- Freelancer là gì?
- Freelancer là nghề gì?
- Các công việc Freelancer là gì?
- Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì?
- Những hành trang cần chuẩn bị khi bắt đầu nghề nghiệp Freelancer?
- Ưu, nhược điểm khi kiếm tiền cùng Freelancer là gì?
- Những yếu tố giúp thành công với Freelance là gì?
- Hình thức Freelancer kiếm tiền bằng cách nào?
- Cơ hội việc làm cho Freelancer Việt Nam
- Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam
- Một số trang web freelancer uy tín
Làm Freelancer không chỉ là trào lưu phổ biến của người Mỹ mà hiện nay nó còn đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn Thế Giới, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Bạn có biết Freelancer là gì và họ làm những công việc gì không?. Trở thành một người làm freelancer là cách nhanh chóng giúp bạn kiếm được thu nhập một cách thoải mái nhưng không hề dễ dàng.
Nhiều bạn nghĩ, nghề freelancer chỉ cần ngồi máy tính, ra quán cafe mát mẻ, tự do thích thì kiếm tiền, không thích có thể nghỉ. Tuy nhiên, nghề freelancer không hề đơn giản và "ngon ăn" như vậy. Vậy công việc freelancer là gì và những điều bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu làm nghề này.
Hãy để MarketingAI chia sẻ cho bạn những điều mà bạn cần biết về khái niệm Freelancer là gì và các thông tin hữu ích liên quan đến công việc này nhé!
Freelancer là gì?
Thực chất Freelancer là nghề gì? Freelancer là người làm việc tự do và cung cấp dịch vụ với một khoản phí nhất định. Họ thường được trả tiền để thực hiện các nhiệm vụ hoặc các dự án ngắn hạn và không mong đợi một hợp đồng vĩnh viễn. Freelancer có thể bán các dịch vụ của mình cho người trả giá cao nhất và có thể làm việc cho nhiều người cùng lúc, tùy sức lực và khả năng của từng cá nhân. Đây là một hình thức tự làm chủ, tương tự như điều hành một doanh nghiệp cá nhân và có thể làm việc từ xa.
Nghề freelancer là làm gì? freelance nghĩa là gì? Freelancer là người làm việc tự do và cung cấp dịch vụ với một khoản phí nhất định (Ảnh: Behance)
Freelancer là nghề gì?
Thực chất, có rất nhiều công việc khác nhau có thể dưới hình thức Freelancer. Công việc freelancer là gì? Chỉ cần là công việc không bắt buộc đến văn phòng thảo luận và thực hiện, nó đều có thể Freelancer.
Hiện có có rất nhiều ngành nghề đã xuất hiện hình thức làm việc tự do. Nhưng nổi bật nhất có thể kể tới các nhóm chuyên môn của mình, bạn có thể tìm kiếm một công việc phù hợp như sau: thiết kế, dịch thuật, marketing, sale,... Tuỳ thuộc vào chuyên môn của bạn, bạn có thể tìm kiếm một công việc phù hợp để bắt đầu hành trình freelancer.
Các công việc Freelancer là gì?
Gần như bất kỳ loại dịch vụ nào được cung cấp cho một doanh nghiệp khác đều có thể được cung cấp bởi những freelancer. Thuê freelancer cũng đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Vậy công việc freelancer là gì? Một số các công việc freelance phổ biến hiện nay như là:
- Dịch thuật: Biên dịch và phiên dịch tài liệu, bài viết, sách,...
- Freelancer viết lách, Copywriter, content freelancer là gì: Sáng tạo và viết sách, viết các bài PR, blog, bài SEO website, kịch bản,...
- Freelancer IT/ Nhà thiết kế web tự do: lập trình website (nền tảng wordpress, Magento, Joomla…), quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu website,...
- Designer Freelancer: Freelancer thiết kế logo, banner, hình ảnh quảng cáo, quay dựng video,... Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm, thiết kế nội thất, ngoại thất.
- Gia sư Freelancer: Dạy học các môn Toán, Lý, Hoá,... Dạy thêm ôn thi vào cấp 3, ôn thi đại học,...
