cover

Gen Alpha là gì? Những điều bạn cần biết về thế hệ gen Alpha

25 Thg 03

Gen Alpha, thế hệ sinh ra từ năm 2010 đến 2025, đang dần trở thành tâm điểm của sự chú ý trong xã hội và thị trường. Lớn lên trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc và sự bùng nổ của kỷ nguyên số, Gen Alpha không chỉ khác biệt so với các thế hệ trước mà còn mang đến những thách thức và cơ hội mới cho các thương hiệu. Do đó, thấu hiểu nhóm này đang có những đặc điểm, tính cách gì, xu hướng tiêu dùng ra sao sẽ giúp các doanh nghiệp có cách thức tiếp cận phù hợp ngay từ bây giờ.

Gen Alpha là gì?

Gen Alpha là nhóm nhân khẩu học kế nhiệm thế hệ Gen Z, được sinh ra từ năm 2010 đến 2025, là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Nhóm đối tượng này tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm và ảnh hưởng mạnh mẽ từ Internet và các thiết bị thông minh.

Theo ước tính, cứ khoảng 15 năm sẽ có một thế hệ mới ra đời. Vậy sau gen Alpha là gen gì? Sau gen Alpha sẽ là sự tiếp nối của các thế hệ gen Beta, gen Gamma, gen Delta… Những thế hệ này được dự đoán sẽ kết nối nhiều hơn và thành thạo hơn về công nghệ, đặc biệt là với thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo (AI).

Gen Alphalà gì

Gen Alpha là thế hệ nối tiếp Gen Z

Đặc điểm của Gen Alpha

So với các thế hệ trước đây, gen Alpha có những điểm mạnh hơn về công nghệ vì sinh ra và lớn lên trong thời đại kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ.

Sinh ra trong kỷ nguyên số

Gen Alpha là thế hệ đầu tiên hoàn toàn lớn lên trong kỷ nguyên số, nơi công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Ngay từ khi còn nhỏ, thế hệ này đã quen thuộc với các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, hay các ứng dụng kỹ thuật số. Điều này không chỉ làm thay đổi cách họ học tập và giải trí mà còn định hình cách họ tương tác với thế giới xung quanh.

Dễ dàng tiếp cận thông tin nhanh chóng

Nhờ có Internet và công nghệ thông tin phát triển, Gen Alpha có khả năng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây. Thế hệ này có thể tìm kiếm và tra cứu thông tin chỉ trong vài giây thông qua các công cụ tìm kiếm và ứng dụng, giúp họ luôn cập nhật và có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau từ khi còn rất nhỏ.

Đặcđiểm của Gen Alpha

Gen Alpha được làm quen với các thiết bị công nghệ từ nhỏ

Tư duy sáng tạo và độc lập

Do được tiếp xúc sớm với công nghệ, thế hệ gen Alpha cũng trở nên nhanh nhạy, phát triển tư duy sáng tạo và độc lập hơn. Ngay từ nhỏ, họ đã quen thuộc với các thiết bị thông minh như smartphone hay máy tính bảng, cho phép họ tự tìm kiếm thông tin, học hỏi và giải quyết vấn đề một cách tự chủ.

Bên cạnh đó, Internet cung cấp cho thế hệ này một kho tàng kiến thức vô tận, giúp họ dễ dàng tiếp cận và khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc tiếp cận với thông tin và công nghệ từ sớm khuyến khích Gen Alpha phát triển tư duy sáng tạo và khả năng tự lập, khi họ có thể tự mình xử lý mọi vấn đề cá nhân mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ người khác.

Quan tâm đến các vấn đề môi trường từ sớm

Gen Alpha được coi là thế hệ đầu tiên tiếp nhận sự đa dạng từ giáo dục toàn cầu nên có nhận thức cao hơn về các vấn nạn như biến đổi khí hậu hay công bằng xã hội. So với các thế hệ đi trước, generation Alpha trải qua những sự kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt gấp 2-7 lần so với các thế hệ trước (đặc biệt hiện tượng elnino và các đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên với mức độ khủng khiếp hơn). Đây là thế hệ sẽ quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường, tích cực ủng hộ các chính sách toàn cầu và địa phương có liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời sẵn sàng hành động để bảo vệ môi trường

Kết nối toàn cầu

Ngay từ khi còn nhỏ, thế hệ Alpha đã được tiếp cận với các mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, và các công cụ giao tiếp như video call, cho phép họ dễ dàng kết nối với mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Thêm vào đó, Gen Alpha thường xuyên tiếp xúc với nội dung quốc tế thông qua các ứng dụng và trang web như YouTube, TikTok, và các nền tảng học tập trực tuyến, giúp họ hiểu biết về nhiều nền văn hóa khác nhau và phát triển một tầm nhìn toàn cầu. 

