Marketing Specialist là gì? Cần gì ở một Marketing Specialist trong thời đại 4.0?

Trong hầu hết mọi doanh nghiệp, thuật ngữ Marketing Specialist đã trở nên cực kỳ phổ biến và là vị trí không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Vậy liệu bạn đã thật sự hiểu về Marketing Specialist là...

Trong hầu hết mọi doanh nghiệp, thuật ngữ Marketing Specialist đã trở nên cực kỳ phổ biến và là vị trí không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Vậy liệu bạn đã thật sự hiểu về Marketing Specialist là gì? Khái niệm này không hề mới mẻ, nhưng với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vị trí Marketing Specialist là gì lại thường bị nhầm lẫn với các vị trí khác.

Marketing hiện đang trở thành một lĩnh vực cực kỳ thịnh hành trong xã hội, minh chứng là rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường tìm đến lĩnh vực Marketing để thử sức mình. Trong đó, Marketing Specialist được xem như mục tiêu phấn đấu của các Marketer. Vậy công việc của một Marketing Specialist là gì, cũng như các kỹ năng và yếu tố cần có ở một Marketing Specialist, tất cả sẽ được MarketingAI mô tả chi tiết trong bài viết dưới đây 

Marketing Specialist là gì?

Marketing Specialist là gì? Đây là một thuật ngữ tiếng Anh của một vị trí chuyên gia về Marketing (Tiếp thị) trong doanh nghiệp. Marketing Specialist mang nghĩa là: chuyên gia hoạch định chiến lược, kế hoạch tiếp thị và chiến dịch bán hàng. Những người mang chức danh này có thể là một chuyên gia về một lĩnh vực nhất định, chủ yếu là trong Digital Marketing như là: SEO, chạy quảng cáo, social media,... Chính vì vậy mà ngày nay đã xuất hiện thêm một khái niệm là Digital Marketing Specialist và nó đã và đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay, về cơ bản thì cả hai thuật ngữ này đều chung một nghĩa. 

Marketing Specialist là gì?

Marketing Specialist là gì?

>>> Xem thêm: Marketing Executive là gì

Kỹ năng cần có của người làm Marketing Specialist

Sau khi hiểu được Marketing Specialist là gì, vậy một người làm ở vị trí này sẽ cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng đầu tiên và cũng là cơ bản nhất của bất kỳ Marketing Specialist chính là kiến thức về Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng. Không chỉ vậy, một Marketing Specialist còn phải sở hữu những kỹ năng khác như:

  • Lên kế hoạch, thiết lập KPI cho team và quản lý thời gian
  • Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt
  • Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường để đánh giá thị trường, đối thủ, khách hàng
  • Branding và Social Media (Xây dựng thương hiệu và truyền thông trên nền tảng mạng xã hội)
  • Nhạy bén với các xu hướng Marketing mới cũng như các xu hướng trong xã hội - Nhịp sống trong xã hội ngày một nhanh hơn, chính vì vậy mà thị trường biến động liên tục và Marketing phải là yếu tố bắt kịp đầu tiên với xu hướng. 
  • Tư duy chiến lược: Marketing Specialist là người cần sở hữu kỹ năng lên kế hoạch và thiết lập KPI cho team, chính vì vậy mà tư duy chiến lược là một yếu tố cần phải có ở vị trí này. Một Marketing Specialist sở hữu tư duy chiến lược sẽ có khả năng lên các kế hoạch, phương án dự phòng cho nhiều tình huống xảy ra để giúp công việc diễn ra theo chiều hướng thuận lợi nhất, mang về hiệu quả cao nhất.
  • Phân tích dữ liệu: Mọi thông tin nếu không có con số, dữ liệu chứng minh thì không hề có tính xác thực và trong Marketing điều này càng chính xác hơn. Thử tưởng tượng, một chiến dịch Marketing mà không có số liệu thì không thể nào đo lường được liệu chiến dịch đó có thành công hay không. Chính vì vậy mà phân tích dữ liệu là một yếu tố rất quan trọng với một người làm Marketing Specialist. Việc nắm rõ các công cụ phân tích dữ liệu sẽ giúp người làm Marketing hiểu được chính xác nhu cầu của khách hàng và thị trường ở thời điểm hiện tại, cũng như đưa ra những nhận định trong tương lai để từ đó vạch ra một kế hoạch chi tiết, mang về hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: Marketing và Branding: Bạn đã thực sự phân biệt được chúng?

