Ra đời từ năm 1999, tính đến nay, Alibaba đã trở thành sàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc và đứng trong hàng ngũ các “tên tuổi” lớn của làng thương mại điện tử thế giới như Amazon, eBay, AliExpress,...Bán hàng trên Alibaba hiện nay đã trở thành xu thế ở nhiều quốc gia không chỉ Trung Quốc, trong đó có cả Việt Nam. Tìm hiểu về tập đoàn Alibaba và cách bán hàng trên Alibaba hiệu quả trong bài viết dưới đây của MarketingAI nhé!
Giới thiệu về Alibaba
Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ bán hàng giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng; doanh nghiệp tới người tiêu dùng; doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua cổng thông tin điện tử. Tập đoàn cũng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, công cụ tìm kiếm mua sắm và dịch vụ điện toán đám mây được Jack Ma thành lập vào năm 1999. Alibaba có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Alibaba là gì? Giới thiệu tổng quan về Alibaba (Nguồn: investo)
Alibaba.com là một website dạng định hướng tìm kiếm như Google nhưng chuyên về mua bán xuất nhập khẩu (Tức là nếu cần nhập bất kỳ sản phẩm nào, chỉ cần dùng từ khóa vào mục tìm kiếm trên web thì người dùng sẽ có được những thông tin chuyên ngành về sản phẩm và nhà cung cấp). Website tiếng Trung Quốc chinese.alibaba.com tập trung vào thị trường B2B nội trong Trung Quốc và www.taobao.com là một site thương mại C2C cho các khách hàng Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 8 năm 2005, Alibaba và Yahoo! tuyên bố một thỏa thuận về việc thành lập một đối tác chiến lược lâu dài tại Trung Quốc. Theo đó, Yahoo! sẽ đóng góp phần thương mại của Yahoo! Trung Quốc cho Alibaba và hai bên sẽ làm việc cùng nhau như các đối tác độc quyền để thúc đẩy chi nhánh Yahoo! ở Trung Quốc. Thêm vào đó, Yahoo! sẽ đầu tư 1 tỉ USD mua cổ phần của Alibaba, tương đương khoảng 40% cổ phần với 35% quyền biểu quyết, khiến cho Yahoo! trở thành nhà đầu tư chiến lược lớn nhất của Alibaba. Năm 2012, Alibaba chi 7 tỉ USD mua lại 20% cổ phần của Yahoo.
Tính đến nay, Alibaba sở hữu các công ty:
- Alibaba.com - Thị trường bán buôn hàng đầu cho thương mại toàn cầu: Doanh nghiệp đầu tiên của Tập đoàn Alibaba, Alibaba.com là thị trường bán buôn trực tuyến quốc tế tích hợp lớn nhất Trung Quốc năm 2018 tính trên doanh thu - theo Anatysys.
- Taobao.com - nền tảng thương mại điện tử trên di động lớn nhất Trung Quốc: Ra đời vào năm 2003, Taobao là nơi mua sắm dành cho người tiêu dùng với những trải nghiệm được cá nhân hóa, được tối ưu hóa bằng các phân tích dữ liệu lớn. Thông qua nội dung có liên quan và hấp dẫn và cập nhật theo thời gian thực từ các thương gia, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về các sản phẩm và xu hướng mới. Các thương gia trên Thị trường Taobao chủ yếu là các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
- Tmall.com - nền tảng thương mại trực tuyến và trên di động của bên thứ ba lớn nhất thế giới dành cho các thương hiệu và nhà bán lẻ: Ra mắt vào năm 2008, Tmall phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm mua sắm cao cấp.
- AliExpress.com - thị trường bán lẻ toàn cầu: Ra đời vào năm 2010, AliExpress là một thị trường toàn cầu nhắm đến người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới và cho phép họ mua trực tiếp từ các nhà sản xuất và nhà phân phối ở Trung Quốc và trên thế giới.
- 1688.com - thị trường bán buôn trong nước tích hợp lớn nhất Trung Quốc: Ra đời vào năm 1999, 1688.com là thị trường bán buôn nội địa tích hợp hàng đầu Trung Quốc trong năm 2018 tính trên doanh thu - theo Anatysys. Nền tảng kết nối người mua và người bán buôn ở Trung Quốc trong lĩnh vực may mặc, hàng hóa nói chung, trang trí nhà và vật liệu nội thất, đồ điện tử, vật liệu đóng gói và giày dép...
