cover

Doanh số là gì? 3 cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả 2022

24 Thg 08

Trong kinh doanh, cái khái niệm như doanh thu, doanh số, lợi nhuận… đều là những chỉ số cơ bản cần nắm vững bởi chúng đều là những thước đo quan trọng thể hiện tình hình của doanh nghiệp. Dù...

Trong kinh doanh, cái khái niệm như doanh thu, doanh số, lợi nhuận… đều là những chỉ số cơ bản cần nắm vững bởi chúng đều là những thước đo quan trọng thể hiện tình hình của doanh nghiệp. Dù có thể quy mô, ngành hàng hay địa điểm khác nhau, nhưng chắc chắn các công ty đều mong muốn tăng trưởng doanh thu và tối đa lợi nhuận. 

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về những khái niệm doanh số là gì và một số cách tăng doanh số bán hàng tối ưu và hiệu quả. 

Doanh số là gì?

Doanh số (tiếng Anh: Sales) được định nghĩa là toàn bộ số sản phẩm, dịch của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó có thể được tính theo tuần, tháng, quý hoặc năm hay còn được gọi là một kỳ kế toán. 

Doanh số là một khái niệm cơ bản trong kinh doanh

Doanh số là một khái niệm cơ bản trong kinh doanh

Doanh số là tổng của doanh số bán hàng, tức tổng số tiền thu được trong khoảng thời gian nhất định nói trên và khoản tiền chưa được nhận (có thể là do đại lý ký gửi, các đơn hàng ship COD, hoặc các đơn giao hàng trước thanh toán sau…)

Chỉ số AOV là gì? Cách cải thiện chỉ số giúp bùng nổ doanh số

Chiết khấu doanh số là gì?

Chiết khấu là khái niệm dùng để miêu tả hành động giảm giá bán niêm yết của sản phẩm, dịch vụ với một tỷ lệ phần trăm nhất định. Đây là cách thức cực kỳ phổ biến trong các chiến dịch Marketing đẩy bán, nhằm hỗ trợ việc kinh doanh bán hàng, kích thích khả năng mua sắm của người tiêu dùng. 

Có nhiều hình thức chiết khấu khác nhau tùy theo từng đối tượng khách hàng cũng như khoảng thời gian khác nhau, ví dụ như: chiết khấu cho khách hàng quen, chiết khấu cho đối tượng của công ty, chiết khấu cho đại lý phân phối, chiết khấu nhân dịp lễ Tết, chiết khấu nhằm tri ân khách hàng…

Chiết khấu là hành động giảm giá niêm yết theo một tỷ lệ phần trăm nhất định

Chiết khấu là hành động giảm giá niêm yết theo một tỷ lệ phần trăm nhất định

Chiết khấu được phân loại như sau: 

  • Chiết khấu thương mại
  • Chiết khấu bán buôn cho cá nhân, đơn vị đặt mua số lượng lớn
  • Giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm
  • Giảm giá nếu thanh toán bằng tiền mặt
  • Chiết khấu tuỳ theo ngành nghề của người mua
  • Giảm giá cho nhân viên
  • Chiết khấu theo mùa, dịp lễ Tết 

Doanh thu là gì?

Doanh thu và Doanh số là hai khái niệm cơ bản trong kinh doanh, đồng thời cũng là hai khái niệm thường dễ gây bối rối, hiểu lầm. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt rõ rệt. 

Doanh thu (tiếng Anh: Revenue) được định nghĩa là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp, công ty thu được từ hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau, có thể là từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Điều này khác với doanh số chỉ là khoản thu từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. 

Doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động của mình

Doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động của mình

Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu là một thành tố quan trọng phản ánh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nhờ có chỉ số này mà mỗi doanh nghiệp mới có thể biết được tình hình thực tế kinh doanh của công ty mình ra sao.

Revenue là gì? Cách tạo Revenue hiệu quả như thế nào?

Doanh số và doanh thu khác gì nhau?

