- Youtube Marketing là gì?
- Tại sao cần xây dựng chiến lược Marketing trên Youtube?
- Cách xây dựng chiến lược Marketing Youtube hiệu quả
- 1. Tạo và xây dựng thương hiệu cho kênh Youtube
- 2. Hiểu đối tượng của bạn
- 3. Học hỏi từ những người đi trước
- 4. Xây dựng chiến lược SEO Youtube
- 5. Xây dựng một lịch đăng phù hợp
- 6. Thêm chú thích và phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ
- 7. Hợp tác với các Youtubers có tầm ảnh hưởng
- 8. Đầu tư vào quảng cáo trên YouTube
Với 2 tỷ người dùng và 1 tỷ giờ để xem video mỗi ngày, Youtube mang đến một nền tảng tuyệt vời cho các doanh nghiệp có thể tận dụng để thực hiện các chiến lược Marketing Youtube của mình. Cộng với đó là bản chất hấp dẫn vốn có của video trong marketing và bạn sẽ có một sự kết hợp tuyệt vời. Trên thực tế, video marketing đã giúp các nhà tiếp thị tăng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng (leads) và giảm số lượng cuộc gọi hỗ trợ (support calls). Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, việc tận dụng YouTube sẽ giúp bạn đạt được tất cả các mục tiêu này và thậm chí còn hơn thế. Bài đăng này sẽ giúp bạn hiểu rõ được các bước cần thiết cần chuẩn bị cho một chiến lược Marketing YouTube hiệu quả và cách bạn có thể tận dụng tối đa mạng xã hội cho chiến dịch này.
Youtube Marketing là gì?
Với 2 tỷ người dùng và 1 tỷ giờ để xem video mỗi ngày, Youtube hiện là kênh chia sẻ video lớn nhất hiện nay, nơi bất cứ ai cũng có thể sáng tạo nội dung và tìm kiếm video thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, chúng hoàn toàn miễn phí và không giới hạn sự sáng tạo. Đó cũng là lý do tại sao YouTube trở thành nền tảng tuyệt vời giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing nhằm tăng uy tín và độ phủ thương hiệu của mình.
YouTube Marketing là việc sử dụng nền tảng kênh YouTube để đăng tải video nhằm mục đích quảng bá cho hình ảnh cho thương hiệu, mang sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Tại sao cần xây dựng chiến lược Marketing trên Youtube?
Không thể phủ nhận sự phủ sóng ngày càng rộng của nền tảng YouTube, bởi tính phổ thông và đáp ứng đủ nhu cầu về giải trí hay công việc cho người dùng ở mọi độ tuổi, mọi lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Cũng chính nhờ vậy mà YouTube trở thành kênh cập nhật nội dung của các kênh truyền thông, đài truyền hình hay các chương trình TV có rating cao, là nơi quảng bá thương hiệu cực kỳ hiệu quả để các doanh nghiệp sáng tạo nội dung độc đáo hấp dẫn người xem.
Về phía YouTube, nền tảng này luôn có những cập nhật thay đổi và cải tiến nhiều tính năng của mình nhằm hoàn thiện nền tảng hơn nữa, giúp người xem cũng như những nhà sáng tạo nội dung gắn bó với nền tảng này lâu hơn, không chỉ là kênh giải trí mà còn là nơi ‘kiếm ra tiền’ thông qua việc chia sẻ lợi nhuận quảng cáo (hình thức kiếm tiền với YouTube) và tối ưu các hình thức quảng cáo này trên nền tảng này.
Với các doanh nghiệp và thương hiệu, YouTube Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, cho người kinh doanh và tiếp thị sản phẩm. Việc xây dựng chiến lược marketing thương hiệu trên YouTube sẽ giúp các nhãn hàng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng tạo cơ hội tăng trưởng doanh số.