- Alimama - nền tảng kiếm tiền của Tập đoàn Alibaba: Ra đời vào năm 2007, Alimama sử dụng công nghệ dữ liệu, phù hợp với nhu cầu Marketing của các thương nhân, thương hiệu và nhà bán lẻ với tài nguyên truyền thông trên các nền tảng của chính Alibaba và tài sản của bên thứ ba, cho phép Alibaba kiếm tiền từ các hoạt động thương mại và truyền thông và giải trí kỹ thuật số.
- Alibaba Cloud - một trong ba nhà cung cấp IaaS hàng đầu thế giới: Được thành lập vào năm 2009, Alibaba Cloud là nhà cung cấp dịch vụ IaaS và dịch vụ tiện ích hạ tầng lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất khu vực châu Á và Thái Bình Dương, tính theo doanh thu năm 2018, theo Gartner. Alibaba Cloud cũng là nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng lớn nhất Trung Quốc theo doanh thu năm 2018, bao gồm các dịch vụ PaaS và IaaS, theo IDC.
- Cainiao Network - nhà điều hành nền tảng dữ liệu hậu cần: Được thành lập vào năm 2013, Cainiao Network dành riêng để đáp ứng tầm nhìn về hậu cần của Tập đoàn Alibaba nhằm hoàn thành các đơn đặt hàng của người tiêu dùng trong vòng 24 giờ tại Trung Quốc và trong vòng 72 giờ ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
- Ant Financial - công ty công nghệ cung cấp dịch vụ tài chính: Là một công ty công nghệ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Công ty chủ yếu vận hành các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ nền tảng công nghệ tài chính thông qua đổi mới công nghệ và hợp tác với các tổ chức tài chính, cũng như theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa.
Có nên bán hàng trên Alibaba không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin đưa ra một số thống kê “khủng” về Alibaba để bạn hiểu rõ hơn về nó nhé:
- Trong năm 2012, hai trong số các cổng thông tin của Alibaba xử lý 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (170 tỷ USD) doanh số bán hàng. Công ty chủ yếu hoạt động ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tài Sở giao dịch chứng khoán New York với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và eBay cộng lại. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba có quy mô 20.000 nhân viên và 90 văn phòng trên toàn thế giới.
Có nên bán hàng trên alibaba không? Cách kiếm tiền trên Alibaba (Nguồn: Internet)
- Ở thời điểm hiện tại, Alibaba vẫn đạt được những thành tích ấn tượng về lượt truy cập cũng như doanh thu đem về: 960 triệu người là số lượng người dùng của Alibaba (số liệu được đo vào 24/09/2019), và con số này được tăng theo cấp số nhân trong giai đoạn từ 2013-2018.
- Số lượng người dùng hàng tháng (MAU) năm 2019 cũng đạt tới 755 triệu người (số liệu được đo vào 30/06/2019). Với quy mô khổng lồ, Alibaba chiếm tới 60% thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc.
- Alibaba có những chính sách chế tài tốt để giúp bảo vệ người mua, sàng lọc người bán và quản lý hàng hoá khá tốt. Chính vì vậy, trong mắt các nhà mua sỉ, những nhà bán hàng trên Alibaba đều là những người vô cùng uy tín, hàng hóa chất lượng và am hiểu thủ tục xuất nhập khẩu.
- Nói về thủ tục xuất nhập khẩu, vì Alibaba là sàn bán sỉ chuyển xuất hàng đi quốc tế, nên họ có những chương trình hỗ trợ để giúp bạn bán hàng xuyên biên giới. Những đơn hàng trị giá vài container được vận chuyển đi là chuyện thường ngày. Do đó nếu bán hàng trên Alibaba, doanh số của bạn có thể tăng vọt chỉ trong vòng một đêm!
Từ những lý do trên, bạn đã thấy đủ thuyết phục để nhanh chóng tạo một tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử “sừng sỏ” này chưa?
> Có thể bạn quan tâm:Cách bán hàng trên Etsy | Cách bán hàng trên Ebay | Cách bán hàng trên Amazon |
Bán hàng trên Alibaba có mất phí không?
