Ngày nay, người tiêu dùng thường có xu hướng tìm kiếm thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến định vị thương hiệu đang trở thành chiến lược để giúp các công ty giành được thị phần và đi trước so với đối thủ cạnh tranh. Vậy định vị thương hiệu là gì? Bí quyết nào để định vị thương hiệu thành công?
Định vị thương hiệu là gì?
"Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình"
Theo Marc Filser
Đây được coi là định nghĩa dễ hiểu của giáo sư Marc Filser. Mục tiêu của định vị thương hiệu là tạo ra một hình ảnh của thương hiệu có bản sắc riêng, có sự khác biệt, và quan quan trọng gây ấn tượng với người tiêu dùng. Đây là yếu tổ để đi cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài doanh nghiệp, dù là sản phẩm hay dịch vụ nào thì việc có định hướng rõ ràng và có cá tính của doanh nghiệp.
Các chiến lược, đường đi nước bước của các thương hiệu chắc chắn có sự khác nhau tùy vào hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương tiện chung được đưa vào sử dụng là các phương tiện truyền thông, chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả sẽ tối đa hóa sự quan tâm của khach hàng và tối đa hóa giá trị thương hiệu.
Tái định vị thương hiệu là gì?
Tái định vị thương hiệu là hoạt động xác định lại vị trí của thương hiệu trên thị trường hay giữ vững thương hiệu tốt trong lòng khách hàng. Tái định vị giúp doanh ghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và tạo cho mình vị thế mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Tái định vị thương hiệu như một công cụ, con đường bắt buộc phải đi để đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định.
Tại sao phải định vị thương hiệu?
Bạn chỉ biết cần phải định vị thương hiệu nhưng có biết tại sao phải định vị thương hiệu không? Vì trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp, định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt so với đối thủ. Dễ dàng nhận diện trên thị trường có quá nhiều sự cạnh tranh chính là chìa khóa để doanh nghiệp chinh phục khách hàng. Sau đó, mọi hoạt động truyền thông sẽ diễn ra có trọng tâm và hiệu quả.
Định vị thương hiệu giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm của bạn, trung thành sử dụng mà không còn quan tâm đến giá cả.
Chiến lược kinh doanh lâu dài vói một thương hiệu đã được định vị vững vàng trong tâm trí khách hàng sẽ dễ dàng mở rộng quy mô, phân khúc sản phẩm. Bạn sẽ không cần tốn nhiều chi phí truyền thông nhưng vẫn có được sự uy tín nhất định trên thị trường.
Bí quyết thành công khi định vị thương hiệu là gì?
1. Hiểu được vị trí hiện tại của bạn
Bắt đầu bằng cách này sẽ giúp thương hiệu của bạn biết được những điểm mạnh và điểm yếu trên thị trường. Làm thế nào để tạo ra được chiến lược định vị thương hiệu một cách hiệu quả. Những yếu đó bao gồm:
- Tuyên bố sứ mệnh
- Nổi bật giá trị cốt lõi
- Đề xuất giá trị
- Brand Persona
Hiểu được những yếu tố quan trọng này sẽ giúp bạn có một khung hoàn hảo để tạo ra nền móng vững chắc định vị thương hiệu. Từ đây giúp doanh nghiệp của bạn xác định được đúng mục tiêu khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Tiếp theo đó, bạn sẽ phải tìm cách tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của mình, hiểu được họ đang muốn gì từ thị trường. Đáp ứng được những điều họ mong muốn là mục đích cuối cùng, hãy cho họ hình ảnh rõ ràng về thị trường mục tiêu của mình đặt ra.
Hãy xem xét những lợi ích nào trong số này mang lại nhiều lợi ích nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn. Ví dụ, trong các thị trường B2B, người mua đặt tầm quan trọng hàng đầu vào lợi ích kinh tế, trong khi người tiêu dùng thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên lý do cảm xúc cá nhân.