- Kế toán Freelancer: Liệt kê, ghi chép, thống kê, tính toán các tài sản hoạt động của đơn vị.
- Dịch vụ Marketing freelancer/ PR hoặc quản lý phương tiện truyền thông xã hội: Quảng cáo Facebook, Google Adwords…, tiếp thị, quan hệ công chúng, Forum seeding, quản trị Fanpage.
- Nhân viên SEO tự do: Thiết lập bộ từ khoá, lên quy trình, chi phí tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
- Trợ lý online tự do: Làm việc tại nhà, hỗ trợ các công việc thường ngày của các trưởng phòng, giám đốc như là sắp xếp công việc, quản lý công việc, lên kế hoạch,...
- Kiếm tiền MMO: Kiếm tiền tại nhà với affiliate marketing, click bank, teespring…
>>> Xem thêm: 9 bí kíp giúp bạn quản lý Freelancer làm việc hiệu quả
Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì?
Không phải ai cũng có thể trở thành một người làm Freelancer giỏi. Bên cạnh việc thấu hiểu về bản chất Freelancer là gì thì người làm việc tự do cần có những kỹ năng bao gồm:
Kỹ năng cốt lõi
Kỹ năng cốt lõi là một tập hợp các kỹ năng bổ trợ cho các dịch vụ mà bạn cung cấp. Một nhà phát triển phần mềm web sẽ cần biết ngôn ngữ lập trình, HTML và cách xây dựng phần mềm của họ. Một nhà thiết kế tự do sẽ cần biết cách xử lý chi tiết hình ảnh, kỹ năng minh họa hay kỹ năng sử dụng phần mềm Illustrator, Photoshop
Vì bạn sẽ được thuê như một chuyên gia hoặc ít nhất là một người có kinh nghiệm với kỹ năng cốt lõi của bản thân, do đó, freelancer cần thành thạo những kỹ năng đó hoặc đang trên con đường làm chủ những kỹ năng cơ bản đó.
Kỹ năng vệ tinh
Kỹ năng vệ tinh là những kỹ năng xoay quanh kỹ năng cốt lõi của một freelancer. Ví dụ như nhà phát triển phần mềm web, các kỹ năng vệ tinh của họ có thể bao gồm:
- Thiết kế web (CSS)
- Thiết kế đồ họa (Photoshop, lý thuyết màu sắc)
- JavaScript
- Quản trị hệ thống
- Tự động hóa (shell script, công cụ xây dựng)
Freelancer không cần phải là một chuyên gia về tất cả những kỹ năng vệ tinh. Những kỹ năng trên cần được biết để bổ sung cho kỹ năng cốt lõi của freelancer và giúp họ làm việc dễ dàng hơn với các chuyên gia khác trong lĩnh vực mà bạn đang hướng tới.
Kỹ năng kinh doanh
Tất cả các kỹ năng cốt lõi và kỹ năng vệ tinh đều liên quan đến dịch vụ mà freelancer cung cấp, tuy nhiên đế quảng bá kỹ năng đó đến với phần rộng lớn hơn của thế giới, freelancer cần rèn luyện cho mình kỹ năng kinh doanh. Ở mức tối thiểu, freelancer cần nắm vững những kỹ năng kinh doanh bài bản như:
- Kế toán - đủ để làm sổ sách kế toán cơ bản
- Tài chính - đủ để hiểu mối quan hệ giữa thu nhập, chi phí và tiền mặt
- Tiếp thị - đủ để thu hút khách hàng tiềm năng
- Bán hàng - đủ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khiến họ trở thành khách hàng thực tế
Kỹ năng quản lý
Nhóm kỹ năng tiếp theo nằm giữa kỹ năng kinh doanh và kỹ năng cốt lõi chính là kỹ năng quản lý. Kỹ năng quản lý giúp freelancer giữ công việc hoạt động trơn tru hơn, bao gồm:
- Giao tiếp
- Điều hành các cuộc họp, teamwork
- Tạo báo cáo và theo dõi hiệu suất công việc
Những hành trang cần chuẩn bị khi bắt đầu nghề nghiệp Freelancer?