Để có thể đăng tin bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, người dùng đều sẽ mất một khoản phí nhất định, nó có thể là phí đăng tin, phí khởi tạo tài khoản hay phí giao dịch. Tùy thuộc vào sàn TMĐT bạn sử dụng mà mức phí và quy định về phí sẽ khác nhau. Với Alibaba, bạn sẽ không phải mất phí đăng bán hay phí giao dịch mà sẽ chỉ phải trả một khoản phí hằng năm khi khởi tạo tài khoản. Khoản phí này là duy nhất và bạn chỉ phải trả một lần/năm. Năm sau sử dụng tiếp thì mới cần phải gia hạn.
Một tài khoản miễn phí sẽ cho bạn đăng 50 sản phẩm đầu tiên lên để khảo sát thị trường. Sau đó nếu có nhu cầu mở rộng thêm các sản phẩm bán, bạn phải mua thêm các gói trả phí của Alibaba. Bạn có thể tham mức giá của các gói trả phí trong bảng dưới đây:
Quyền lợi | Tài khoản Basic | Tài khoản Standard | Tài khoản Premium |
Số lượng sản phẩm được đăng | Không giới hạn | Không giới hạn | Không giới hạn |
Đăng nổi bật | 28 sản phẩm | 12 sản phẩm | 5 sản phẩm |
Tài khoản nhân viên | 5 | 5 | 5 |
Hỗ trợ xác minh doanh nghiệp uy tín | Có | Có | Có |
Chế độ hỗ trợ | Qua Email | Qua Email | Có nhân viên hỗ trợ riêng |
Phí thường niên | 1.399 đô la | 2.999 đô la | 5.999 đô la |
Như bạn thấy trong bảng, mức phí phải trả cho từng gói đều khá đắt, thấp nhất là 1.399$/năm, rơi vào khoảng 32-34 triệu/năm. Chính vì thế, đối tượng người dùng của Alibaba chủ yếu sẽ là các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân. Với mức phí không hề rẻ như thế, đương nhiên lượng hàng bán được trên đây cũng rất lớn. Không phải đặt lẻ tẻ 1,2 cái như một số sàn thương mại điện tử khác như Shopee, eBay,..., một khi đơn đặt hàng được đặt trên đây có thể trị giá lên hàng trăm triệu là chuyện bình thường. Nếu công việc kinh doanh của công ty diễn ra suôn sẻ, mức phí bạn bỏ ra kia không hề đáng bao nhiêu, phải không?
Cách bán hàng trên Alibaba
Để bắt đầu việc bán hàng trên Alibaba bạn cần phải có một tài khoản bán hàng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Như đã nói ở trên, người dùng của Alibaba đa phần là các doanh nghiệp, nên bạn có thể đăng ký tài khoản với tư cách là công ty của mình.
Cách bán hàng trên Alibaba? Quy trình bán hàng trên Alibaba (Nguồn: Techtalk)
Cách đăng ký tài khoản alibaba
Bước 1: Truy cập vào Alibaba.com và nhấn vào nút “Join Free” để bắt đầu
Bước 2: Điền email của bạn và mã số chính xác ở phần Mã xác thực, sau đó chọn Next để tiếp tục:
Đăng ký tài khoản alibaba (Nguồn: Internet)
Bước 3: Bạn click vào phần Go check Email để xác nhận thông tin. Sau đó bạn vào mail của mình, nhấn Complete để hoàn tất thủ tục.
Bước 4: Sau khi đăng ký xong email, bạn điền các thông tin cần thiết về doanh nghiệp của mình theo danh sách dưới đây:
- Username: Hệ thống tự điền sau khi xác thực email xong
- Password: Mật khẩu đăng nhập của bạn
- Confirm password: Nhập lại mật khẩu bên trên
- Location: Quốc gia bạn đang sống. Ô dưới location yêu cầu bạn nhập tên thành phố bạn đang ở
- I am a: Chọn một hình thức kinh doanh (bao gồm: “Supplier: Nhà cung cấp”, “Buyer: người mua” hay “Both: cả hai hình thức trên”)
- Full name: Họ tên bạn (nhập không dấu)
- Company name: Nhập tên giao dịch quốc tế của công ty
- Tel: Chọn mã quốc gia, sau đó nhập số điện thoại của bạn
(Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 5: Bạn chọn “Confirm” để hoàn tất đăng ký
Phần thông tin, hồ sơ của doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể xem lại và chỉnh sửa theo ý muốn. Đây chính là bộ mặt của doanh nghiệp vì thế bạn cần phải chăm chút và quản lý nó thật kỹ nhé!