Do hai khái niệm này khá giống nhau và thường được nhắc đến cạnh nhau mà có không ít người nhầm lẫn chúng và sử dụng không đúng hoàn cảnh. Điều này đôi khi gây nên những hệ quả nghiêm trọng trong các văn bản kinh doanh nhằm đánh giá năng lực, hoạt động kinh doanh của cả một doanh nghiệp. 

Như định nghĩa ở trên, doanh số là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Còn doanh thu là tổng số tiền cũng như các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đó thu về trong một khoảng thời gian cố định, thường được gọi là một kỳ kế toán.

Để phân biệt một cách đơn giản và dễ nhớ hơn, doanh thu (revenue) không chỉ bao gồm số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ thông thường hay còn gọi là lợi nhuận. Mà đó còn là nguồn thu từ các hoạt động khác của công ty đó, ví dụ như đầu tư (trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ..), cho vay, cho thuê tài sản, lãi suất ngân hàng…

Doanh thu và Doanh số có sự khác biệt cơ bản

Doanh thu và Doanh số có sự khác biệt cơ bản

Có thể thấy, doanh thu mang một hàm nghĩa rộng hơn và bao gồm cả doanh thu trong đó. Các chỉ số về doanh thu là vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp để có thể tiếp cận thêm các khách hàng tiềm năng cũng như tăng lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra. Thông thường, doanh số là một nguồn thu luôn được chú ý và đầu tư để tăng doanh thu so với các loại nguồn thu khác. 

Việc hiểu và biết rõ về định nghĩa, bản chất của hai khái niệm doanh thu và doanh số là gì rất cần thiết. Bởi chỉ khi hiểu được hai khái niệm này, ta mới có thể hiểu rõ tình hình bán hàng, khả năng tài chính hay mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, bán hàng mang về. 

Vai trò của doanh số là gì?

Như đã nói ở trên, doanh số là một khái niệm quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì sao vậy? Bởi nhìn vào các con số trong doanh số, ta có thể biết được sức bán của doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cao cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó đang trên đà phát triển. Nó cũng cho thấy các chiến lược của ban lãnh đạo đang đi đúng hướng và sự hiệu quả trong năng suất làm việc của nhân viên. 

Đối với mỗi doanh nghiệp, xác định được chiến lược kinh doanh là việc làm tối quan trọng, bởi đó sẽ là định hướng xuyên suốt giúp công ty đó hoạt động. Một chiến lược tổng thể tốt, chuyên nghiệp và phù hợp với các điều kiện của công ty sẽ là bước đệm tốt để tăng nhanh cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường cũng như thúc đẩy tăng trưởng doanh số. 

Trong trường hợp ngược lại, khi doanh số của doanh nghiệp giảm cho thấy hoạt động kinh doanh đang có vấn đề, gây ra một ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình bán hàng. 

Doanh số thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh số thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Đó có thể là nguyên nhân khách hàng hoặc chủ quan, dù là lý do gì thì cũng cần tìm hiểu bối cảnh thị trường cũng như các vấn đề trong nội bộ công ty để có được biện pháp khắc phục nhanh chóng. Giải quyết nhanh vấn đề này có thể tránh được tình trạng thất thoát doanh thu của doanh nghiệp. 

Mức độ quan trọng của doanh số đối với một doanh nghiệp còn xét trên việc khi doanh số tăng thì tốc độ lưu chuyển vốn, quy vòng vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có đủ lượng vốn để quay vòng đầu tư, sản xuất và kinh doanh, tránh được việc phải đi vay vốn ngoài. 

Khi doanh số giảm, điều này cho thấy giá trị thanh khoản tỷ lệ quay vòng vốn thấp, điều này ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn đến việc phá sản.  

Cách tính doanh số chuẩn nhất

Công thức tính doanh số theo quy định = Số lượng sản phẩm doanh nghiệp bán ra x Giá bán của từng sản phẩm. 