Để tìm việc freelance, bạn cần có một kỹ năng có thể cung cấp cho các khách hàng tiềm năng. Hầu hết mọi người rút ra kinh nghiệm làm việc bằng cách sử dụng tài năng họ đã có. Cùng với kỹ năng của bản thân đã được chia sẻ ở phần "Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì", bạn cần một số hành trang sau để có thể bắt đầu cách làm một freelancer:
- Một bản kế hoạch kinh doanh. Mặc dù bạn có thể không vận hành và quản lý một doanh nghiệp chính thức (bạn có thể liên hệ với thành phố hoặc quận để xác định có cần giấy phép kinh doanh tự do không), bạn vẫn cần một kế hoạch phác thảo dịch vụ nào bạn sẽ cung cấp, thị trường bạn phục vụ và chiến lược tiếp thị cần thiết để đánh bóng tên tuổi.
- Một trang web cá nhân và các dịch vụ của bạn, bao gồm một danh mục đầu tư và những lời chứng thực từ những khách hàng đã hợp tác cùng bạn.
- Một hồ sơ LinkedIn. Trong khi tất cả các phương tiện truyền thông xã hội có thể là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để kết nối các công việc tự do, LinkedIn là một sơ yếu lý lịch trực tuyến được các chuyên gia tin tưởng hàng đầu. Do đó, chẳng có lý do gì để bạn bỏ qua nguồn tài nguyên quý giá này.
- Một tấm danh thiếp.
- Một menu các dịch vụ và giá cho mỗi dịch vụ bạn cung cấp.
Ưu, nhược điểm khi kiếm tiền cùng Freelancer là gì?
Ưu điểm của Freelancer
Những lý do khiến Freelancer Việt Nam luôn là một công việc hot đáng mơ ước:
- Freelancer có thể hoàn thành công việc bán thời gian xung quanh các công việc chính đang tạo thu nhập chính, đó là một cách để tạo thêm thu nhập của freelancer tùy vào sức lực và năng lực của mỗi người.
- Freelancer không yêu cầu bạn một khoản phí để bắt đầu, bạn chỉ cần có kỹ năng và thiết bị để thực hiện loại công việc này.
- Bạn có thể bắt đầu nhanh chóng. Ngay khi tìm thấy một khách hàng, freelancer có thể bắt đầu công việc và thương lượng giá cả ngay lập tức.
- Nó cho phép sự độc lập cao so với những loại công việc toàn thời gian khác.
- Làm nghề Freelancer thường linh hoạt về mặt thời gian và cho phép bạn làm việc bán thời gian hoặc có thể làm việc sau khi giờ làm việc chính kết thúc.
Khó khăn của nghề Freelance
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nghề Freelance cũng có nhiều khó khăn mà bạn cần phải đối mặt:
Khó khăn trong tìm dự án
Doanh nghiệp sẽ rất khó giao dự án cho bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Bạn hãy bắt đầu với những dự án nhỏ để lấy kinh nghiệm và dần chứng tỏ bản thân mình thay vì những dự án lớn xa vời. Như vậy sẽ đảm bảo cho cuộc sống của bạn, cũng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Nếu công việc dễ, cạnh tranh sẽ rất lớn
Trong bất kì lĩnh vực nào không thể tránh khỏi cạnh tranh. Kiếm tiền Freelancer cũng thế dù cho đây là ngành nghề mới và có nhiều cơ hội phát triển đi chăng nữa. Nếu bạn chọn công việc đơn giản như tăng like, dịch thuật… đồng nghĩa với việc đối thủ cũng làm giống bạn. Thậm chí bạn còn bị cạnh tranh ở rất nhiều khía cạnh. Có rất nhiều người có thể làm tốt hơn với giá cả thấp hơn bạn. Vì thế bạn phải có nỗ lực phát triển bản thân, đột phá hơn trong công việc thì về lâu dài bạn mới có nhiều khách hàng và bước đi vững chắc trên con đường của Freelancer chuyên nghiệp.
