệp thông minh hay sáng tạo.
Khách hàng cho doanh nghiệp cơ hội để phục vụ họ tốt hơn bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực, thông qua việc sử dụng dữ liệu, công nghệ hoặc thậm chí là truyền miệng. Do đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn cuộc sống của khách hàng bằng việc thiết kế những trải nghiệm tuyệt vời.
Công nghệ kỹ thuật số đã cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và tài nguyên để thực hiện tất cả điều này. Khả năng của doanh nghiệp để tạo ra và xuất bản nội dung, thu thập và phân tích dữ liệu và tương tác với người tiêu dùng trong thời gian thực ngoài những gì mọi người có thể tưởng tượng trong một thập kỷ trước.
Từ việc kiểm soát quảng cáo đến thiết kế giao diện
Thế hệ những nhà tiếp thị trước đã học cách tối ưu hóa chiến lược marketing, đặc biệt là chiến dịch truyền hình bằng cách mua phương tiện tiếp cận cao. Đó là lý do tại sao chương trình hàng đầu có thể bán với mức phí cao. Nó không chỉ cho phép bạn tiếp cận được nhiều người xem hơn với mỗi điểm, nhưng kết quả là có thể có những người đã liên tục xem đi xem lại quảng cáo của bạn, nhưng cũng có những người lại không xem lần nào.
Vì vậy, các thế hệ nhà tiếp thị đã học cách tối ưu hóa chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch truyền hình bằng cách mua phương tiện tiếp cận cao. Đó là lý do tại sao chương trình hàng đầu có thể bán với mức phí cao. Nó không chỉ cho phép bạn tiếp cận được nhiều người hơn với mỗi điểm, mà còn khiến bạn ít có khả năng trùng lặp đối tượng và kết thúc là hiển thị quá nhiều điểm cho cùng một người.
Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật số ngày nay cho phép doanh nghiệp tiếp cận mọi người một cách dễ dàng và bởi vì có quyền kiểm soát nhiều hơn số lần xem quảng cáo, hay sự trùng lặp. Đối với hầu hết các chiến dịch, nhà quảng cáo có thể tiếp cận với những người họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn. Bây giờ, vấn đề là người tiêu dùng bị lôi cuốn vào quảng cáo khiến họ trở nên bị choáng ngợp.
Đó là lý do tại sao điểm quan trọng đối với người tiêu dùng không còn là thông điệp thương hiệu, mà là giao diện thương hiệu. Doanh nghiệp có thể kết nối với người tiêu dùng chưa từng thấy trước đây và khiến họ nhấp vào quảng cáo hoặc tải xuống ứng dụng, nhưng tất cả sẽ chỉ là một cú nhấp chuột nếu họ không hứng thú với giao diện của thương hiệu. Trừ khi trải nghiệm ban đầu liền mạch, thân thiện và hấp dẫn, họ sẽ tìm kiếm bạn nhiều hơn.
>> Đọc thêm: Procurement là gì?Phát triển mindset trong marketing như thế nào?
Gây chú chú, tạo luôn cuốn
Marketing luôn giúp khách hàng nhận biết sản phẩm bằng các chiến lược, công cụ quảng cáo online và offline. Tuy nhiên, khi bạn tạo ra thông điệp thì các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ theo dõi và bổ sung thêm các đặc điểm nổi bật mang tính cạnh tranh cao. Vì vậy, bạn đang gián tiếp cung cấp khách hàng tiềm năng cho đối thủ. Nên marketer thường có xu hướng giữ sự chú ý của khách hàng đến doanh nghiệp không chỉ là sản phẩm
Đưa thông điệp truyền thông và trải nghiệm người dùng
Các nhà tiếp thị thường đưa ra thông điệp truyền thông và triển khai đúng thời điểm tạo ra thành công. Tuy nhiên, khách hàng có thể tương tác với các thương hiệu qua các kênh online, điện thoại...để tìm kiếm thông tin, đưa ra ý kiến và liên hệ trực tiếp với thương hiệu. Vì thế, marketer cần quan tâm đến trải nghiệm người dùng trên nền tảng online.
Kiểm soát quảng cáo đến thiết kế giao diện
Quảng cáo trên truyền hình là điều mà các marketer thường hướng đến. Ngày nay, các hình thức quảng cáo được cải tiến trên mạng như: facebook, tiktok... khiến cho đối tượng mục tiêu cảm thấy choáng ngợp. Vì vậy, Marketer không tập trung vào số lượng nữa mà đầu tư thiết kế giao diện quảng cáo sao cho độc đáo, thú vị để thu hút khách hàng
Kết luận
Như vậy trên đây là những chia sẻ về mindset là gì? Cũng như những vấn đề liên quan đến mindset. Trên thực tế, việc phát triển tư duy tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn và có những chiến dịch thành công xuất sắc hơn. Để có thể lấn sâu vào ngành nghề truyền thông quảng cáo, các nhà tiếp thị cần liên tục đổi mới tư duy sáng tạo của bản thân để có thể đem tới khách hàng những chiến lược, sản phẩm tuyệt vời nhất.
Bình luận của bạn