Ví dụ: Một cửa hàng văn phòng phẩm kinh doanh các loại sổ với giá 50.000 đồng/quyển và các loại bút chì với giá 5.000đ/cái. Trong ngày 22/8/2022, cửa hàng đó bán được 4 quyển sổ cùng loại và 10 cái bút chì cùng loại. Vậy ta dễ dàng tính được doanh số của cửa hàng đó sẽ là (50.000đ x 4) + (5.000 x 10) = 250.000đ.

Trong kinh doanh, bài toán thực tế sẽ phức tạp do các yếu tố như số lượng mặt hàng hoặc chủng loại, tuy nhiên vẫn tuân theo công thức cơ bản trên. 

Cách tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp

Như đã tìm hiểu về doanh số là gì dưới đây sẽ là một vài cách tăng trưởng doanh số hiệu quả và phổ biến cũng như đã được kiểm chứng về độ thành công qua thời gian, có thể gọi là những cách kinh điển nhất: 

Giảm giá, chiết khấu

Như đã đề cập ở trên, chiết khấu là một trong những chiến thuật marketing kinh điển thường được áp dụng và vẫn luôn mang lại hiệu quả. 

Giảm giá chiết khấu tăng doanh số

Việc chiết khấu về giá bán có khả năng kích thích việc mua sắm của người tiêu dùng cũng như gia tăng mức độ gắn bó của khách hàng và các đối tác thân thiết. Chiết khấu giá được hiểu đơn giản là giảm giá bán của sản phẩm, dịch vụ do với giá niêm yết theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. 

Cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí

Cách thức “mua mớ rau tặng thêm quả ớt” này là một cách quen thuộc và hiệu quả để tăng doanh số bán hàng. Đây là cách doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc cung cấp các mẫu dùng thử cho khách hàng trong thời gian ngắn. Việc này thường được ứng dụng khi doanh nghiệp đang triển khai các chiến dịch Marketing ra mắt sản phẩm hoặc trong những dịp lễ, Tết mà người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cao. 

Một chương trình dùng thử, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp

Một chương trình dùng thử, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp

Cách này giúp cho khách hàng có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đây cũng là cách tăng doanh số bán hàng mà doanh nghiệp khéo léo đưa hàng hóa của mình tiếp cận đến người tiêu dùng. 

Tạo sự khan hiếm

Khi yêu cầu của khách hàng hiện nay ngày một khó tính và muốn tạo sự cá nhân hóa cao hơn, việc tạo sự khan hiếm cho các mặt hàng đã phát huy tác dụng. 

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người xếp hàng dài trong ngày ra mắt các sản phẩm để mua bằng được chúng. Những thông báo về giới hạn số lượng sản phẩm như chỉ 50 hay 100 cái cho những khách hàng đầu tiên đã kích thích họ muốn chinh phục. 

Hiệu ứng khan hiếm khiến cho hàng dài người xếp hàng chờ mua sản phẩm

Hiệu ứng khan hiếm khiến cho hàng dài người xếp hàng chờ mua sản phẩm

Việc này còn ảnh hưởng đến tâm lý đám đông với độ hiệu quả lớn hơn khi việc nhiều người tập trung để mua hàng sẽ gây ra sự tò mò của những người xung quanh. Nhờ đó mà hình ảnh cũng như danh tiếng của thương hiệu đã được marketing một cách hoàn toàn tự nhiên. 

Cách tăng doanh số bán hàng dành cho doanh nghiệp nhỏ

Kết luận :

Cả doanh thu lẫn doanh số là gì đều là những khái niệm vô cùng quan trọng trong công việc kinh doanh. Nó phản ánh trực tiếp “sức khỏe” tài chính của một doanh nghiệp. 

Bởi vậy, muốn xây dựng một công ty phát triển bền vững, không chỉ các nhà lãnh đạo mà ngay cả các nhân viên cũng cần hiểu rõ lý thuyết cũng như ứng dụng thực tế của hai chỉ số Doanh thu và Doanh số. Từ đó mới có thể xây dựng được những kế hoạch kinh doanh, chiến lược Marketing cũng như đẩy bán hiệu quả. 

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.