Thu nhập không ổn định
Được tự do, linh hoạt về thời gian, mức thu nhập hấp dẫn nhưng freelancer lại không có mức thu nhập ổn định hàng tháng. Sẽ có tháng bạn có nhiều dự án đếm không xuể những có tháng lại không có việc để làm. Bấp bênh về thu nhập dễ khiến nhiều người chán nản và muốn bỏ nghề. Vì vậy, công việc này không phù hợp với những người đã có gia đình hay đang ở độ tuổi trung niên cần có sự ổn định trong công việc.
Những yếu tố giúp thành công với Freelance là gì?
Quản lý thời gian hợp lý
Freelancer được ngưỡng mộ bởi tính tự do làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào, tuy nhiên, freelancer có thể không thuận tiện về mặt lâu dài. Những thói quen tốt là chìa khóa để thành công trong hầu hết các lĩnh vực, ngay cả trong những lĩnh vực sáng tạo hay thoải mái như freelancer.
Bằng cách quản lý thời gian thích hợp, freelancer cần xác định cam kết làm việc trong khoảng thời gian đó; và do đó, hoàn thành tiến độ công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mối quan hệ kinh doanh lâu dài dựa trên sự cam kết của cả hai bên và là chìa khóa để có thu nhập ổn định. Do đó, việc quản lý thời gian cực kỳ quan trọng đối với mỗi freelancer. Chẳng khách hàng nào muốn giao một công việc cho người hoàn thành kết quả sau 2 tháng được giao việc đúng không nào?
Kỹ năng giao tiếp bài bản
Đối với bất kỳ freelancer nào, kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trên con đường thành công. Bạn sẽ cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng để hiểu nhu cầu và mong muốn của họ, hiểu doanh nghiệp của họ và khách hàng của họ, truyền đạt cách bạn có thể giúp đỡ. Nếu không có giao tiếp hiệu quả, khách hàng sẽ thất vọng và khiến công việc trở nên kém hiệu quả hơn, và khách hàng sẽ không tìm đến bạn những lần sau.
Là một người làm việc tự do, bạn sẽ không chỉ liên lạc với khách hàng trong suốt quá trình làm việc, mà bạn sẽ phải có khả năng tiếp cận doanh nghiệp ngay từ đầu. Ngoài ra, bạn sẽ phải liên lạc với khách hàng để xác định phạm vi của dự án và ước tính hoặc báo giá cho dự án.
Tính linh hoạt
Mặc dù freelancer nên có một danh sách việc cần làm hàng ngày hoặc hàng tuần, tính linh hoạt cũng là chìa khóa của sự thành công. Sẽ có lúc những thách thức mới xuất hiện và freelancer sẽ phải có khả năng ưu tiên giải quyết. Bạn có thể cần sự linh hoạt để tạm ngừng ra những gì đã lên kế hoạch để giải quyết vấn đề cấp bách hơn.
Tính linh hoạt cũng rất quan trọng về mặt công việc mà bạn có thể cung cấp. Là một người làm việc tự do, bạn sẽ tự mình làm mọi thứ hoặc gia công các phần công việc cho người khác. Sẽ rất có lợi cho bạn với tư cách là một freelancer nếu bạn có thể mở rộng bộ kỹ năng của mình, điều này sẽ giúp freelancer linh hoạt hơn trong các loại dự án có thể thực hiện và các dịch vụ tổng thể có thể cung cấp cho khách hàng của mình.
Làm thế nào để tìm được công việc tự do?
Công việc tự do có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Bạn có thể xem xét
- Cộng đồng kết nối cá nhân, cả online lẫn offline
- Nơi thị trường mục tiêu của bạn tìm đến. Nơi tốt nhất để tìm kiếm khách hàng là nơi khách hàng tìm kiếm sự giúp đỡ. Tìm hiểu về thị trường mà bạn đang nhắm đến, những gì mà thị trường đang quan tâm và sẵn sàng cung cấp trợ giúp, ý tưởng và tài nguyên để giúp họ hoàn thành công việc
- Trang web việc làm tự do. Có rất nhiều trang web tự do tuyệt vời để tìm việc, có thể kể đến như Vlance, Freelancer Việt hay Upwork. Bạn cũng có thể tìm kiếm công việc tự do trên các trang web nhắm mục tiêu kỹ năng của bạn. Ví dụ: Toptal cho lập trình viên hoặc BloggingPro cho công việc viết tự do.