2. Xác định đối thủ là ai? Và phân tích môi trường ngành
Sau khi bạn đã hoàn thành, đánh giá ban đầu về thương hiệu và xác định được thị trường mục tiêu của bạn. Điều cần làm là phân tích xem đối thủ của bạn có những gì? Để phân tích được đối thủ cạnh tranh, ta cần tiến hành phân tích:
- Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn, họ có gì hơn thương hiệu của bạn? Họ làm gì không tốt bằng thương hiệu cảu bạn? Sử dụng những công cụ trực quan như ma trận, so sánh, đặt lên bàn cân về tiềm năng của doanh nghiệp bạn với các đối thủ cùng ngành. Từ đó biết được những điểm mạnh, điểm yếu.
- Tóm tắt lại những yếu tố đặc trưng của thương hiệu và lợi ích mà thương hiệu bạn mang tới cho khách hàng. Những yếu tố này cần được cô đọng lại và xem nó có đem đến cho khách hàng mục tiêu những giá trị có lợi cho họ. Từ đó, đây là những thành phần chính tạo nên cốt lõi trong định vị thương hiệu của bạn.
- Dựa trên những kế hoạch xâm nhập thị trường mục tiêu của bạn, hãy lưu ý tầm quan trọng hình ảnh thương hiệu bạn xuất hiện trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Nếu khách hàng chưa nhận thức được giá trị thương hiệu bạn truyền đạt, bạn phải làm mọi cách giúp khán giả hiểu được và việc định vị thương hiệu giúp khách hàng trở thành người mua hàng.
3. Tuyên bố định vị thương hiệu của bạn
Khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình, phân tích đối thủ cạnh tranh và xác định sự khác biệt cạnh tranh của mình, bạn đã sẵn sàng để tạo một tuyên bố định vị thương hiệu . Không giống như khẩu hiệu quảng cáo hoặc khẩu hiệu, tuyên ngôn định vị của bạn nên được sử dụng nội bộ để giúp hướng dẫn các nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn .
Tuyên bố định vị thương hiệu tốt là ngắn gọn - không quá một hoặc hai câu dài - và thường bao gồm bốn thành phần quan trọng, dựa trên dữ liệu được thu thập trong những bước trên:
- Khán giả mục tiêu. Ai là người mua lý tưởng của bạn?
- Định nghĩa thị trường. Những gì thích hợp hoặc thể loại của thị trường thương hiệu của bạn tốt nhất phục vụ?
- Lợi ích / điểm khác biệt. Lợi ích duy nhất hoặc sự khác biệt cạnh tranh mà bạn đã xác định trong bước trước là gì?
- Lý do để tin tưởng. Bạn có bằng chứng nào cho lợi ích nói trên?
4. Triển khai tuyên bố định vị của bạn
Bây giờ bạn đã tạo ra một tuyên bố định vị thương hiệu, đã đến lúc đưa nó vào sử dụng. Dưới đây là một số cách bạn có thể bắt đầu triển khai tuyên ngôn định vị trong chiến lược xây dựng thương hiệu tổng thể của mình:
- Đặt mục tiêu SMART cho chiến lược định vị thương hiệu của bạn. Mục tiêu SMART là cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, kết quả theo định hướng và thời gian ràng buộc.
- Căn chỉnh tuyên ngôn định vị thương hiệu của bạn với kế hoạch tiếp thị của bạn . Luôn buộc các tính năng và lợi ích của sản phẩm trở lại với yếu tố khác biệt của bạn.
- Làm cho một trường hợp cho yêu cầu của bạn. Không chỉ nói với khách hàng của bạn tại sao bạn có thể cung cấp lời hứa của bạn tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn - chứng minh điều đó bằng các bài đánh giá, nghiên cứu điển hình, lời chứng thực và bản trình diễn sản phẩm.