Gen Alpha khác gì so với gen Z?

Sinh ra và lớn lên trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghệ kỹ thuật số nên Gen Alpha và Gen Z sẽ có những đặc điểm khác biệt nhau:

Sử dụng công nghệ thành thạo và tính cách siêu kết nối (hyperconnected)

Gen Alpha lớn lên trong thế giới mà công nghệ và mạng xã hội bùng nổ nhất, nên nhóm độ tuổi này có sự hiểu biết về công nghệ ngay từ nhỏ và thiên về công nghệ nhiều hơn cả gen Z. Họ cũng có khả năng thích ứng cao và nhanh nhạy với các nền tảng kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.

Nhìn chung, nếu thế hệ Gen Z để lại dấu ấn là một thế hệ có ý thức xã hội và am hiểu công nghệ thì Gen Alpha sẵn sàng đưa việc tích hợp công nghệ lên một tầng cao mới. Gen Alpha sử dụng các thiết bị công nghệ và tiếp nhận thông tin ở nhiều định dạng khác nhau, đặc biệt là video.

Sự khác nhau giữa Gen Alpha và Gen Z

Gen Alpha ưa chuộng những trải nghiệm số hóa

Cụ thể, theo nghiên cứu của Razorfish và GWI năm 2022, thế hệ Z coi việc chơi game là một cách thư giãn, còn Alpha xem đây là một phương tiện sáng tạo để xây dựng và thể hiện bản thân. Các trò chơi điện tử là một trong những yếu tố góp phần giúp trẻ em ở thế hệ này cải thiện kỹ năng thị giác, khả năng phối hợp tay mặt linh hoạt, multitask và xử lý được nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc đồng thời sẵn sàng cho hoạt động nhập vai đầy thách thức.

Gen Alpha độc lập khi tương tác với mạng xã hội

Được tiếp xúc với công nghệ, trí tuệ nhân tạo và truyền thông trực tuyến từ khi mới sinh ra, Gen Alpha được kết nối và làm quen với nhiều phương thức mạng xã hội khác nhau như Youtube, Instagram, TikTok hay Facebook… Dù có nhiều điểm tương đồng và cùng yêu thích và lựa chọn các thông tin được xác thực, minh bạch cùng với thế hệ Z, Gen Alpha biết cách quản lý và bảo vệ danh tính cá nhân trên môi trường kỹ thuật số tùy theo nhu cầu và sở thích của bản thân.

Cùng với những tương tác online, các chuyên gia dự đoán thị trường thương mại điện tử trên các mạng xã hội có giá trị 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025 với nguồn khách hàng chủ yếu là Millennial hay Gen Z (hai nhóm đối tượng chiếm 62% thị phần). Gen Alpha được lớn lên trong bối cảnh “Metaverse” đã quen thuộc với việc mua sắm được dự đoán sẽ phá vỡ mô hình bán lẻ truyền thông và kích thích nhu cầu, trải nghiệm mua sắm online của mọi người.

Phong cách sống và sở thích

GenZ là thế hệ đã chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ và mạng xã hội. Thế hệ này thường gắn liền với các nền tảng như Facebook, Instagram, hay Snapchat để tìm kiếm thông tin và kết nối với cộng đồng trực tuyến.

Ngược lại, Gen Alpha lớn lên trong một môi trường mà công nghệ là nền tảng cho hầu hết các hoạt động thường ngày. Công nghệ sớm đã thâm nhập sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống của Gen Alpha, từ việc học tập thông qua các ứng dụng giáo dục, chơi trò chơi trên các thiết bị di động, cho đến việc giao tiếp với bạn bè và gia đình qua các nền tảng như Zoom hoặc FaceTime. Do đó, sở thích của Gen Alpha thường thiên về những trải nghiệm số hóa và tương tác, họ có xu hướng thích các ứng dụng học tập và giải trí sáng tạo, các nền tảng mạng xã hội mới hơn như TikTok, và các trò chơi trực tuyến mang tính cộng đồng.

Làm thế nào để thương hiệu có thể kết nối và thấu hiểu gen Alpha?

Theo dự kiến đến năm 2030, gen Alpha sẽ chiếm tới 34% dân số lao động và dần trở thành đối tượng khách hàng tiềm năng của các thương hiệu trong tương lai. Do vậy, các doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược phù hợp với tâm lý và nhu cầu của thế hệ này để có thể tiếp cận họ hiệu quả.