- Trong những hội nhóm ngành nghề trên Facebook. Tham gia một hội nhóm trong ngành của bạn không chỉ mang đến cho bạn một số thông tin mà còn có nhiều cơ hội kết nối danh sách công việc mà bạn mong muốn.
Hình thức Freelancer kiếm tiền bằng cách nào?
Khi đã có thể tự tin với kiến thức và kỹ năng làm việc của mình, lúc này sẽ cần tìm kiếm khách hàng và để có thể làm được điều này bạn cần có nền tảng với lượng truy cập khác hàng lớn cũng như chất lượng. Dưới đây sẽ là 5 website có lượng khách hàng lớn mà bạn có thể tham khảo, giúp tìm khách hàng cho công việc freelancer dễ dàng hơn.
- Freelancerviet.vn
- Thuengay.vn
- Vlance.vn
- Fiverr.com
- Freelancer.com
Tất cả đều là những trang website uy tín mà bạn có thể tin tưởng giúp hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho công việc freelancer của mình.
Cơ hội việc làm cho Freelancer Việt Nam
Tại Việt Nam, cơ hội việc làm cho các freelancer là rất lớn. Các freelancer nào càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang làm thì lại càng được các chủ dự án chi trả với mức chi phí cao.
Nếu như việc thuê nhân viên làm việc cố định sẽ khiến cho các chủ doanh nghiệp phải mất đi các chi phí như: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp,... thì đối với freelancer, họ sẽ không phải chi trả bất kì khoản chi phí nào ngoài mức giá làm dự án đã được thoả thuận.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thích thuê freelancer Việt Nam để thực hiện công việc, bởi họ sẽ tiết kiệm được một khoán phí mà vẫn đảm bảo cho các cam kết dự án lâu dài. Ngược lại đối với freelancer, họ sẽ có thể duy trì được nguồn thu nhập của mình từ nhiều dự án khác nhau mà không bị gò bó.
Để hiểu thêm cơ hội việc làm dành cho Freelancer là gì thì hãy tham khảo thống kê từ trang web Vlance. Theo trang web này thì hiện nay có khoảng 500.000 người trong cộng đồng freelancer tại Việt Nam đang hoạt động trên trang này với các kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn khác nhau. Trong đó có khoảng 40.000 freelance làm các công việc liên quan đến thiết kế, 100.000 freelance thiên về lập trình, IT, 80.000 freelance làm việc chủ yếu về dịch thuật, viết lách.
Trong khi đó các công việc và dự án dành cho freelance tại Việt Nam đã lên đến con số hàng triệu. Việc nguồn cung thấp hơn nhu cầu của các chủ dự án đã giúp cho các freelance không bao giờ thiếu việc trong giai đoạn thị trường Việt Nam hiện nay.
Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam
Blogger
Với sự phát triển của công nghệ 4.0, công việc của một blogger là rất quan trọng đối với nhận diện thương hiệu. Những công việc liên quan đến viết cũng đa dạng, thuộc đủ mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nội dung bài viết có thể xoay quanh các chủ đề review sản phẩm, viết blog,... Đây được xem là công việc thu hút nhiều freelancer nhất vì không đòi hỏi kỹ năng.
Affiliate marketing
Affiliate marketing là việc làm freelancer không cần kinh nghiệm dần phổ biến trên các trang mạng xã hội, phù hợp với mọi lứa tuổi. Công việc của freelancer là cung cấp 1 đường link có chứa mã code dưới mỗi bài viết nhằm quảng bá sản phẩm của nhà cung cấp.Editor freelancer
Công việc của Editor freelance là edit nội dung, lỗi chính tả trong tài liệu của khách hàng. Những editor chuyên nghiệp sẽ có kỹ năng đọc nhanh và thậm chí là đưa ra những lời khuyên chỉnh sửa hiệu quả.