- Sẽ tập trung hơn vào việc làm nổi bật điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu của bạn hơn là cố gắng làm mọi thứ cho mọi người. Chiến lược định vị thương hiệu của bạn sẽ giúp bạn tạo ra phân đoạn của riêng mình trên thị trường khi bạn luôn phân phối lời hứa thương hiệu của mình.
Ví dụ về định vị thương hiệu thành công của những doanh nghiệp lớn
Định vị thương hiệu của Amazon
Amazon.com đã sử dụng tuyên bố định vị sau vào năm 2001 (khi nó hầu như chỉ bán sách). Đối với những người dùng World Wide Web, những người thích sách, Amazon.com là một nhà bán lẻ bán lẻ cung cấp quyền truy cập nhanh vào hơn 1,1 triệu cuốn sách. Không giống như các nhà bán lẻ sách truyền thống, Amazon.com cung cấp sự kết hợp tiện lợi phi thường, giá thấp và lựa chọn toàn diện. Và nhìn bây giờ xem, chính sự thay đổi và làm mạnh về định vị thương hiệu. Amazon hiện nay là trang web thương mại điện tử hàng đầu trên toàn thế giới đi đầu về mọi mặt.
Định vị thương hiệu của Vinamilk
Vinamilk là công ty sữa nếu nói không quá là hàng đầu tại Việt Nam hiên nay. Kể từ khi ra đời năm 1976 đến nay qua nhiều giai đoạn phát triển, thì chiến lược định vị thương hiệu được hãng làm rất tốt. Những chiến lược của Vinamilk đề ra từ khách hàng mục tiêu, đến cách tiếp cận, biết tận dụng lợi thế sân nhà. Định vị thương hiệu của vinamilk là “chất lượng quốc tế” để nhắc nhở cho người tiêu dùng Việt Nam thấy Vinamilk là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn 10 nước trên thế giới. Giờ đây, giữa một loạt các đối thủ thương hiệu trong nước và cả ngoại nhập thì Vinamilk như là một cái tên vụt lên, và thương hiệu "sữa tươi số 1 Việt Nam" đã đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Định vị thương hiệu của Coca-Cola
Coca Cola là thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giải khát. Coca Cola không chỉ thành công trong việc định vị thương hiệu mà còn thành công trong việc định vị thương hiệu của đối thủ.
Một trong những định vị thành công nhất của thương hiệu này là hình ảnh thân chai thủy tinh cong "contour bottle" được xuất phát từ hình ảnh vỏ quả cacao với màu đỏ rực. Chọn lựa màu đỏ nổi bật kết hợp với thương hiệu màu trắng giúp cân bằng lại màu sắc của nước ngọt bên trong chai thủy tinh đã giúp thương hiệu ghi lại dấu ấn sâu sắc với người tiêu dùng.
Coca Cola lúc nào cũng thay đổi để thương hiệu phát triển lớn mạnh hơn. Mỗi lần xuất hiện, thương hiệu luôn tạo ra sự thích thú với người tiêu dùng và không mất đi giá trị ban đầu.
Việc định vị thương hiệu của Coca Cola cũng thành công trong chiến lược vô hiệu hóa sự cạnh tranh của các đối thủ, Coca Cola đã rất nhiều lần hạ bệ đối thủ bằng nhiều hình thức được lòng người hâm mộ. Việc định vị thương hiệu 2 chiều này cũng được các nhãn hàng nước giải khát lớn khác áp dụng bằng cách kiểm soát những cuộc đối thoại của người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Ma trận SWOT của Coca Cola
Kết luận
Định vị thương hiệu dường như là hướng đi của hầu hết các thương hiệu hiện nay. Muốn tiếp cận người dùng hiệu quả thì bản chất định vị thương hiệu là gì phải được hiểu thật rõ. Hãy nhớ, dù bạn có sản phẩm tốt đến đâu nhưng nếu không định vị được thương hiệu tới người dùng thì cũng sẽ thất bại mà thôi!
Thắng Nguyễn - Marketing AI
Bình luận của bạn