Cách đăng sản phẩm lên Alibaba
Bước 1: Truy cập vào tài khoản vừa tạo
Đăng sản phẩm lên Alibaba (Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 2: Vào mục Sell => Products => Display a new product để thêm sản phẩm mới.
Tiếp theo, bạn chọn danh mục sản phẩm phù hợp với loại sản phẩm bạn định bán. Chọn “I have read and agree to the following terms” để sang bước tiếp theo.
Đăng ký bán hàng quốc tế (Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin về sản phẩm bạn đăng bán. Các thông tin có dấu sao đỏ là bắt buộc phải điền
(Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 4: Sau khi điền xong phần Basic information (Thông tin cơ bản về sản phẩm), bạn chuyển sang phần Trade Information.
Tại đây bạn điền các thông tin về cách thức mua hàng, số lượng mua tối thiểu là bao nhiêu, quy cách đóng gói/tính toán cân nặng, …. và cả thông tin về thanh toán nữa.
(Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 5: Tiếp tục đến phần Logistics Information. Tại đây bạn điền thông tin về đóng gói, đơn vị vận chuyển và các thông tin liên quan về thủ tục hải quan
(Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 6: Ở phần Product Information, bạn điền thông tin về sản phẩm như hình ảnh, video mô tả, giá cả và các nội dung liên quan.
(Nguồn: thanhthinhbui)
Bước 7: Ở bước cuối cùng, bạn điền các thông tin về tài chính và dịch vụ hỗ trợ khách hàng dành cho người mua. Điền xong bạn nhấp chọn Click Test để kiểm tra xem tin đăng của mình đã hoàn chỉnh chưa nhé.
(Nguồn: thanhthinhbui)
Alibaba sẽ đánh giá phần đăng tin sản phẩm này dựa trên số điểm cụ thể. Nếu phần hiển thị điểm có màu xanh thì tức là các thông tin bạn điền đã đạt chuẩn và có khả năng duyệt cao.
(Nguồn: thanhthinhbui)
>> Có thể bạn quan tâm:Cách bán hàng trên TMĐT Sendo | Cách bán hàng trên Chợ Tốt |
Các tips giúp bán hàng trên Alibaba hiệu quả 2020
Là một sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới, Alibaba có hiện đang có hàng chục ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Để trở nên nổi bật với phần còn lại cũng như tối ưu hóa kênh bán hàng cho chính doanh nghiệp, các bạn cần làm tốt những điều sau:
1. Xây dựng profile công ty thật ấn tượng
Như đã nói ở trên, profile chính là bộ mặt của công ty, nên việc chăm sóc cẩn thận cho nó chính là thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như mức độ uy tín của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thể hiện các đầy đủ thông tin càng tốt, tốt nhất là đính kèm ảnh đẹp thể hiện được quy mô và tầm vóc công ty.
Phần mô tả sản phẩm cũng cần đúng trọng tâm vào các thông tin cần thiết, không dài dòng, dư thừa, với các từ khóa thể hiện đúng tên gọi sản phẩm, và tất nhiên là bằng tiếng Anh. Các thông số kỹ thuật cũng cần được lưu ý để tránh nhầm lẫn, gây rắc rối cho cả người bán và người mua. Thông số kỹ thuật cũng là phần để người mua so sánh bạn với đối thủ cạnh tranh.
Trước khi cập nhật bài viết về sản phẩm bạn cần phải nhập đúng từ khóa của sản phẩm mình có để chọn đúng chuyên mục sản phẩm được định hướng tìm kiếm trên hệ thống Alibaba.com.
2. Biết cách tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của Alibaba.com
Bất cứ trang web thương mại điện tử nào cũng có tính năng tìm kiếm, và nếu sản phẩm của bạn hiển thị ở các thứ hạng tìm kiếm cao khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, thì chắc chắn, khả năng truy cập sẽ cao hơn.