Kiến thức cần có của người làm Marketing Specialist

Sau hai phần trên, có thể thấy rằng để trở thành một Marketing Specialist yêu cầu rất nhiều kỹ năng và kiến thức về Marketing. Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và để thực hiện tốt vai trò này, bạn cần phải nắm chắc các kiến thức căn bản về Marketing, bao gồm:

SEO

SEO đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng với Marketing hiện đại, chính vì vậy mà một Marketing Specialist không thể nào không biết về kiến thức SEO. Hiện nay, công cụ tìm kiếm đã trở thành một thứ cực kỳ với người dùng Internet ngày nay để tra cứu thông tin (Google, Bing, Baidu,...) chính vì vậy mà việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) càng trở nên quan trọng hơn, bởi lẽ nó giúp tăng độ nhận diện, traffic (lưu lượng truy cập) cũng như tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: SEO Onpage 2020: Cẩm nang toàn tập cho các SEOer cần nắm bắt
SEO

(Nguồn: freepik)

Email Marketing

Trước kia, Email thường là công cụ trao đổi và liên lạc giữa doanh nghiệp với ứng viên, đối tác, khách hàng, hoặc giữa bạn bè, người thân với nhau. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, nó còn được sử dụng như một kênh Marketing cực kỳ hiệu quả, mục đích là để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Ngày nay đã có rất nhiều công cụ, nền tảng về Email Marketing (Mailchimp, GetResponse,...) rất phổ biến, trong đó một Marketing Specialist cần biết cách triển khai một chiến dịch Email Marketing thật hiệu quả.

Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trong Marketing là một thứ không thể thiếu và trong thời đại ngày nay, chạy quảng cáo trực tuyến là kỹ năng vô cùng cần thiết. Một Marketing Specialist phải là người có khả năng giúp doanh nghiệp có khả năng tự chạy quảng cáo thay vì phải mất một khoản phí. Việc chạy quảng cáo trực tuyến mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Dĩ nhiên việc chạy một chiến dịch quảng cáo không quá khó, thế nhưng để mang lại hiệu quả thật sự thì kinh nghiệm lâu năm là điều rất cần thiết.

Quảng cáo trực tuyến

(Nguồn: thebalancesmb)

Marketing mạng xã hội (Social Media Marketing)

Chúng ta đang sống trong thời điểm mạng xã hội phát triển mạnh mẽ nhất, chính vì vậy mà mạng xã hội đã trở thành kênh Marketing quan trọng bậc nhất mà không một Marketer nào được phép bỏ qua. Sức lan tỏa của mạng xã hội là vô cùng lớn, nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên để có thể thực hiện Marketing trên mạng xã hội một cách hiệu quả, yêu cầu đặt ra ở đây cho một Marketing Specialist chính là nắm rõ được cách vận hành và sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau (Facebook, Instagram, TikTok, YouTube,...)

Marketing mạng xã hội (Social Media Marketing)

(Nguồn: Medium)

>>> Có thể bạn quan tâm: Mạng xã hội là gì

Chức năng và nhiệm vụ của người làm Marketing Specialist là gì?

Sau khi biết được những yêu cầu về kỹ năng và yếu tố cần có của một người làm Marketing Specialist là gì, vậy những người giữ vị trí này sẽ có chức năng và nhiệm vụ gì? Dễ hiểu nhất thì một Marketing Specialist giống như một người thủ lĩnh, chịu trách nhiệm chính trong các chiến dịch Marketing cũng như là người hoạch định chiến lược thực thi chiến dịch. Cụ thể, một Marketing Specialist sẽ có những nhiệm vụ chính sau:

  • Thu thập thông tin, phản hồi và ý kiến của khách hàng: Điều này giúp đội ngũ Marketing của doanh nghiệp có thể hiểu chính xác được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp với thị hiếu của nhóm khách hàng tiềm năng
  • Thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm trên thị trường: Điều này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về thị trường cũng như vị thế của bản thân trong thị trường đang ở đâu
  • Lập báo cáo: Như đã đề cập từ đầu, sau mỗi chiến dịch Marketing thì nó luôn cần những con số để thể hiện được hiệu suất, biết được chiến dịch đó thành công hay không. Chính vì vậy mà việc lập báo cáo là một nhiệm vụ bắt buộc với bất kỳ Marketing Specialist nào, thể hiện cho ban lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy những kết quả đạt được
  • Phối hợp với các bộ phận khác: Để thực hiện bất kỳ chiến dịch Marketing nào thì cũng cần sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà một Marketing Specialist sẽ là người biết cách kết nối các phòng ban với nhau để công việc diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất

Người làm Marketing Specialist có thể làm những gì?

Marketing Specialist là một công việc rất hot và thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Hiện nay, các doanh nghiệp có rất nhiều chức danh để gọi Marketing Specialist nhưng chúng đều có ý nghĩa giống nhau. Người làm Marketing Specialist có mức độ kinh nghiệm khác nhau thì sẽ có tên gọi khác nhau và làm những công việc sau. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp, các công việc về Marketing được chia nhỏ và phân chia theo chức năng khác nhau. MarketingAI tổng hợp một số công việc liên quan tới Marketing theo 5 cấp bậc mà các bạn yêu thích vị trí Marketing Specialist có thể tham khảo:

Cấp độ 1: Marketing Coordinator (Nhân viên điều phối Marketing)

Các vị trí liên quan:

  • Marketing Assistant (Trợ lý Marketing)
  • Marketing Specialist (Chuyên viên Marketing)
  • Social Media Specialist (Chuyên viên truyền thông mạng xã hội)
  • Marketing Intern (Thực tập Marketing)

Cấp độ 2: Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Các vị trí liên quan:
  • Social Media Manager (Quản lý phương tiện truyền thông xã hội)
  • Brand Manager (Quản lý thương hiệu)
  • Product Marketing Manager (Quản lý Marketing sản phẩm)
  • Digital Marketing Manager (Quản lý Marketing kỹ thuật số)
  • Advertising Manager (Quản lý quảng cáo)
  • Online Marketing Manager (Quản lý tiếp thị trực tuyến)
Người làm Marketing Specialist có thể làm những gì?

