cover

Khởi Nghiệp Bằng Kinh Doanh Một Quán Cafe - Mơ Ước Của Nhiều Bạn Trẻ

Các chuyên gia trên trên thế giới ước tính rằng, có tới 2,5 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành công nghiệp này đang bùng nổ mạnh mẽ và là...

Các chuyên gia trên trên thế giới ước tính rằng, có tới 2,5 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành công nghiệp này đang bùng nổ mạnh mẽ và là xu hướng của không ít cá nhân và doanh nghiệp. Doanh số bán tại thị trường đồ uống đóng sẵn, bao gồm các cửa hàng cà phê, được dự đoán sẽ tăng 67% từ năm 2017 đến năm 2022. Cũng theo khảo sát từ Hiệp hội Cà phê Quốc gia, đây chính là khoảng thời gian vàng để kinh doanh quán cà phê khi tiêu thụ cà phê vẫn đang tăng liên tục và thị trường có nhu cầu không ngừng về nhiều nguồn hàng hóa, cà phê địa phương và các mặt hàng bánh ăn kèm. Để nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, MarketingAI xin đưa ra bài viết dưới đây. Bài viết hi vọng sẽ mang lại những câu trả lời xác đáng cho các câu hỏi như: “Kinh doanh quán cafe có thực sự có lãi như nhiều lời đồn đoán?”, “Bạn cần chuẩn bị gì khi muốn kinh doanh một quán cafe thành công?”,...

Kinh doanh quán cafe có lãi không và làm cách nào để có lãi?

Cũng như nhiều ngành nghề kinh doanh khác, bài toán kinh doanh có lãi luôn là một vấn đề được mọi cá nhân, doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Sự phát triển vượt trội của ngành công nghiệp cafe trong vài năm gần đây sẽ là động lực cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân, nếu biết cách nắm bắt cơ hội sẽ phất lên như diều gặp gió, lợi nhuận thu về luôn đạt con số khủng. Nhưng bên cạnh đó, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những trường hợp lụi bại đến mức đóng cửa, không còn đủ sức để duy trì hoạt động chứ đừng nói là đem về doanh thu. Chính vì vậy, câu hỏi kinh doanh quán cafe có lãi không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thật sự phải đặt vào từng hoàn cảnh doanh nghiệp, cá nhân.

Kinh doanh quán cafe có lãi không(Nguồn: pexels)

Mặc dù hầu hết người lớn uống cà phê ít nhất một lần một ngày, nhưng điều hành một quán cà phê nhỏ khó có thể giúp bạn trở nên giàu có nếu không biết áp dụng một số kinh nghiệm. 50 chuỗi cửa hàng cà phê hàng đầu thực sự kiếm được 70% lợi nhuận trong ngành. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các quán cà phê lên tới 85%, nhưng các cửa hàng cà phê nhỏ có thu nhập hoạt động trung bình chỉ bằng 2,5% doanh thu gộp. Tuy nhiên, bất chấp những rào cản tài chính, nếu bạn muốn mở một quán cà phê nhỏ, thì vẫn có thể thu được lãi nếu biết điều chỉnh các yếu tố sau:

Gia tăng số lượng bán ra - Làm phong phú thêm menu cửa hàng

Giá trung bình cho một cốc cà phê espresso trên toàn cầu là 3,45 đô la vào năm 2018 và giá trung bình cho một tách cà phê pha là 2,38 đô la. So sánh điều này với ngành công nghiệp nhà hàng, nơi một món ăn có thể có giá lên tới 10$-15$, thì mức giá này được cho là tương đối rẻ.

Gia tăng số lượng bán ra - Làm phong phú thêm menu cửa hàng(Nguồn: pexels)

Để việc kinh doanh một quán cafe nhỏ có lãi, bạn cần bán nhiều tách cà phê hơn số lượng bữa ăn bạn sẽ phải bán để mang lại doanh thu tương đương tại một nhà hàng nhỏ. Bạn cũng có thể thêm vào thực đơn những loại bánh hoặc đồ ăn có thể phục vụ nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng hãy đảm bảo chắc chắn rằng cà phê bạn phục vụ có chất lượng cao, bởi vì đó có thể là điểm thu hút chính cho quán cà phê của bạn.