Đối tượng khách hàng của alibaba rất đa dạng nên hãy tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm của alibaba (Nguồn: Apushtop)
Đối với những người sử dụng tài khoản dạng Gold Supplier thì sẽ được tối ưu hóa phần này hơn so với các tài khoản Free Member, với mức độ hiển thị cao gấp 22 lần. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý 2 yếu tố sau:
- Hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh sản phẩm là thứ chân thật nhất chứng minh cho khách hàng thấy giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Vì thế, các thương hiệu nên đầu tư chỉn chu, nghiêm túc vào phần diện mạo này và tuyệt đối không nên dùng ảnh trên mạng. Các thông số về kỹ thuật và phương thức thanh toán cũng cần phải được đảm bảo chính xác.
- Hoạt động trực tuyến tích cực cho gian hàng của doanh nghiệp: Hãy chăm chỉ cập nhật sản phẩm lên kênh bán hàng của mình. Mỗi sản phẩm cần kèm mô tả chính xác chi tiết, ảnh đầy đủ và đẹp mắt và đừng bao giờ quên từ khóa chính của sản phẩm. Điều này giúp thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như khả năng cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng của doanh nghiệp.
3. Duy trì và thường xuyên gia tăng tương tác với khách hàng tiềm năng
Alibaba.com hàng ngày có gửi cho Gold Supplier các thư hỏi hàng từ nhiều nhà nhập khẩu ở khắp nơi trên thế giới. Hàng tháng mỗi doanh nghiệp có thể nhận được trung bình khoảng 30 thư hỏi hàng từ các nhà nhập khẩu khác nhau. Tuy nhiên để gia tăng thêm thư hỏi hàng, chốt được nhiều hợp đồng bán hàng hơn nữa thì bạn cần chú ý một số điểm sau trong quá trình xây dựng gian hàng và chăm sóc gian hàng:
- Tiêu đề bài viết sản phẩm cần ngắn gọn, đầy đủ (Ưu tiên cao)
- Tiêu đề chứa Keywords rõ ràng, tập trung về một loại sản phẩm cụ thể (Ưu tiên cao)
- Ảnh sản phẩm mẫu đẹp mắt, rõ ràng kèm báo giá chi tiết (Ưu tiên cao)
- Nội dung bài đăng dài dòng (Ưu tiên thấp)
- Nội dung mơ hồ, không rõ ràng về một loại sản phẩm nào (Ưu tiên thấp)
- Thường xuyên gia tăng nội dung, tương tác thường xuyên trên gian hàng với khách hàng (Ưu tiên cao)
(Nguồn: Social Marketing)
Ngoài ra, bạn cần xây dựng một đội ngũ để phản hồi thư hỏi hàng của khách hàng càng nhanh càng tốt mà vẫn giữ được độ chuyên nghiệp và chính xác.
Việc phản hồi thư hỏi hàng cần phải đặc biệt làm rõ những chi tiết sau: khách hàng muốn mua sản phẩm nào, chủng loại, số lượng, giá khách hàng có thể mua, phương thức vận chuyển, thanh toán. Hãy nghiên cứu từng khách hàng xem họ đến từ doanh nghiệp nào, quốc gia nào, văn hóa, tiêu chuẩn,vv… cũng như những quy định về xuất nhập khẩu hàng của quốc gia đó.
Một thư trả lời hỏi hàng hiệu quả nên kèm hình ảnh, thông tin chi tiết về sản phẩm (khuyến khích dưới dạng bảng Excel) và liệt kê giá, phương thức vận chuyển, thanh toán nếu cần thiết.
> Có thể bạn quan tâm:Cách bán hàng trên Lazada | Cách bán hàng trên Shopee |
Kết luận
Hiện nay, việc bán hàng trên Alibaba đã không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp làm về xuất nhập khẩu. Nếu biết cách tối ưu hóa việc bán hàng trên Alibaba thì đây sẽ là một kênh bán hàng tiềm năng và đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì bạn biết đấy, số lượng hàng bán được trên một đơn của Alibaba luôn rất cao. Hi vọng qua bài viết này, mọi người đã nắm rõ hơn về cách bán hàng trên Alibaba và hiểu thêm về những mẹo bán hàng hiệu quả trên nền tảng thương mại điện tử “hot” nhất thế giới này.
Tô Linh - MarketingAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn