cover

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer

16 Thg 07

Stories là định dạng nội dung cực kỳ phổ biến hiện nay của Instagram. Nó có một đặc điểm là sẽ biến mất sau 24 giờ đồng hồ. Dù vậy, với sự hiểu biết vững chắc về các phân tích...

Stories là định dạng nội dung cực kỳ phổ biến hiện nay của Instagram. Nó có một đặc điểm là sẽ biến mất sau 24 giờ đồng hồ. Dù vậy, với sự hiểu biết vững chắc về các phân tích trên Instagram Stories, bạn có thể đảm bảo chúng có tác động lâu dài. Điều này đã được chứng minh qua những tác dụng mà Stories mang lại cho các thương hiệu. Có tới 1/3 Stories được xem nhiều nhất là đến từ các doanh nghiệp. Quan trọng hơn, 39% người dùng đồng tình rằng Instagram Stories đã giúp họ trở nên hứng thú hơn với một thương hiệu hoặc một sản phẩm. Đó là chưa kể Instagram đã “tân trang” cho nền tảng Stories của mình với rất nhiều tính năng độc đáo, từ thuật toán trên feed, cho đến tính năng Swipe Up hay các sticker tương tác..., tất cả đã giúp Instagram Stories trở thành một kênh chủ đạo cho các thương hiệu để thu hút sự quan tâm, lượt truy cập, tương tác và thậm chí là tạo ra doanh thu. 

Cách để theo dõi số liệu chi tiết trên Instagram Stories

Có một số cách để kiểm tra số liệu đo lường cho Instagram Stories, chi tiết sẽ được đề cập ở phía dưới. Tuy nhiên, trước hết bạn cần đảm bảo rằng tài khoản Instagram của mình là tài khoản cho doanh nghiệp hoặc tài khoản của nhà sáng tạo nội dung (Creator). Nếu không thuộc 2 dạng tài khoản đó, bạn sẽ không được cấp quyền truy cập vào bộ công cụ đo lường các chỉ số. Để xem các chỉ số đo lường trên Instagram Stories, bạn cần làm theo các bước như sau:

1. Từ ứng dụng Instagram, truy cập vào hồ sơ tài khoản cá nhân.

2. Nhấp vào biểu tượng ở góc trên cùng bên phải.

3. Nhấp vào mục Insights.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 1.

4. Kéo xuống và chọn mục Stories

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 2.

5. Chọn See All để xem toàn bộ các Stories đã đăng tải trong vòng 14 ngày qua.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 3.

6. Lựa chọn chỉ số bạn cần xem, như là Reach hoặc Follows, qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về các tương tác trên Stories của bạn.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 4.

7. Chọn từng Story riêng lẻ và vuốt lên để xem các chỉ số đo lường

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 5.

8. Để xem các kết quả khảo sát hoặc các sticker tương tác khác, nhấp vào biểu tượng con mắt ở bên cạnh biểu tượng Insight (trông giống biểu đồ cột)

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 6.

Cách theo dõi số liệu Instagram Story trong Creator Studio

Nếu bạn vận hành một tài khoản doanh nghiệp hoặc tài khoản Creator, bạn cũng có thể theo dõi các chỉ số đo lường của Instagram Story trong Creator Studio. Lựa chọn này vô cùng tiện lợi với ai thường xuyên sử dụng máy tính, tuy nhiên lợi ích lớn nhất của Creator Studio chính là nó lưu lại toàn bộ các chỉ số đo lường trên Instagram Story, nhờ vậy mà bạn không phải lo về việc giới hạn thời gian trong 14 ngày như trên điện thoại. Để theo dõi các chỉ số Instagram Story trên Creator Studio, bạn cần làm theo các bước sau:

  1. Truy cập Creator Studio (Studio sáng tạo). Nếu bạn chưa có, hãy bổ sung tài khoản Instagram của mình vào đây bằng cách nhấp vào biểu tượng Instagram ở ngay giữa thanh tiêu đề

2. Lựa chọn Content Library (Thư viện nội dung), sau đó chọn tab Stories. Bạn có thể lọc chúng theo status hoặc thời lượng.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 7.

3. Nhấp vào story bất kỳ để xem các thông số chi tiết của nó. Nếu bạn sử dụng bảng thăm dò ý kiến hoặc các sticker tương tác, bạn sẽ không nhận được các kết quả phản hồi chi tiết ở đây, thay vào đó nó chỉ hiển thị các chỉ số Discovery xem được, cũng như các chỉ số tương tác cơ bản

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 8.