Cắt giảm chi phí hợp lý

Ngoài việc tăng số lượng bán ra để tỷ lệ chi phí cố định/số lượng bán ra tăng lên, thì bạn cũng có thể gia tăng lợi nhuận cho quán cà phê của mình bằng cách cắt giảm các chi phí hợp lý. Các cách bạn có thể tính đến như: cắt giảm nhân viên trong những ca ít khách, hay tinh chỉnh lượng cafe cần thiết trong ngày để tránh trường hợp phải vứt đi vào cuối ngày,...

Cắt giảm chi phí hợp lý(Nguồn: pexels)

Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường các vật phẩm cung cấp như cốc, thìa,... hay bàn ghế trong cửa hàng cũng vô cùng quan trọng. Nghiên cứu, so sánh giá cả, chất lượng,... và càng nhiều thông tin càng tốt từ bên cung cấp sẽ cho bạn một lựa chọn phù hợp. Lợi nhuận của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động, hiểu biết và nghiên cứu kỹ càng.

>> Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu thị trường là gì

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe?

Vì vậy, bạn đã quyết định lặn xuống và mở quán cà phê của riêng bạn. Mở một quán cà phê thành công có thể là một kinh nghiệm bổ ích. Vì bạn, hàng trăm người bạn sẽ có những cuộc trò chuyện tuyệt vời. Vì bạn, buổi sáng sẽ sáng hơn và buổi chiều sẽ có vẻ bớt căng thẳng hơn. Bạn sẽ có nhiều sức hút hơn với xã hội mà bạn nhận ra. Tất cả những gì bạn phải làm là đưa quán cà phê của mình đi ngay mà mà nói thì dễ hơn làm! Hướng dẫn từng bước này để mở một quán cà phê sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

Nghiên cứu thị trường

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - nghiên cứu thị trường(Nguồn: pexels)

Mở một quán cà phê cần một sự đầu tư lớn cả về thời gian, công sức và tiền bạc. Bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu xem làm thế nào để điều hành một quán cafe thành công. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tìm hiểu về những hoạt động họ đã triển khai và những lưu ý bạn nên tránh. Tất nhiên, đừng quên ghé thăm thật nhiều quán cafe khác nhau để hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn làm tại quán cafe của mình. Bạn cần học hỏi điều gì từ những quán cafe khác và điều gì sẽ làm nên sự khác biệt cho quán cafe của bạn. Nghiên cứu về khách hàng mục tiêu của bạn: Họ là ai? Nhu cầu của họ là gì? Thời gian nào trong ngày là thời điểm đông khách nhất? Hiểu rõ khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn lập được kế hoạch kinh doanh, xây dựng menu, giá cả,... và MỌI THỨ!

Xác định tầm nhìn chiến lược

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - xác định tầm nhìn chiến lược(Nguồn: pexels)

Như một lẽ dĩ nhiên, không một ai bắt đầu ý tưởng kinh doanh quán cafe mà không có một kế hoạch lớn trong đầu cũng như tưởng tượng ra một “concept” cho quán cafe của riêng mình cả. Chính vì thế, đừng quên viết ra những gì bạn muốn đạt được và không gian quán mà bạn muốn đem lại. Bắt đầu thu thập hình ảnh, thực đơn và ý tưởng thiết kế để cung cấp nguồn cảm hứng cho quán cà phê của bạn sẽ trông như thế nào, loại thức ăn bạn phục vụ và cách bạn làm cho khách hàng cảm thấy khi họ bước vào cửa. Tầm nhìn của bạn được xác định rõ ràng sẽ giúp bạn nhất quán khi chọn tên, quyết định trang trí, lên kế hoạch cho thực phẩm, chọn cà phê, chọn cốc và xác định cách bạn tương tác với khách hàng. Hãy nhớ rằng: bạn có thể làm hài lòng tất cả mọi người - vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác bạn đang thiết kế cái này cho ai.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết

Việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là vô cùng quan trọng. Nó bao gồm nhiều phần khác nhau, và chắc chắn, trong quá trình xây dựng, bạn sẽ nảy ra nhiều ý tưởng thú vị. Trên thực tế, việc xây dựng kế hoạch chi tiết này giá trị không phải ở trên kết quả thu được mà là quá trình bạn xây dựng. Quá trình đó giúp bạn thật sự hiểu được thị trường bạn đang muốn nhắm tới và nắm bắt được những số liệu cần thiết, giúp cho doanh nghiệp của mình có cơ hội thành công cao hơn.