Tận dụng công nghệ và nội dung số hóa

Gen Alpha lớn lên với công nghệ và rất quen thuộc với các thiết bị thông minh và nền tảng trực tuyến. Thương hiệu nên tạo ra nội dung số hóa phong phú và tương tác, như video ngắn, ứng dụng di động, trò chơi trực tuyến, và trải nghiệm thực tế ảo (VR), để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nội dung cần phải dễ tiếp cận, thú vị, và mang tính giáo dục để phù hợp với sở thích và nhu cầu học tập của thế hệ này.

Cá nhân hóa trải nghiệm

Gen Alpha đánh giá cao trải nghiệm cá nhân hóa. Do vậy, các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và thông điệp phù hợp với từng cá nhân nhằm tạo ra kết nối sâu sắc hơn.

Tập trung vào các giá trị bền vững

Gen Alpha có ý thức về các vấn đề môi trường và xã hội từ rất sớm. Thương hiệu cần thể hiện cam kết của mình đối với các giá trị bền vững, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, hay hướng tới các giải pháp bền vững. Khi thương hiệu phản ánh những giá trị mà Gen Alpha quan tâm, họ sẽ cảm thấy gần gũi và có thiện cảm hơn với thương hiệu.

Ví dụ, Patagonia, thương hiệu quần áo dã ngoại nổi nổi tiếng của Mỹ, đã triển khai chiến dịch môi trường bền vững "Worn Wear". Cụ thể, chiến dịch khuyến khích khách hàng tái chế quần áo cũ thay vì mua đồ mới. Xuyên suốt chiến dịch, thương hiệu này đã thực hiện một loạt các video tương tác giúp khách hàng sửa chữa quần áo của mình và giới thiệu cửa hàng "Worn Wear", nơi mà họ có thể mua bán các sản phẩm cũ.

Xây dựng cộng đồng và tương tác

Gen Alpha thích sự kết nối và tương tác xã hội. Thương hiệu có thể tạo ra các cộng đồng trực tuyến, nơi thế hệ này có thể tham gia, chia sẻ và kết nối với những người cùng sở thích. Việc tạo ra các trải nghiệm tương tác, chẳng hạn như thử thách trực tuyến hoặc sự kiện ảo, cũng sẽ giúp thương hiệu thu hút và giữ chân thế hệ này.

Lego là một ví dụ điển hình về sử dụng trải nghiệm tương tác cho thế hệ Alpha. Cụ thể, thương hiệu này đã ra mắt ứng dụng LEGO Life, nơi người dùng có thể chia sẻ những sản phẩm LEGO của riêng mình với bạn bè hoặc tham gia dự thi. Ứng dụng này đã tạo nên một cộng đồng tương tác sôi nổi và tăng độ nhận diện rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Tận dụng độ phủ rộng rãi của các Kidfluencers

Một trong những đặc điểm của Gen Alpha là tiêu thụ các nội dung trực tuyến từ rất sớm. So với các thế hệ trước, họ có xu hướng xem các vlog và video của người nổi tiếng hàng ngày. Đặc biệt, theo báo cáo của công ty quảng cáo Wunderman Thompson, hơn một nửa trẻ em (55%) muốn mua sản phẩm nếu họ thấy ngôi sao YouTube hoặc Instagram yêu thích của mình đang sử dụng nó.

Doanh nghiệp có thể lợi dụng điểm này và bắt tay với các kid-fluencers (người có sức ảnh hưởng dưới 18 tuổi) để kết nối với độ tuổi này từ sớm. Tại Việt Nam, “Pam iu ơi” là một “thế lực nhí” có lượng fan đông đảo trên mạng xã hội. Các nội dung về cô bé thường nhận được sự quan tâm cực lớn từ cộng đồng mạng. Với gần 1 triệu người theo dõi trên Instagram và hơn 2 triệu lượt thích trên TikTok, Pam cùng ba mẹ đã tham gia vào nhiều chiến dịch truyền thông của Comfort, Siro Gadopax, Zara, UNIQLO…

Gen Alpha - Thế hệ tiêu dùng tiềm năng tiếp nối Gen Z có gì đặc biệt

Hot kid "Pam iu ơi" trở thành đại sứ thương hiệu của Comfort

>>> Xem thêmDove thực hiện campaign toàn cầu đầu tiên nhắm tới Gen Alpha - Thế hệ A đang trở thành nhóm người tiêu dùng tiềm năng mới?

Tạm kết

Lớn lên trong thời đại mà công nghệ và mạng xã hội phát triển không ngừng, gen Alpha chính là thế hệ sẽ định hình tương lai. Do đó, đầu tư tìm hiểu và khai thác nhóm đối tượng này từ sớm sẽ là bước đi thông minh giúp thương hiệu gặt quả ngọt về lâu dài.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.