Cách xây dựng chiến lược Marketing Youtube hiệu quả
1. Tạo và xây dựng thương hiệu cho kênh Youtube
Nếu bạn chưa xây dựng kênh Youtube riêng cho thương hiệu của mình, hãy bắt đầu bằng việc Tạo tài khoản thương hiệu (brand account) trên Google. Sau khi tạo tài khoản thương hiệu trên Google, bạn có thể ủy quyền cho các thành viên trong nhóm của mình quản lý kênh YouTube của thương hiệu; và làm những việc mà một tài khoản Youtube cá nhân không thể thực hiện được.
Về việc đặt tên cho kênh, tốt nhất là bạn nên chọn một cái tên tương tự hoặc là chính tên doanh nghiệp của bạn để dễ nhận diện. Và đừng bao giờ quên chọn ảnh đại diện của kênh sao cho phù hợp với bản sắc hình ảnh của thương hiệu.
2. Hiểu đối tượng của bạn
Marketing trên YouTube chủ yếu là việc tạo ra nội dung để tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Và để làm được điều đó, bạn cần biết khán giả thích gì. Họ muốn nghe và nhìn thấy loại nội dung nào từ bạn? Khoảng thời gian nào trong ngày họ hoạt động mạnh nhất? Đối tượng của bạn xuất thân chủ yếu ở đâu, hoàn cảnh như thế nào? Bao lâu thì họ mong muốn nhận được video mới từ bạn? Tất cả những điều này sẽ giúp bạn xây dựng nên một chiến lược Marketing Youtube “bất khả chiến bại”.
Tab YouTube Analytics sẽ cung cấp cho bạn những insight có giá trị về nhân khẩu học của những người đã đăng ký kênh và thời gian xem của họ. Điều này sẽ giúp bạn xác định khu vực nào trên thế giới mà video của bạn đang tiếp cận đến, thời gian mọi người đang xem video của bạn, độ tuổi và giới tính của khán giả mà bạn đang tiếp cận đến. Tận dụng những insights này để lên kế hoạch cho chiến lược nội dung cho kênh YouTube của bạn.
Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát trên YouTube để hỏi người xem xem họ muốn xem gì về bạn như thương hiệu Cut đã làm trong bài đăng sau trên tab Cộng đồng của họ. Họ đã tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến khán giả để hỏi xem cặp mẹ con nào mà khán giả muốn xem trong tập tiếp theo nhân dịp Ngày của Mẹ. Đó là một cách tận dụng đối tượng thông minh cho nội dung video của bạn. Ngoài ra, các bình luận dưới video cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ về khán giả mục tiêu của mình hơn, đồng thời rút kinh nghiệm cho các chiến lược Youtube Marketing tiếp theo trong tương lai.
3. Học hỏi từ những người đi trước
Mặc dù việc hiểu khán giả sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cho nội dung video, nhưng nó không thật sự cần thiết nếu bạn muốn giành chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Trong trường hợp này, bạn nên nhìn thẳng vào đối thủ hoặc những người đi trước để học hỏi từ các chiến lược Marketing trên YouTube của họ. Họ có đang đi đúng hướng không và làm thế nào bạn có thể tận dụng điều đó để biến chúng thành nội dung của mình? Họ đang mắc lỗi gì và làm thế nào bạn có thể tận dụng thời cơ và điểm yếu đó của họ?
Hãy tìm hiểu về các kênh của đối thủ và xem hết các video từ nổi tiếng nhất đến kém nổi nhất của họ. Cố gắng xác định xem những gì khiến khán giả hứng thú và những gì họ phàn nàn về những video đó. Ngoài việc đánh giá nội dung cho chính mình, bạn thậm chí có thể xem qua các bình luận để xem mọi người đang nói gì về mình. Ngoài ra, hãy suy nghĩ về nội dung mà bạn thấy thú vị và mang lại nhiều giá trị. Bạn có muốn xem video của đối thủ cạnh tranh và tìm thấy nội dung có giá trị không? Sử dụng những insights này để lưu ý cho các chiến lược nội dung YouTube về sau của bạn.