Một kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ vẽ ra cho bạn từng giai đoạn phát triển cũng như giúp bạn quản lý tốt hơn quán cafe của mình. Nó sẽ vạch ra một lộ trình phát triển, điều hành cũng như các hướng đi mới cho doanh nghiệp của bạn.

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - xây dựng kế hoạch kinh doanh(Nguồn: pexels)

Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm:

  • Phần tóm lược: Doanh nghiệp này đại diện cho điều gì, và nó sẽ có những điểm mạnh nào?
  • Một bài phân tích thị trường mục tiêu: Ai sẽ là đối tượng khách hàng chính của bạn? Đối thủ của bạn là ai?
  • Nhân sự: Bạn sẽ đóng vai trò gì trong doanh nghiệp? Bạn sẽ thuê ai để đảm nhận những công việc còn lại?
  • Một kế hoạch marketing: điểm khác biệt nổi trội của bạn là gì? Làm thế nào bạn sẽ truyền đạt điều này đến với khách hàng? Bạn cần bao nhiêu tiền mặt để bắt đầu chiến dịch và ngân sách đó đến từ đâu.
  • Dự báo tài chính: Lãi và lỗ dự kiến, dòng tiền,vv...
  • Một địa điểm và chiến lược thuê hợp lý

Có rất nhiều điều cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng, nhưng hãy dành thời gian để lập kế hoạch cho từng mảng trong chiến lược kinh doanh của bạn sẽ giúp công việc này trở nên dễ dàng hơn.

Chọn địa điểm

Địa điểm là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp bạn. Trước khi bạn đưa ra quyết định, hãy dành một chút thời gian nghiên cứu các lĩnh vực, yếu tố liên quan đến ngành hành của bạn. Hãy chú ý đến việc có bao nhiêu người đi qua khu vực này và có bao nhiêu chỗ đậu xe thuận tiện ở gần đó. Đó có phải là vị trí dễ quan sát? Hay đông người qua lại? Vị trí ấy có ý nghĩa gì về nhân khẩu học? Sở thích của những người sinh sống gần đó ra sao? Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng một khu vực hay không?

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - chọn địa điểm(Nguồn: pexels)

Hãy nhớ rằng bạn sẽ dành nhiều thời gian ở trong quán cà phê của bạn, vì vậy hãy chọn một khu vực mà bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc tại đó! Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mọi điều khoản trong hợp đồng cho thuê mặt bằng vì độ dài và điều khoản của các tài liệu này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị bán lại của doanh nghiệp bạn. Để chắc chắn hơn thì bạn nên nói chuyện với luật sư chuyên môn trước khi ký bất kỳ tài liệu nào.

Chọn nhà cung cấp phù hợp nhất

Tìm kiếm các nhà cung cấp tốt, đáng tin cậy là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ loại hình kinh doanh nào.  Tùy thuộc vào “concept” quán cà phê bạn hướng đến, các nhà cung cấp chính có thể là cà phê, sữa, bánh mì, sản phẩm tươi và các mặt hành đồ ăn nhẹ. Bạn cũng cần các nhà cung cấp ly (giấy và sứ), khăn ăn, máy khuấy cà phê, ấm trà, xi-rô, cùng nhiều thứ khác.

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - chọn nhà cung cấp phù hợp(Nguồn: pexels)

Hãy lập một danh sách vào gồm tất cả các đồ bạn cần, càng chi tiết vàng tốt. Danh sách này có vẻ quá sức chi tiết nhưng yên tâm đi, việc giữ cho quán luôn sạch sẽ khi luôn có sẵn khăn ăn và tăm ở bàn sẽ cho thấy sự chu toàn của quán. Từ đó, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về thị trường các nhà cung cấp cho đến khi tìm thấy một đơn bị phù hợp với triết lý kinh doanh của bạn.

Nguồn cung cấp thiết bị

Khi nói đến các nhà cũng cấp thiết bị, bạn có một vài lựa chọn sau:

  • Mua thiết bị hoàn toàn bằng nguồn lực tài chính của bạn (hoặc tiền mặt)
  • Thuê thiết bị thông qua một nhà cung cấp như Silverchef hoặc FlexiComm vậy

Với các máy pha cà phê, nhiều quán cà phê cũng sẽ được mượn từ xưởng cung cấp cà phê rang xay của họ, giống như một gói đính kèm.