>>> Xem thêm: Studio sáng tạo là gì

Tìm hiểu các chỉ số đo lường của Instagram Stories

Instagram Stories Insight được chia ra 3 nhóm khác nhau là: Discovery (Khám phá), Navigation (Điều hướng) và Interactions (Tương tác). Trong đó:

Discovery (Khám phá)

Có hai chỉ số chính thuộc nhóm Discovery là:

  • Reach (Mức độ tiếp cận): Số lượng tài khoản Instagram đã nhìn thấy story của bạn, con số này được ước tính
  • Impression (Lượt xem): Tổng số lần Story  của bạn được xem (tính cả những lần xem lặp lại)

Vì sao các chỉ số thuộc nhóm Discovery lại quan trọng? Mọi người sử dụng Instagram là để khám phá các thương hiệu. Có tới 62% số người được khảo sát bởi Facebook trả lời rằng họ quan tâm tới một thương hiệu, một sản phẩm mới sau khi nhìn thấy chúng xuất hiện trên Stories. So sánh số lượng tiếp cận và số lần hiển thị với số lượng người theo dõi của bạn để đánh giá lượng khán giả của bạn đang xem Story của bạn.

Lời khuyên: Hãy chèn thêm các sticker để thúc đẩy việc việc Story được người dùng khám phá. Khí sử dụng các hashtag hoặc những sticker vị trí, story đó sẽ có khả năng cao hơn được xuất hiện trong mục Khám phá hoặc các bộ sưu tập sticker story lớn. Nếu doanh nghiệp của bạn ở quy mô nhỏ, hãy sử dụng các sticker hỗ trợ từ Instagram như Support Small Business, Gift Cards, Food Orders.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 9.

Navigation (Điều hướng)

Với nhóm Navigation sẽ có những chỉ số sau:

  • Forward Taps: Số lần ai đó nhấp vào story tiếp theo trên tài khoản của bạn
  • Back Taps: Số lần ai đó nhấp ngược về xem lại story trước đó trên tài khoản của bạn
  • Next Story Swipes: Số lần ai đó vuốt sang story tiếp theo
  • Exit Story Taps: Số lần ai đó thoát khỏi story
  • Navigation: Tổng quan chung về các hành động Back, Forward, Next, Exit được thực hiện trên story của bạn

Tầm quan trọng của các chỉ số trong nhóm Navigation là gì? Có thể nói rằng, các chỉ số Navigation hiển thị cho bạn thấy những gì đang hoạt động hiệu quả và không. Nếu có rất nhiều người xem thoát hoặc chuyển qua story kế tiếp, điều này chứng tỏ nội dung của bạn không đủ hấp dẫn để níu chân người xem ở lại. Ngược lại, với các hành động Back Tap (Nhấp quay ngược lại) thì chứng tỏ nội dung của story đó thực sự hấp dẫn, khiến người xem muốn xem lại lần thứ hai hoặc chia sẻ nó với bạn bè, nhờ vậy bạn có thể lưu chúng làm mục Highlight trên tài khoản Instagram của mình. 

Lời khuyên: Giữ cho các Story của bạn ngắn gọn và súc tích. Người dùng tìm đến Story là vì những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Một nghiên cứu thực hiện bởi Facebook IQ trong năm 2018 chỉ ra rằng, các quảng cáo trên Story sẽ tạo ra hiệu quả cao nhất khi có thời lượng là 2,8 giây mỗi cảnh.

Interactions (Tương tác)

Những chỉ số thuộc nhóm Interactions bao gồm:

  • Profile Visits: Số lần tài khoản Instagram được xem bởi những người đã xem story của bạn
  • Replies: Số liệu những người đã phản hồi Story của bạn
  • Follows: Số lượng tài khoản nhấn theo dõi trang Instagram sau khi xem Story của bạn
  • Shares: Số lần Story của bạn được chia sẻ
  • Website visits: Lượng người nhấp vào đường link trên hồ sơ Instagram sau khi xem Story của bạn
  • Sticker Taps: Số lượt nhấp vào các sticker vị trí, hashtag, đề cập hoặc sản phẩm trong Story
  • Calls, Texts, Emails, Get Directions: Số liệu những người thực hiện các hành động trên sau khi xem Story của bạn
  • Product Page Views: Lượt xem trang sản phẩm của bạn thông qua việc gắn thẻ sản phẩm trên Story
  • Product Page Views per Product Tag: Lượt xem trang sản phẩm của bạn cho mỗi thẻ sản phẩm được gắn trong Story
  • Interactions: Tổng số lần hành động người dùng thực hiện sau khi xem Story của bạn

