Marketing phân biệt là gì? Một chiến lược marketing phân biệt bao gồm những bước nào? Đánh giá ưu và nhược điểm của marketing phân biệt cùng Marketing AI trong bài viết dưới đây nhé!
Trong marketing, vô số chiến lược mà một doanh nghiệp có thể triển khai để chạm đến khách hàng và đạt được mục tiêu của mình. Thông thường, có 3 cách chính để tiếp cận khách hàng. Đó là: marketing phân biệt, marketing không phân biệt và marketing tập trung.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về marketing phân biệt là gì và cách phân biệt loại hình marketing này với các chiến lược marketing khác!
Marketing phân biệt là gì?
Marketing phân biệt (differentiated marketing) là chiến lược marketing được doanh nghiệp tạo ra để thu hút từ hai phân khúc khách hàng mục tiêu trở lên. Chiến lược marketing này giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng tỷ lệ tiếp cận đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và từ đó tăng doanh thu.
Phương thức marketing phân biệt được đánh giá là phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có thị trường phân khúc rõ ràng, mỗi thị trường lại sở hữu đặc điểm riêng, dễ tạo ra chiến dịch marketing có nhiều sự khác biệt dựa trên các đặc điểm đó.
Mass Marketing là gì?
Chiến lược marketing phân biệt là gì?
Vậy thế nào là một chiến lược marketing phân biệt? Đặc điểm của chiến lược marketing phân biệt là nhắm đến phân khúc thị trường khác nhau với các dịch vụ hoặc sản phẩm riêng biệt dành riêng cho thị trường này. Do đó, nhiều người còn gọi đây là chiến lược marketing đa phân khúc.
Chiến lược marketing phân biệt mang lại lợi ích riêng cho từng tệp và phân khúc khách hàng bởi khả năng nhắm trúng nhu cầu của nhóm khách hàng đó. Khi sử dụng chiến lược marketing này, doanh nghiệp sẽ linh hoạt sử dụng các phương pháp marketing phân biệt cho các khách hàng trên từng phân khúc thay vì dùng một chiến lược cho một thị trường mục tiêu.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn muốn làm về nhóm sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên, chiến lược marketing phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp nhắm đến một số phân khúc khách hàng. Nhóm phân khúc đó có thể là người bảo vệ môi trường và lối sống xanh, người yêu thích các sản phẩm tự nhiên, người quan tâm đến sức khoẻ,...
Theo đó, mỗi phân khúc khách hàng sẽ có cách marketing khác nhau. Sự khác biệt tiêu biểu nằm ở phương thức cung cấp sản phẩm, giá thành, cách phân phối sản phẩm,...
Marketing không phân biệt là gì?
Tồn tại song song cùng marketing phân biệt là marketing không phân biệt. Marketing không phân biệt là gì và từ khái niệm này, làm thế nào để chỉ ra ưu nhược điểm của marketing không phân biệt?
Marketing không phân biệt (undifferentiated marketing) hay còn được gọi là marketing đại chúng. Trái ngược với marketing phân biệt, marketing không phân biệt xoá nhoà rào cản giữa các phân khúc khách hàng. Đích đến của phương thức marketing này là làm hài lòng số đông trong nhóm khách hàng mục tiêu.
Các hình thức marketing này khá phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu như xăng, thực phẩm, nước,... Hoặc các doanh nghiệp hướng đến tệp khách hàng lớn không có quá nhiều khác biệt giữa các phân khúc với nhau.
Marketing bản địa hóa là gì?
Chiến lược Marketing không phân biệt là gì?
Mục tiêu của chiến lược marketing không phân biệt không phải làm hài lòng mọi khách hàng mục tiêu. Phương thức này nhắm đến làm hài lòng đại đa số khách hàng ở một thị trường nhất định. Marketing không phân biệt có cái nhìn toàn cảnh hơn và đáp ứng nhu cầu của phần lớn thị trường.
Ví dụ sản phẩm của doanh nghiệp bạn là một loại tã dành cho trẻ nhỏ muốn áp dụng marketing không phân biệt. Khi đó, các chiến dịch marketing hướng đến mục tiêu là chạm được đến nhiều khách hàng nhất có thể.
Ưu và nhược điểm của marketing không phân biệt
Không có chiến lược marketing nào là hoàn hảo. Mỗi một chiến lược marketing lại có ưu và nhược điểm riêng. Tương tự, marketing không phân biệt cũng có những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần thay thế.
Từ ưu và nhược điểm trên có thể rút ra kết luận rằng marketing không phân biệt ưu tiên các “ông lớn” cả về tiềm lực kinh doanh đến danh tiếng nhất định trong ngành hàng. Chiến lược marketing này thường là “sân chơi” của riêng các nhãn hàng nhiều kinh nghiệm, mục tiêu nhắm đến là toàn bộ thị trường hoặc trở thành thương hiệu “quốc dân”.
Ví dụ về undifferentiated marketing (marketing không phân biệt)
Từ định nghĩa về marketing phân biệt là gì cũng như marketing không phân biệt và phân tích ưu - nhược điểm của chiến lược marketing này, bạn có thể dễ dàng hình dung về những doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược này trước đó.
Ví dụ lớn nhất có thể kể đến hãng sữa Vinamilk - nhãn hiệu sữa của người Việt lớn nhất về doanh thu và thị phần. Vinamilk áp dụng marketing không phân biệt để sản phẩm chủ đạo là sữa của thương hiệu này chạm đến nhiều trẻ em Việt Nam nhất có thể.
Nhờ có mức giá phù hợp túi tiền của phần đông dân Việt Nam, lại kinh nghiệm “chinh chiến” ở mảng sữa không chỉ tại Việt Nam mà ở quốc tế, Vinamilk đã cho thấy với một nhãn hàng lớn, marketing không phân biệt có sức mạnh lớn đến thế nào.
Chiến lược marketing của Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam
Sự khác nhau về marketing phân biệt và không phân biệt
Qua những phân tích phía trên, về cơ bản có thể tạm rút ra sự khác nhau về marketing phân biệt và không phân biệt. Sự khác biệt này chủ yếu nằm ở thị trường mục tiêu, giá thành sản phẩm, phương thức cung cấp và phân bố sản phẩm.
Tạm kết
Có thể thấy được rằng điều phân tách lớn nhất giữa hai phương thức marketing trên là tệp khách hàng mục tiêu. Do đó, lời khuyên cho doanh nghiệp trước khi ra mắt sản phẩm hoặc trước khi chạy một chiến dịch marketing là hãy xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu của mình và hiểu rõ sản phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường.
Sau khi tìm hiểu marketing phân biệt là gì bạn hiểu được marketing phân biệt hay marketing không phân biệt đều chỉ là công cụ của người làm marketing và doanh nghiệp. Do vậy, cần phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu và tìm hiểu thị trường cũng như sản phẩm thật sâu để tránh xảy ra sự cố hoặc không đạt được kết quả như mong muốn khi triển khai các chiến lược marketing.
Cẩm Tú - Marketing AI
Tổng hợp
Bình luận của bạn