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - nguồn cung cấp thiết bị(Nguồn: pexels)

Bạn cũng cần đầu tư vào các loại máy xay sinh tố tiện lợi, tủ lạnh, máy rửa chén, máy tính tiền. Và một lần nữa, hãy lập một danh sách và chi tiết nhất có thể để tránh sót khi chuẩn bị. Bạn có thể không cần tất cả các mặt hàng này ngay lập tức, nên hãy ưu tiên và ghi nhớ những gì cần ngay trong giai đoạn đầu.

Thiết kế không gian quán

Thiết kế không gian trong quán cà phê của bạn là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng và khiến họ quay trở lại vào lần sau. Phong cách của các quán cafe sẽ phụ thuộc phần lớn vào đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn? Đó sẽ là phong cách hiện đại? Retro? Hay tinh tế? Theo hướng gia đình thân thiện, ấm áp hay tập trung vào sức khỏe?

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - thiết kế không gian quán(Nguồn: pexels)

Thấu hiểu thị hiếu của khách hàng để đưa ra một phong cách phù hợp. Nhưng tất nhiên, đừng cố gắng lấy lòng tất cả mọi người, chọn một “concept” và bám sát theo nó sẽ làm nổi bật lên bản sắc của bạn rất nhiều. Đừng quên xem xét thiết kế mặt tiền của cửa hàng, bảng hiệu, đồ nội thất cũng như ánh sáng trong cửa hàng. Xem xét việc bố trí như vậy đã hiệu quả hay chưa từ ý kiến của nhân viên cho tới đánh giá từ khách hàng. Các barista có được làm việc thoải mái trong không gian dành riêng cho họ không? Nhân viên của bạn có thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng qua từng khu vực không? Khách hàng sẽ hiểu quy trình gọi món khi bước vào quán cafe của bạn chứ?

Việc thuê một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp là rất đắt nhưng nó sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời trong trường hợp này. Một không gian đầy sức sống và một quy trình làm việc hiệu quả là rất quan trọng - sự thuần thục của nhân viên trong khâu phục vụ có thể tạo ra tất cả sự khác biệt.

Xây dựng menu

Menu của quán sẽ thể hiện được tầm nhìn và concept mà quán cafe của bạn hướng tới. Tất cả mọi thứ đều phải được xem xét, từ lựa chọn thực phẩm, đến thiết kế, màu sắc, phông chữ, những mô tất hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt và cả giá cả nữa.

Hãy suy nghĩ kỹ về thức uống đặc trưng cho quán cafe của bạn và làm thế nào để thức uống đó trở thành kim chỉ nam - định hình phong cách cho menu của bạn.

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - xây dựng menu quán(Nguồn: pexels)

Hãy thiết kế menu thật đơn giản - một trong những sai lầm phổ biến nhất mà nhiều chủ quán cà phê hay mắc phải đó là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Điều này đôi khi sẽ khiến menu của bạn trở thành một đống lộn xộn với nhiều loại đồ uống khác nhau, mà hầu như sẽ không gây ấn tượng với bất kỳ khách hàng nào. Tập trung vào nhiều nhất là 10-12 đồ uống khác nhau sẽ đánh chiếm trái tim khách hàng, thay vì cho tất cả vào một chỗ.

Menu của bạn cũng cần phải có lãi. Tính chi phí thành phần và tỷ suất lợi nhuận của từng mặt hàng. Hãy dựa theo nguyên tắc cơ bản để bắt đầu, chi phí thành phần không quá 35% giá bán lẻ (không bao gồm GST).

Tuyển nhân viên

Nếu bạn hỏi bất kỳ một chủ quán cà phê có kinh nghiệm nào về vấn đề số 1 trong kinh doanh của họ - thì câu trả lời chính là yếu tố con người - làm thế nào để tìm và giữ chân được một đội ngũ nhân viên tuyệt vời. Hầu hết mọi người đều bắt đầu bằng cách tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm, đó là điều dễ hiểu. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, có một thứ mà hơn hẳn kinh nghiệm, đó là thái độ.

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - tuyển nhân viên(Nguồn: pexels)

Có một câu nói thế này: Thái độ hơn trình độ. Kỹ năng thì có thể cải thiện được, còn thái độ có tốt lên không thì còn phải xem xét. Dĩ nhiên, trong giao đoạn đầu, bạn sẽ cần một số nhân sự có kinh nghiệm. Tuy nhiên, để phát triển được một văn hoá doanh nghiệp đồng nhất thì việc tuyển dụng cần ưu tiên yếu tố phù hợp, vì vậy hãy đảm bảo bạn tìm được những ứng viên đáp ứng được tiêu chí này.