Vậy vì sao các chỉ số Interactions lại quan trọng? Nếu mục tiêu của bạn là để tăng lượng tương tác hoặc các hành động khác, những chỉ số này sẽ giúp bạn đo lường mức độ thành công của chúng. Nếu mục tiêu của bạn là thu hút thêm Followers, hãy so sánh chỉ số Profile Visits với Follows. Nếu bạn muốn thu hút thêm lượt truy cập vào website thông qua Story? Chỉ số Website visits sẽ là chỉ số mà bạn cần chú trọng.

Lời khuyên: Hãy suy nghĩ thật kỹ và tạo ra một CTA tương thích với các mục tiêu của bạn và gắn liền với nó. Làm nổi bật CTA với các sticker thương hiệu, hoặc tạo ra các hình ảnh sáng tạo. Dữ liệu từ Facebook đã chỉ ra rằng, việc làm nổi bật CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 89%.

Những số liệu khác có thể đo lường trên Instagram Stories

Nếu bạn chưa biết, Instagram Stories còn có thể đo lường những chỉ số như số lần nhấp vào Sticker, tỷ lệ tương tác và hơn thế nữa.

Cách để đo lường các sticker hashtag và vị trí trên Instagram Stories

Các sticker trên Instagram Story sẽ bao gồm: Hashtag, vị trí, đề cập, thẻ sản phẩm. Nói cách khác, sticker đơn thuần là các thẻ để người xem có thể nhấp vào và xem những nội dung liên quan. Cũng giống như các thẻ ở nơi khác, những sticker này có thể giúp story tiếp cận được một lượng khán giả lớn hơn. Việc nhấp vào sticker cũng được tính là một lần tương tác, vì vậy chỉ số này cũng được liệt vào nhóm Interactions. Nếu bạn chưa từng sử dụng bất kỳ sticker nào, chỉ số này sẽ không được hiển thị.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 10.

Cách đo lường mức độ tương tác trên Instagram Stories

Các chỉ số tương tác trên Instagram Story có thể tìm thấy ở dưới mục Interactions. Hiện tại chưa có công thức cụ thể nào về việc đo lường mức độ tương tác trên Story, tuy nhiên vẫn sẽ có một số yếu tố bạn cần quan tâm, tùy thuộc vào mục tiêu của thương hiệu.

So sánh mức độ tiếp cận với số lượng người theo dõi

Bạn cần chia lượt tiếp cận trên Story với số lượng người theo dõi bạn có để đánh giá tỷ lệ phần trăm người theo dõi đang xem Story của bạn. Nếu một trong những mục tiêu của bạn là thu hút người theo dõi hoặc thúc đẩy nhận thức, hãy để mắt đến điều này. Cụ thể công thức tính như sau:

Tổng lượng tiếp cận/ Số người theo dõi *100

Lượt xem trung bình trên Instagram Story sẽ là 5% lượng khán giả của bạn. Nhận định này được đưa ra bởi ông James Nord - nhà sáng lập của nền tảng Influencer Marketing Fohr. Nếu bạn nghĩ rằng con số này thấp, hãy xem xét việc quảng bá Story của bạn với một bài đăng như ví dụ dưới đây:

So sánh mức độ tiếp cận với mức độ tương tác

Chia tổng lượt tương tác với tổng lượt tiếp cận để thấy tỷ lệ người xem thực hiện hành động sau khi xem Story của bạn. Công thức sẽ là:

Tổng lượt tương tác/Tổng lượng tiếp cận*100

So sánh mức độ tiếp cận với các chỉ số tương tác chính

Tập trung vào những chỉ số tương tác quan trọng, tương thích với mục tiêu của doanh nghiệp. Giả sử CTA mà bạn lựa chọn là “Follow Us (Hãy theo dõi chúng tôi) thì hãy chia số lượt theo dõi với lượt tiếp cận. Nhờ vậy sẽ giúp bạn theo dõi được tỷ lệ phần trăm người xem thực hiện việc theo dõi tài khoản Instagram của bạn sau khi xem Story. Công thức cụ thể sẽ là:

Chỉ số tương tác chính/Tổng lượng tiếp cận*100

Cách đo lường chỉ số Discovery (Khám phá) trên Instagram Stories

Thông thường, các chỉ số thuộc nhóm Discovery khá khó để đo lường chính xác trên Instagram Stories, lý do là vì Instagram không tách biệt giữa các tài khoản có theo dõi hoặc không theo dõi bạn. Chỉ số Reach (Tiếp cận) hiển thị số lượng người theo dõi Stories của bạn, tuy nhiên nếu đi sâu vào mục Discovery, bạn nên để ý tới các chỉ số khác như Profile Visits, Follows và Website Clicks. Các số liệu này đo lường những người xem có khả năng là người theo dõi bạn, nhưng thích câu chuyện của bạn đủ để xem hồ sơ của bạn, nhấn nút theo dõi hoặc truy cập trang web của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên để mắt tới chỉ số Share bởi lẽ đây là một cách tuyệt vời để giúp nội dung của bạn được nhiều người khám phá hơn, từ đó giúp thu hút thêm số người theo dõi.  

Mới đây, Instagram cũng vừa cho ra mắt Growth Insights, cho phép người dùng xem được những Story hay bài đăng nào thu về lượng người theo dõi cao nhất. Để kiểm tra những Insight này, bạn hãy vào tab Audience (Khán giả) ở trong Instagram Insights. Kéo xuống dưới phần Growth, bạn sẽ thấy một biểu đồ hiển thị lượng thay đổi trong số người theo dõi theo các ngày trong tuần.

Ngoài ra cũng đừng quên để mắt tới các sticker của bạn. Hãy kiểm tra số lượt xem của những Story có gắn các sticker của bạn ở dưới mục Viewers. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng những dữ liệu này chỉ tồn tại trong vòng 14 ngày, vì vậy hãy theo dõi thường xuyên để biết được Sticker nào mang về nhiều lượt xem nhất.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 11.

Cách đo lường lượng truy cập từ Instagram Stories

So sánh với các mạng xã hội khác, Instagram không cung cấp nhiều cách để “lồng ghép” các trang web khác ngoài ứng dụng. Các thương hiệu sẽ luôn mắc kẹt với một CTA duy nhất “Link in bio (Xem link ở phần giới thiệu)”, cho tới Instagram giới thiệu tính năng Swipe Up cho nền tảng Stories. Dù vậy, việc đo lường xem có bao nhiêu người “Swipe Up” story của bạn không hề đơn giản. Cách tốt nhất là bổ sung chúng vào thang đo UTM, có những bộ code ngắn để bạn chèn chúng vào URL và theo dõi lượng khách ghé thăm cũng như nguồn khách truy cập.

Lời khuyên: Làm nổi bật các Story với các đường link, nhờ vậy người dùng vẫn có thể tiếp tục lướt xem nội dung dù đã thoát nền tảng Story.

Cách tối ưu chiến lược dựa trên các chỉ số đo lường của Instagram Stories

Tìm kiếm những nội dung hiệu quả

Việc theo dõi các Insight trên Instagram theo thời gian có thể giúp bạn xác định những bài đăng mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn phát hiện ra nội dung vượt trội hơn các Story khác, hãy tìm cách để tạo lại nội dung đó. Hãy biến các ý tưởng thành công thành một concept. Tạo ra một cuộc thăm dò ý kiến hoặc các câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác nhau, hoặc biến một bài hướng dẫn này một series định kỳ. Lấy ví dụ, thương hiệu Culture Hijab đã đăng tải một bài hướng dẫn thường xuyên về các cách khác nhau để mặc khăn trùm đầu (Hijab).

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 12.

Mặt khác, nếu mọi chuyện có không thành công như bạn nghĩ thì cũng đừng hoảng loạn. Stories là một nơi lý tưởng để thử nghiệm và học hỏi. Nếu bạn có đăng một Story và nó không thực sự hiệu quả, cũng đừng lo vì nó cũng sẽ biến mất sau 24 giờ đồng hồ thôi mà.

