cover

Livestream "chìa khóa vàng" bứt phá doanh số ngày Lễ Độc thân 11/11

23 Thg 11

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng nhờ sự phát triển của internet và thương mại điện tử, các cơ hội mới đã mở ra cho các công ty trong...

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng nhờ sự phát triển của internet và thương mại điện tử, các cơ hội mới đã mở ra cho các công ty trong thời điểm khó khăn này.

Ngày Độc thân hay còn gọi là Double 11 của Alibaba thường là một sự kiện kéo dài 24 giờ vào ngày 11 tháng 11. Tuy nhiên, năm nay, Ngày Độc thân kéo dài gần hai tuần, từ ngày 1/11 đến ngày 11/11. Tổng khối lượng hàng hóa trong khoảng thời gian này được Alibaba công bố đạt 74,1 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với 38 tỷ đô la trong khoảng thời gian 24 giờ vào ngày 11/11 năm 2019. Và con số này vượt xa đối thủ nửa kia thế giới - Amazon với mức doanh thu khá khiêm tốn khi chỉ đạt 10.4 tỷ đô la.

Livestream "chìa khóa vàng" bứt phá doanh số ngày Lễ Độc thân 11/11- Ảnh 1.

Con số ấn tượng ngày đầu tuần lễ Độc thân 11/11 năm 2020. Ảnh: businesstimeschina

Khoảng 800 triệu người đã tham gia mua sắm vào ngày 11.11 năm nay. Giai đoạn cao điểm, số lượng đơn đặt hàng mỗi giây lên tới 583.000 đơn.

Ngày Độc thân 11/11 không chỉ dành riêng cho người tiêu dùng Trung Quốc mà nó đã trở thành ngày hội mua sắm toàn cầu. Double 11 được bắt đầu vào năm 2009 chỉ với sự tham gia của 27 thương gia, là sự kiện để các thương hiệu và người tiêu dùng nâng cao nhận thức về giá trị của mua sắm trực tuyến.

Năm nay, chỉ trong vòng 24 giờ ngày 11/11 Alibaba’s Tmall, trang web B2C, đã cung cấp 16 triệu sản phẩm từ hơn 250.000 thương hiệu đến từ 89 quốc gia, trong đó có 31.000 thương hiệu nước ngoài.

Thực phẩm chức năng đứng đầu danh sách các sản phẩm nhập khẩu được người tiêu dùng Trung Quốc mua nhiều nhất từ đầu năm đến nay, tiếp theo đó lần lượt là sản phẩm chăm sóc da, sữa bột cho trẻ sơ sinh và trẻ 12 tháng tuổi trở lên.

Ngoài các thương hiệu nội địa, người tiêu dùng chủ yếu mua các sản phẩm đến từ Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc và Anh.

Thuật ngữ “giải trí mua sắm” (hay có thể hiểu là “thương mại giải trí”) thường được sử dụng để mô tả sự kết hợp giữa giải trí và thương mại đặc trưng cho việc phát trực tiếp ở Trung Quốc và ngày càng mở rộng sang khu vực Đông Nam Á. Không giống như ở phương Tây, khi livestream là nơi cung cấp tin tức nóng hổi và các trò giải trí khác, thì ở Trung Quốc và Đông Nam Á, nó được sử dụng như một nền tảng để giới thiệu và bán sản phẩm.

Tại Trung Quốc, một trong những công cụ đắc lực giúp kích doanh số trong mỗi mùa Sale 11/11 không thể không kể đến Taobao Live - một ứng dụng dịch vụ livestream được tích hợp vào Ứng dụng Taobao, được chia thành các danh mục khác nhau như ẩm thực, du lịch, phong cách sống,...

Livestream "chìa khóa vàng" bứt phá doanh số ngày Lễ Độc thân 11/11- Ảnh 2.

Doanh thu Taobao Live ghi nhận con số ấn tượng. Ảnh: hotpotchina

>> Xem thêm: Đánh giá ma trận sale 11/11 qua các năm: thắng đậm với những con số kỷ lục

Vai trò quan trọng của công nghệ, đặc biệt là thông qua phát trực tuyến trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Giám đốc tiếp thị của Alibaba, Chris Tung cho biết Ngày Độc thân 2020 sẽ có "tư duy khác biệt" và "nhiều đổi mới hơn".