Một hệ thống đào tạo quy chuẩn cũng cần được xây dựng giúp nhân viên có thể hòa nhập tốt và đảm bảo quy trình làm việc. Khi tổ chức tuyển dụng, bạn cũng cần phải có một hệ thống các đãi ngộ liên quan, quy định về thuế cũng như các quy định khác theo luật nhà nước.

Xây dựng thị trường cho cafe của bạn

Những tháng cuối cùng gần đến ngày diễn ra sự kiện khai trương cho quán cafe của bạn là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn bắt đầu xây dựng mạng lưới cho việc kinh doanh của mình. Phương tiện truyền thông xã hội sẽ thay tiếng nóii của bạn, vì vậy hãy sử dụng nó để xây dựng danh tiếng cho bạn.

Cần chuẩn bị gì trước khi mở một quán cafe - xây dựng thị trường cho cafe(Nguồn: pexels)

Không còn nghi ngờ gì nữa, Instagram là thế giới truyền thông của các quán cafe. Nó trở thành nền tảng được nhiều quán cafe ưa chuộng nhưng không phải là nền tảng duy nhất. Hãy xây dựng vị trí của quán bạn trên GG maps để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm cũng như đưa quán của mình lên các trang đánh giá như Tripadvisor như một cách để quảng bá cho tên tuổi của quán, cũng như lắng nghe những phản hồi từ khách hàng.

Tiếp theo, đừng quên tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trên các trang mạng xã hội nhằm gia tăng tương tác. Sử dụng nhiều hình ảnh và video đẹp để kích thích sự chia sẻ và tham gia từ khách hàng. Khi khách hàng đến cửa hàng, hãy yêu cầu họ like kênh của bạn để nhận được những thông tin cập nhật mới nhất cũng như có cơ hội nhận những ưu đãi đặc biệt.

Các loại hình quán cafe nào đang là xu hướng?

Điều gì tạo nên một quán cafe thu hút? Câu trả lời rõ ràng là cafe. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả. Một người có thể tự pha một tách cà phê ngon tại nhà nhưng vẫn muốn đến quán thưởng thức vì không gian ở nơi đó cũng như sự tiện lợi do quán đem lại. Hầu hết các cửa hàng cà phê hướng tới sự thuận tiện, đơn giản, ví như như các quán cà phê đường phố. Trong khi một số quán cà phê lại hướng đến phong cách vintage, xưa cũ, phù hợp với những người có tâm hồn nghệ sĩ, mộng mơ. Dưới đây là 5 loại cửa hàng cà phê phổ biến nhất hiện nay:

1. Cà phê vỉa hè

Các loại hình quán cafe - cafe vỉa hè(Nguồn: shopbanghe.vn)

Hay còn gọi là cà phê bệt, cà phê cóc, thường xuất hiện ở đường phố Sài Gòn hơn là Hà Nội. Các quán cà phê này thường không quá chú trọng đến việc thiết kế, trang trí không gian quán khi chỉ cần đặt một vài cái bàn, cái ghế ở vỉa hè là được. Điều này có thể hiểu được khi đối tượng chính của những quán cafe kiểu này đa số thường hướng đến cái rẻ, nhanh, gần, và không quá coi trọng thiết kế không gian quán. Các loại cà phê ở đây cũng không được đầu tư nguyên liệu nhiều, đa phần là cà phê phin, cà phê pha sẵn hoặc các loại nước ngọt,...

2. Cà phê mang đi (Take away hoặc Grab-and-Go)

Các loại hình quán cafe - cafe mang đi(Nguồn: pexels)

Đây là mô hình quán cà phê mang hơi hướng hiện đại du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Cà phê take away phù hợp với nhịp sống nhanh của người dân đô thị trong cách gọi món cũng như thanh toán tại quầy. Người dùng có thể lựa chọn chỗ ngồi để thưởng thức hoặc đem đi dùng ở nơi khác. Mô hình kinh doanh này được giới trẻ rất yêu thích vì sự mới mẻ cũng như không gian quán được thiết kế tươi trẻ, sáng tạo, theo “trend” gây ấn tượng với khách hàng. Các sản phẩm cũng khá đa dạng, có thể là cà phê máy, cà phê phin, nước ép, sinh tố,...