Điều chỉnh nội dung cho khán giả của bạn

Dữ liệu Insight từ khán giả sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về toàn bộ chiến dịch kinh doanh trên Instagram, bao gồm cả nền tảng Stories. Hãy để ý tới những yếu tố như độ tuổi, giới tính, vị trí của người ta để tạo ra những nội dung phù hợp với nhóm người theo dõi của bạn. Minh chứng như doanh nghiệp tài chính Wealthsimple, tuổi tác làm nên sự khác biệt giữa kế hoạch hóa gia đình và kế hoạch nghỉ hưu. Vì nhóm khách hàng chủ đạo của họ thiên về Millennials, vì vậy các nội dung trên Stories của họ luôn là những nội dung, hình ảnh phù hợp với nhóm tuổi đó.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 13.

Lắng nghe phản hồi của khách hàng

Dữ liệu định tính cũng quan trọng như định lượng. Nếu bạn đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến, câu đố hoặc câu hỏi để thu hút khán giả, hãy chú ý đến câu trả lời. Hãy dựa vào các phản hồi làm nguồn cảm hứng cho những sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung mới. Thậm chí là đừng ngần ngại hỏi ý kiến trực tiếp. Mọi người luôn muốn ý kiến của mình được lắng nghe. Mới đây, Bảo tàng nghệ thuật LA đã thực hiện một cuộc thăm dò yêu cầu người xem chia sẻ nội dung nào giúp họ giảm stress. Sau đó, nó đã cho mọi người những gì họ muốn: Những chú mèo.

Học cách mọi người lựa chọn để giao tiếp với thương hiệu

Ngoài những sticker, phản hồi hay nút gọi, vẫn còn rất nhiều cách khác để những người theo dõi liên lạc với thương hiệu. Để hiểu rõ phương thức nào tốt hơn, hãy theo dõi vào các chỉ số Call, Text, Email và tìm xem cái nào hiệu quả hơn. Giả sử bạn nhận về nhiều Email hơn là các cuộc gọi, hãy tùy chỉnh CTA (cũng như các dịch vụ hỗ trợ), nhờ vậy bạn có thể thu về kết quả khả quan hơn ở các lượt booking, đơn đặt hàng. Có thể sự thay đổi này không quá đáng kể, tuy nhiên phương thức liên lạc có thể là yếu tố quan trọng với một số khách hàng. Đôi khi nó còn là vấn đề về thế hệ. Điển hình như thế hệ Millennials giờ đây đang cố gắng tránh phương thức gọi điện trực tiếp nhiều nhất có thể, hoặc những khách hàng không nói ngôn ngữ địa phương lại cảm thấy thoải mái hơn với việc Email.

Dù vậy, đừng bao giờ bỏ sót chỉ số Replies. Nếu mọi người tìm đến hòm thư Direct ở Instagram, có thể đó là lúc để bạn sắp xếp lại khu vực đó. Những tài khoản doanh nghiệp sẽ có quyền truy cập vào hòm thư hai tab. Hãy chuyển các tin nhắn giữa các tab Ưu tiên và Thông thường để đảm bảo việc phản hồi khách hàng diễn ra nhanh chóng, trơn tru.

Thúc đẩy việc khám phá khi sử dụng các thẻ chính xác

Việc sử dụng Sticker là cách chủ đạo để Story của bạn được khám phá bởi những người dùng không theo dõi bạn. Nếu các số liệu Discovery (Khám phá) của bạn không được như mong muốn, hãy mở rộng ra thay vì chỉ sử dụng các hashtag và sticker địa điểm. Hãy lan truyền đến các khách hàng bằng cách chia sẻ những bài đăng hoặc Story của họ với nội dung liên quan tới thương hiệu của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn phải gắn thẻ để họ biết và chia sẻ lại với những follower của họ. Điều này không chỉ giúp cải thiện lượt tiếp cận, đây còn là cơ hội để thể hiện sự trân trọng và mang lại niềm vui cho khách hàng của bạn. Minh chứng là thương hiệu về nội thất trang trí của Canada là Vdev đã quảng bá sản phẩm và người hâm mộ bằng cách chia sẻ bài đăng của họ trong Story của mình.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 14.

Bạn cũng có thể mời một Influencer để quảng bá bằng cách nhờ họ quảng bá sản phẩm với cộng đồng Follower của mình. Mới đây, thương hiệu Fenty Beauty đã chạy một chiến dịch Face Friday với sự tham gia của nhiều Influencer khác nhau, điển hình là Micaéla Verrelien.

Hướng dẫn đo lường các chỉ số trên Instagram Stories dành cho Marketer- Ảnh 15.

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Hootsuite

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.