Ví dụ: giả sử bạn nói rằng bạn đang cạnh tranh với video sau đây về việc thiết kế email nhắc nhở người tiêu dùng về giỏ hàng bị bỏ quên tại trang web. Bạn có thể thấy rằng ở clip này không có đoạn mô tả nào cho video cả, vì thế, bạn có thể tận dụng cơ hội này bằng cách tạo ra một đoạn mô tả đầy hấp dẫn cho video của bạn. Ngoài ra, như bạn thấy trong hình dưới đây, có một bình luận ai đó phàn nàn về cách giới thiệu mở đầu trong video, hãy tận dụng điều này và tạo ra một phần Intro hấp dẫn cho tất cả các video của bạn giúp giải quyết vấn đề thực tế cho người xem.
Ngoài ra, hãy xem qua cách mà đối thủ cạnh tranh của bạn Mô tả video (nếu có) để xác định các từ khóa họ thường hay sử dụng. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ điều gì có liên quan đến kênh của bạn, hãy sử dụng chúng cho chiến lược SEO Youtube. Bạn cũng có thể áp dụng chiến lược nghiên cứu tương tự trên các kênh YouTube yêu thích của mình.
4. Xây dựng chiến lược SEO Youtube
Mặc dù Marketing trên YouTube chủ yếu là dựa vào việc tạo ra các nội dung chất lượng, nhưng việc tối ưu hóa nội dung video của để gia tăng hiển thị cũng là yếu tố quan trọng không kém. Cho dù video của bạn có tính giải trí đến mức nào thì nó cũng chẳng có giá trị gì nếu người dùng không thể tìm thấy nó trong các kết quả tìm kiếm có liên quan. Đó chính xác là lý do tại sao bạn nên đầu tư thời gian và công sức của mình vào SEO YouTube.
Ít nhất, một trong những nỗ lực Marketing trên YouTube của bạn nên bao gồm những điều cơ bản về SEO YouTube, chẳng hạn như:
Tối ưu hóa tiêu đề và mô tả của video với các từ khoá
Ở nhiều khía cạnh khác nhau, công cụ tìm kiếm của YouTube hoạt động tương tự như công cụ tìm kiếm Google. Google sẽ ưu tiên nội dung chất lượng cao có liên quan đến cụm từ tìm kiếm. Và một trong những cách nó xác định mức độ liên quan của nội dung trong tìm kiếm với video của bạn là thông qua các thuật ngữ và cụm từ trong tiêu đề và mô tả video của bạn.
Ví dụ: xem kết quả tìm kiếm hàng đầu cho từ khóa “tâng bóng” là một video có tiêu đề hướng dẫn cách tâng bóng đúng cách. Nó xác định rằng video này hướng dẫn về cách tâng bóng cụ thể trong bóng đá chứ không phải là tâng bóng nói chung, khá phù hợp với kết quả tìm kiếm. Đoạn mô tả ngắn gọn dưới video cũng cho thấy rằng họ đã sử dụng nhiều biến thể của từ khóa ở đó.
Tận dụng các nghiên cứu về đối thủ của bạn từ trước đó và tiến hành nghiên cứu từ khóa để khám phá các từ khóa tìm kiếm phù hợp nhất mà đối tượng mục tiêu của bạn đang sử dụng. Sau đó sử dụng các từ khóa này một cách liền mạch vào tiêu đề và mô tả của bạn để gia tăng cơ hội hiển thị tốt hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm phù hợp.
Tạo một thumbnails bắt mắt
Nếu không thể cải thiện thứ hạng hiển thị trên kết quả tìm kiếm của bạn thì ít nhất bạn cũng phải khiến người dùng click vào xem video của bạn nhờ một nội dung có liên quan. Đó chính là nơi mà thumbnails video của bạn có thể làm được điều đó. Tiêu đề của bạn có thể cung cấp cho mọi người ý tưởng về nội dung video của bạn, nhưng thumbnails video sẽ cho khán giả của bạn thấy một cái nhìn tổng quan về chất lượng video của bạn.