Data entry freelancer
Công việc này yêu cầu bạn phải có máy tính riêng để nhập và xử lý dữ liệu, soạn các báo cáo,... theo yêu cầu từ phía công ty thuê. Ngoài ra với vị trí nhập dữ liệu, bạn phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ nhưng lại không đòi hỏi quá nhiều chất xám. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện kĩ năng đánh máy tính nhanh để hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Reviewer - Việc làm freelancer không cần kinh nghiệm
Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những chia sẻ có tính trải nghiệm từ thực tế hoặc ở các nguồn khác nhau trước khi quyết định mua: sách, mỹ phẩm, quán ăn,... Do đó những freelancer làm reviewer có khả năng viết lách sẽ phù hợp với công việc này.
Dịch thuật - Việc làm freelancer tiếng Anh
Nếu bạn đam mê ngôn ngữ thì đây chính là công việc dành cho bạn. Khi là dịch giả, bạn sẽ nhận được tài liệu từ khách hàng và thực hiện dịch nội dung trong đó sang một ngôn ngữ được yêu cầu. Để phục vụ cho công việc dịch thuật, bạn cần sở hữu kiến thức về ngôn ngữ chuyên môn, cũng như nắm vững thuật ngữ chuyên ngành để dễ dàng phiên dịch nội dung theo nghĩa chuẩn nhất.
Một số trang web freelancer uy tín
Cùng với hình thức làm việc tự do, có rất nhiều trang web uy tín, hoạt động như trung gian kết nối chủ dự án và những người làm việc tự do.
Upwork
Với hơn 10 triệu lượt đăng kí, Upwork là trang web tìm kiếm công việc tự do lớn nhất hiện nay. Upwork có nhiều dự án với quy mô khác nhau và ở những lĩnh vực khác nhau như: website, dịch thuật, marketing,...Upwork sở hữu bảo mật thanh toán an toàn, đảm bảo luôn được chi trả đầy đủ cho công việc bạn làm. Trước khi bắt đầu công việc, chủ dự án sẽ thanh toán cho Upwork và khoản tiền đó sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn khi hoàn thành công việc.
People Per Hour
Tại People Per Hour bạn sẽ thấy chủ dự án đăng tải rõ mức ngân sách họ sẽ phải chi trả. Nếu bạn là người có thu nhập trung bình hoặc cao, sẽ không phải trả quá nhiều tiền hoa hồng cho People Per Hour.
Phí trung gian: 20% cho $500 (tương đương 12 triệu đồng) bạn kiếm được mỗi tháng, sau đó khoản phí này chỉ còn 5%.
Freelancer
Freelancer là một trang web tìm kiếm công việc tự do giao diện thân thiện với môi trường. Bạn có thể dễ dàng đăng kí tài khoản trên Facebook và liệt kê tối đa 20 kĩ năng công việc bạn sở hữu, sau đó Freelancer sẽ tự động gợi ý cho bạn những công việc phù hợp với kĩ năng của bạn.
Kết luận:
Như vậy bài viết chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu hơn về công việc Freelancer là gì? Những điều cần biết về Freelancer 2023. Trở thành một freelancer đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm cực lớn cho tài chính cá nhân bao gồm những thương lượng về việc trả lương, tìm bảo hiểm hay đóng thuế thu nhập cá nhân. Nhưng nếu bạn yêu thích sự tự do, linh hoạt và kiếm được nhiều tiềm năng từ công việc độc lập này thì freelancer chính là một công việc lý tưởng.
Có thể thấy rằng, cơ hội việc làm đối với freelancer Việt Nam là vô cùng lớn, vì vậy hi vọng rằng sau những chia sẻ trong bài viết này, các bạn đã nắm được freelancer là gì cũng như tìm được một công việc freelancer phù hợp dành cho chính bản thân bạn.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để cân đối công việc Full-time Freelancer và cuộc sống cá nhân
Nguồn: The Balance
Bình luận của bạn