3. Cà phê thương hiệu

Chỉ nghe tên thôi thì bạn cũng đã biệt loại hình cà phê này hướng tới người có thu nhập khá trở lên, dành cho các cuộc gặp mặt, hẹn hò, trò chuyện với đối tác,...Không gian quán được thiết kế sang trọng, chuyên nghiệp theo nhiều phong cách khác nhau. Menu cũng đa dạng hơn không chỉ về đồ uống mà còn cả các loại bánh, đồ ăn ăn kèm.

Các loại hình quán cafe - cafe thương hiệu(Nguồn: pexels)

Các quán cafe thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như: Starbucks, The Coffee House, The Coffee Beans,...

4. Cà phê “hộp”

Hay còn gọi là quán cafe theo phong cách Hangout Hipster ở nước ngoài. Các quán cà phê này đề cao sự tĩnh lặng, riêng tư và hay nép mình trong các khu chung cư cổ, những con hẻm nhỏ và tránh xa sự ồn ào của thành phố. Đa phần đối tượng của các quán cà phê theo phong cách này là giới trẻ, những người có thiên hướng nghệ thuật cần nơi yên tĩnh để sáng tạo, hoặc học tập, chụp hình.

Các loại hình quán cafe - cafe hộp(Nguồn: pexels)

Chính vì thế không gian quán cũng được đầu tư thiết kế khá trau chuốt, chỉn chu, đẹp, chất theo nhiều phong cách khác nhau: hoài cổ, hiện đại kết hợp cổ điển,... Một số quán còn đầu tư theo hướng một studio chụp ảnh, thu hút rất nhiều KOLs, brands,... đến chụp ảnh. Thức uống cũng vô cùng đa dạng và phù hợp với nhiều tầng lớp khác nhau, từ cà phê đến trà, nước ép,vv…

5. Cà phê sách, mèo, cá,...

Các quán cà phê kiểu này thu hút khách hàng không phải vì nước uống mà là các loại hình giải trí khác nhau như mèo, nhạc sống,... với không gian được thiết kế mới lạ, sáng tạo, phù hợp với những người muốn tìm đến với mục đích giải trí. Tùy theo định hướng của chủ quán mà đồ uống trong quán có được đầu tư kỹ lưỡng hay không. Menu cũng theo đó mà có sự đa dạng khác nhau. Các quán cafe nổi tiếng với loại hình này ở Việt Nam có thể kể đến Trixie Lounge & Cafe, Cafe Xe Cổ,...

6. Cà phê sân thượng

Các loại hình quán cafe - cafe sân thượng(Nguồn: zing)

Là loại hình cà phê đắt đỏ, thường được đặt ở các vị trí đắc địa, sân thượng các tòa nhà lớn. Những người có thu nhập cao, muốn tận hưởng không gian thoáng đãng, ngắm nhìn thành phố từ trên cao chắc chắn sẽ ưa thích loại hình cafe này. Các quán cafe này thường kết hợp với nhà hàng, nên sản phẩm sẽ bao gồm, trà, cà phê, rượu Tây, các loại soft drink… Nổi bật là các quán như Moonlight Coffee Lounge, Saigon Skydeck Coffee,...

7. Cà phê “Nhà cũ”

Thường được “tái tạo” từ các ngôi nhà cũ hay khu tập thể cũ, với những bức tường được sơn màu rực rỡ hay chỉ là một tone chủ đạo. Các quán cà phê như thế này sẽ tạo cảm giác gần gũi, thân quen như ở nhà, tránh xa những ồn ào, phiền nhiễu bên ngoài kia. Đồ uống cũng rất đa dạng và được đầu tư, đối tượng hướng đến đa phần là giới trẻ, những người yêu thích sự hoài niệm. Ở Việt Nam nổi bật là các quán như Cư xá Cà phê, Cà phê cuối ngõ,...

Các loại hình quán cafe - cafe nhà cũ(Nguồn: zing)

Tạm kết

Ngành hàng F&B nói chung và kinh doanh cà phê nói riêng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Trước nhu cầu của cộng đồng mà không ít doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mạnh mẽ vào các loại hình kinh doanh cà phê khác nhau, đa phần là hướng đến giới trẻ và những người đã đi làm, có kinh tế ổn. Với mức tiêu thụ cao trên toàn cầu hiện nay, các chủ doanh nghiệp chỉ cần khôn ngoan và cẩn thận hơn trong từng đường đi nước bước sẽ sớm thành công với “đứa con” của mình.

Tô Linh - MarketingAI

Tổng hợp

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.