Vì vậy, hãy cố gắng tạo ra một hình thumbnails hấp dẫn ánh nhìn người dùng chỉ trong khoảnh khắc ngắn hạn và buộc mọi người phải click vào xem video của bạn. Chọn một hình ảnh hấp dẫn từ video của bạn làm thumbnail, sau đó thêm đồ họa, lớp phủ văn bản và bộ lọc nếu cần để làm cho hình ảnh trở nên nổi bật và thu hút.
Quảng bá chéo video của bạn
Vì số lượt xem video đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện SEO Youtube nên hãy khiến càng nhiều người xem video của bạn càng tốt. Vì vậy, hãy thử quảng cáo chéo các video có liên quan bằng cách hiển thị các đề xuất video xuất hiện trong phần cuối video của bạn. Dưới đây là ví dụ về việc Great Big Story đã đề xuất các video có liên quan trong loạt danh sách phát xoay quanh chủ đề “Around the World” của họ. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng các video được đề xuất có sự liên quan về mặt nội dung mà người dùng của bạn có thể sẽ quan tâm, chẳng hạn như playlist (danh sách phát).
Ngoài ra, bạn nên quảng bá chéo video của mình thông qua các trang mạng xã hội khác để có nhiều lượt xem. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể tìm thấy cơ hội để nhúng video YouTube của mình vào các bài đăng trên blog có liên quan. Giống như trong ví dụ dưới đây, video của Great Big Story đã được đăng trên kênh Twitter của họ:
Nhúng video trên các trang mạng xã hội
5. Xây dựng một lịch đăng phù hợp
Tính nhất quán là chìa khóa thành công cho các chiến lược Marketing Youtube. Tạo và chỉnh sửa nội dung chất lượng cần có thời gian, do đó bạn có thể không nhất thiết phải đăng video mỗi ngày. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có một lịch trình đăng cụ thể và tuân theo nó một cách nghiêm chỉnh.
Điều này sẽ giúp khán giả nắm được lịch đăng và biết được thời điểm nào bạn sẽ đăng video, chờ đợi ngày ra mắt và từ đó bạn có thể thu hút họ hiệu quả hơn. Có một sự thật là, bạn càng tạo ra nhiều nội dung, thì cơ hội tương tác với khán giả sẽ càng cao hơn. Điều này cũng sẽ mở ra cơ hội gia tăng hiển thị video của bạn trên feed của người dùng hơn. Ngoài ra, việc xây dựng một lịch đăng video nhất định và phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho nội dung và lên lịch video trước thời hạn.
6. Thêm chú thích và phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ
Theo YouTube, khoảng hai phần ba lượt xem kênh của kênh sẽ đến từ các nguồn nước ngoài của người tạo nội dung. Vì vậy, ngay cả khi bạn chưa có ý định xây dựng nội dung cho các đối tượng khán giả nước ngoài, thì rất có thể kênh của bạn đã có những người xem nói các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.
Youtube Marketing hiệu quả liên quan mật thiết đến việc phục vụ các đối tượng hiện có này và nâng cao trải nghiệm của họ cũng như thu hút nhiều người xem có chung đặc điểm. Điều này khiến cho việc bổ sung thêm các chú thích và phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trở nên rất quan trọng. Dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu nhân khẩu học trên kênh YouTube của bạn, hãy tìm hiểu xem khán giả của bạn chủ yếu đến từ quốc gia nào, từ đó ưu tiên các ngôn ngữ như tiếng Anh và các nước khác phù hợp. Ngoài ra, việc thêm phần Closed Caption (loại phụ đề không chỉ thuật lại lời thoại giữa các nhân vật mà còn mô tả tiếng động và nhạc nền trong cảnh phim) có thể giúp cho video của bạn thu hút được nhiều đối tượng người xem hơn.
Nếu bạn lo lắng về chi phí dịch phụ đề của mình, hãy lưu ý rằng bạn không nhất thiết phải bỏ ra một xu nào cả. YouTube cho phép bạn thu thập các phụ đề được dịch từ người hâm mộ một cách miễn phí. Để làm điều này, hãy truy cập vào mục Creator Studio và bật các đóng góp của cộng đồng dưới phần “Subtitles”.
Hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể cung cấp phần phụ đề hoặc closed caption có hoặc không kèm timestamps. Chỉ cần tải lên tệp bản ghi được hỗ trợ trong cài đặt Nâng cao của các tùy chọn video của bạn.
7. Hợp tác với các Youtubers có tầm ảnh hưởng
Với hàng trăm ngàn người hâm mộ trung thành, các YouTubers có tầm ảnh hưởng có khả năng tăng hiệu quả Marketing kênh và sản phẩm của bạn. Cân nhắc hợp tác với họ để gia tăng hiệu quả cho các nỗ lực YouTube Marketing của bạn. Cộng tác với những Youtubers có tầm ảnh hưởng mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận với những đối tượng mới cũng như gia tăng độ tin cậy đằng sau các sản phẩm của bạn.
Cách tiếp cận thực tế và loại chiến dịch có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng và sản phẩm của bạn. Mục tiêu đó có thể là tăng độ nhận diện thương hiệu? Đăng ký bản tin (newsletter)? Hoặc xa hơn là tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng?
Ví dụ, TruAudio đã hợp tác với kênh YouTube nổi tiếng có tên What’s inside? - với hơn 6,8 triệu người đăng ký để quảng bá sản phẩm của họ. Kênh cung cấp cho người xem cái nhìn sâu sắc về cách sản phẩm hoạt động và được liên kết với trang chủ của sản phẩm trong phần mô tả.
Nhưng nếu kế hoạch của bạn là quảng bá kênh YouTube hoặc một video cụ thể trên kênh của bạn, bạn cũng có thể nhờ các Youtubers có tiếng nói cao chia sẻ các liên kết có liên quan đến kênh của bạn trong phần mô tả. Thậm chí, bạn có thể cùng tạo một video với Youtuber có tiếng và đăng nó lên kênh của mình, tùy thuộc vào mục tiêu và cách tiếp cận của của các chiến dịch Influencer Marketing đó.
8. Đầu tư vào quảng cáo trên YouTube
Mặc dù SEO YouTube là chiến lược Marketing giúp bạn phát triển và duy trì trên cả một chặng đường dài, nhưng chỉ dựa vào khả năng tiếp cận tự nhiên không thể giúp bạn có được kết quả ấn tượng. Vì thế, bạn cần đến quảng cáo trả tiền để tiếp cận đối tượng tiềm năng lớn thông qua các phương tiện khác ngoài kết quả tìm kiếm trên YouTube. Đầu tư vào quảng cáo YouTube để quảng bá nội dung và sản phẩm của bạn thông qua các kênh khác và thu hút nhiều người xem hơn đến kênh của bạn.
Bạn có một vài lựa chọn để chạy quảng cáo YouTube khác nhau và mở rộng phạm vi tiếp cận theo từ khóa hoặc đối tượng mục tiêu. Đầu tiên, hãy thử chạy một vài quảng cáo khác nhau để kiểm tra mức độ thành công so với mục tiêu đặt ra ở chiến dịch của bạn nhé.
>> Xem thêm: Bán hàng trên Youtube: Xu hướng kinh doanh hiệu quả nhất 2020
Tạm kết
Các bước được nêu trong hướng dẫn này cung cấp cho bạn một số bước cần thiết để bắt đầu với một chiến dịch Marketing Youtube cơ bản. Nhưng lưu ý rằng để hoàn thiện những nỗ lực của bạn, bạn nên coi chiến lược Marketing Youtube như một phần của chiến lược Marketing tổng thể thay vì chỉ là một sáng kiến độc lập. Ví dụ: đưa video vào chiến lược nội dung tổng thể của bạn để tạo sự cân bằng hoàn hảo với các định dạng nội dung khác. Và thêm YouTube vào chiến lược truyền thông tổng thể trên mạng xã hội của bạn để bạn có thể quản lý liền mạch với các nền tảng khác.
Tô Linh - MarketingAI
Theo SproutSocial
Bình luận của bạn