(Nguồn: Northeastern University)

Cấp độ 3: Marketing Director (Trưởng phòng Marketing)

Các vị trí liên quan:
  • Director of Marketing (Trưởng phòng Marketing)
  • Social Media Director (Trưởng phòng truyền thông xã hội)
  • Advertising Director (Trưởng phòng quảng cáo)
  • Digital Marketing Director (Trưởng phòng Marketing kỹ thuật số)
  • Marketing Communications Director (Trưởng phòng truyền thông Marketing)
  • Marketing and Sales Director (Trưởng phòng Marketing và bán hàng)

Cấp độ 4:  VP of Marketing (Phó giám đốc Marketing)

Các vị trí liên quan:
  • VP of Online Marketing (Phó giám đốc Marketing trực tuyến)
  • VP of Sales and Marketing (Phó giám đốc Marketing và bán hàng)
  • Marketing Vice President (Phó giám đốc Marketing)

Cấp độ 5: Chief Marketing Officer (Giám đốc Marketing)

Các vị trí liên quan:
  • CMO (Giám đốc Marketing)
  • Senior Vice President of Marketing (Phó giám đốc Marketing cấp cao)

Cơ hội và thách thức cho Marketing Specialist tại Việt Nam

Thế giới nói chung và tại Việt Nam đang hướng đến việc toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế hội nhập với các nước khác, điều này mở ra thực trạng ngày càng có nhiều doanh nghiệp được hình thành và phát triển. Hệ quả là sức cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Như một lẽ, để doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trước tình trạng này thì công tác nghiên cứu, phân tích thị trường cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Trong đó Marketing Specialist - những người có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ trở thành “món hàng nóng” được doanh nghiệp săn đón ráo riết. 

Cơ hội và thách thức cho Marketing Specialist tại Việt Nam

(Nguồn: Internet)

Không chỉ vậy, chúng ta đang sống trong thời đại Internet và công nghệ phát triển mạnh mẽ, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới cách làm Marketing ngày nay. Cụ thể là sự xuất hiện của nhiều công cụ và nền tảng Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing). Áp dụng Internet vào trong Marketing đồng nghĩa doanh nghiệp có thể mở rộng sức ảnh hưởng lên cấp độ toàn cầu. Điều này đặt ra một thách thức cho các Marketing Specialist ngày nay là tính cạnh tranh trong chính thị trường lao động cũng trở nên gay gắt hơn. Nó có nghĩa là nếu một Marketing Specialist muốn giữ được vị trí của mình trong doanh nghiệp thì người đó cần liên tục trau dồi và nâng cao kỹ năng của bản thân. Xã hội phát triển từng ngày, công nghệ ngày một hiện đại và một Marketer cần phải nhạy bén với thời cuộc để bắt kịp với xu thế thời cuộc nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Dĩ nhiên, đó là con đường không hề dễ dàng thế nhưng phần thưởng là vô cùng xứng đáng khi một Marketing Specialist là vị trí rất được trọng dụng trong một doanh nghiệp, đồng nghĩa mức lương của bạn sẽ rất cao và có thể được thăng cấp trong tương lai. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Digital Marketing là gì

Tạm kết

Vậy là MarketingAI vừa giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật thông tin về Marketing Specialist là gì. Có thể thấy rằng đây là một vị trí vô cùng quan trọng với bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn. Marketing đã và vẫn đang là một lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn cho con đường sự nghiệp, trong đó Marketing Specialist có thể xem như một mục tiêu để phấn đấu khi những cơ hội mà vị trí này mang lại là khá lớn.

Một Marketing Specialist dày dạn kinh nghiệm và kĩnh năng sẽ luôn được doanh nghiệp săn đón nhiệt tình, đổi lại là những yêu cầu đối với vị trí này cũng không phải đơn giản và luôn đòi hỏi sự thay đổi, nhạy bén với xu hướng mới. Suy cho cùng, một vị trí với mức lương cao thì dĩ nhiên không thể nào đơn giản và dễ dàng rồi phải không. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu chính xác vị trí Marketing Specialist là gì, cũng như nhiệm vụ và những yêu cầu về kỹ năng mà một người đảm nhận vị trí này cần có.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mức lương các vị trí Marketing & Sales tại Việt Nam năm 2020

Tuấn Anh - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.