Theo dữ liệu Taobao Live mới nhất, tổng khối lượng hàng hóa do nền tảng này tạo ra đã tăng 150% mỗi năm trong ba năm liên tiếp. Vào cuối năm 2019, người tiêu dùng đã dành hơn 350.000 giờ mỗi ngày để xem nội dung trên nền tảng này. Trong khi đó, số tài khoản đăng ký mới tăng gần gấp đôi.

Việc sử dụng nền tảng livestream tiếp tục tăng mạnh trong thời gian gần đây, khi các thương hiệu và doanh nghiệp phải chịu hậu quả từ đại dịch Covid-19 đang dần chuyển hướng sang livestream để tiếp tục hoạt động kinh doanh.

'Tương lai của mua sắm sẽ năng động hơn, tương tác hơn và được thúc đẩy bởi phản hồi theo thời gian thực. Livestream cung cấp một cái nhìn về tương lai đó và những khả năng mới' - Yuan, người đứng đầu hoạt động nội dung của Taobao Live cho biết.

Alibaba nâng cao hơn nữa trải nghiệm bằng cách cung cấp các máy chủ ảo điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Công ty cũng cung cấp bản dịch thời gian thực sang bốn ngôn ngữ phổ biến. Vào tháng 2/2020, Taobao Live đã loại bỏ phí đăng ký đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Kết quả là số lượng người đăng ký nền tảng này đã tăng 719% so với tháng trước.

Lazada - nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của Alibaba tại Đông Nam Á, đã giới thiệu tính năng phát trực tiếp vào tháng 3 để kỷ niệm 7 năm thành lập, đánh dấu sự gia nhập của Đông Nam Á vào thế giới “giải trí”. Shopee tiếp nối vào tháng 6 với việc ra mắt tính năng phát trực tiếp trong ứng dụng, Shopee Live. Vào tháng 5, gã khổng lồ thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten cũng đã tung ra dịch vụ phát trực tiếp với chức năng mua sắm trực tiếp được tích hợp sẵn.

Livestream "chìa khóa vàng" bứt phá doanh số ngày Lễ Độc thân 11/11- Ảnh 3.

Tính năng Shopee Live giúp chủ gian hàng chốt nghìn đơn mỗi ngày. Ảnh: abit

 
>> Xem thêm: Cuộc đua “tứ mã” ngày 11/11: Lazada, Shopee, Tiki đại thắng, Sendo thất bại ê chề

Đối thủ của Alibaba, JD.com, nhà bán lẻ internet lớn thứ hai của Trung Quốc, cũng ngày càng đầu tư nhiều hơn vào JD Live và coi phát sóng trực tiếp là trọng tâm chính trong sự kiện Ngày Độc thân năm nay.

Guowei Zhang - Head of Livestreaming của JD.com cho biết, người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng các sản phẩm hơn sau khi xem chúng trên một buổi phát trực tiếp. Phát trực tiếp về cơ bản tạo ra một kịch bản trải nghiệm mua sắm trong đời thực, thu hút người tiêu dùng đến gần hơn với sản phẩm. Thông qua tương tác thời gian thực với các nhà lãnh đạo, người tiêu dùng sẽ có thể dùng thử, cảm nhận và chắc chắn sẽ tin tưởng các sản phẩm hơn. Phát trực tiếp, giống như mọi công cụ tiếp thị nội dung khác, là chất xúc tác giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm.

Livestream "chìa khóa vàng" bứt phá doanh số ngày Lễ Độc thân 11/11- Ảnh 4.

Đối thủ hàng đầu của Alibaba - JD.com chi mạnh tay cho nền tảng livestream JD Live. Ảnh: Retail Connections

Sự gia tăng của livestream cũng là một lợi ích cho các thương hiệu nước ngoài, những người đã nhận thấy việc thâm nhập thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn bằng cách hợp tác với một người có ảnh hưởng tại thị trường bản địa.

Chính phủ Trung Quốc ước tính rằng trong sáu tháng đầu năm 2020, hơn 10 triệu phiên phát trực tiếp thương mại điện tử đã được tổ chức trực tuyến. Tập đoàn tư vấn iResearch có trụ sở tại Thượng Hải ước tính rằng thị trường mua sắm phát trực tiếp của Trung Quốc trị giá 66 tỷ đô la vào năm 2019.

Lương Hạnh - MarketingAI

Tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Liệu livestream có làm nên “lịch sử” cho ngành công nghiệp du lịch?

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.