Ngành hàng không hiện nay đang được chú trọng đầu tư rất nhiều công nghệ tối tân dùng để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Thêm vào đó, các hãng hàng không đang mọc ra nhiều như nấm, khiến cho thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Cung cấp dịch vụ Wifi đang là một xu thế mới trên thị trường, và nhiều thương hiệu hàng công tại Mỹ đang chạy đua về công nghệ này. Hãy cùng tìm hiểu xem dịch vụ này đang được triển khai như thế nào? Liệu rằng các hãng tại Việt Nam có thể làm gì trước bối cảnh sẽ có quá nhiều tên tuổi đứng chung 1 ô đất trong thời gian sắp tới?
Cuộc chạy đua gắt gao về cung cấp Wifi của các hãng hàng không Mỹ
Hiện nay, mỗi hàng hàng không ở Mỹ đều niêm yết bảng giá dịch vụ wifi khác nhau, song được đánh giá là khá đắt. Giá dao động từ 3 USD đến hơn 40 USD, tức có thể lên tới 1 triệu đồng cho 1 chặng bay. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ wifi dự báo dịch vụ này có thể miễn phí trên hầu hết các chuyến bay ở Mỹ trong hai năm tới.
Hiện nay, các hãng ngành hàng không đang nghiên cứu nhiều chiến lược để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Chính vì vậy hãng hàng không JetBlue đang dẫn đầu khi cung cấp wifi miễn phí có tên gọi Simply Surf trên tất cả các chuyến bay trong nước của hãng này với các kết nối cơ bản như lướt web, mạng xã hội, kiểm tra email nhưng không thể xem phim trực tuyến. Đây chính là tương lai của ngành hàng không, khi mà trải nghiệm của khách hàng luôn muốn mình có được điều thoải mái nhất khi tham gia 1 chuyến bay, và wifi là điều còn thiếu với khách hàng.
Để giảm tải chi phí, các hãng hàng không thậm chí chạy đua thuyết phục các nhà tài trợ trang trải chi phí cung cấp wifi miễn phí trên bầu trời. Chẳng hạn Apple chấp nhận trả chi phí kết nối cho các khách thuê bao dịch vụ Apple Music để giúp họ có thể kết nối wifi miễn phí trên các chuyến bay của hãng American Airlines. Amazon "chơi" lớn hơn khi bao toàn bộ chi phí Wifi cho các chuyến bay trong nước của Jet Blue.
Mới đây nhất, hồi tháng 5, hãng hàng không lớn thứ hai Mỹ - Delta Airlines cũng tuyên bố thử nghiệm cung cấp wifi miễn phí trên một số chuyến bay để kiểm tra xem lượng hành khách sẽ tăng lên bao nhiêu, đồng thời để xác định xem dịch vụ Internet qua vệ tinh có hoạt động ổn định khi lượng người dùng tăng lên hay không. Theo một số cuộc khảo sát thực hiện tại Mỹ, dịch vụ wifi trên các chuyến bay thực sự quan trọng đối với hàng khách và được đánh giá cao hơn cả các dịch vụ như ăn uống hay không gian duỗi chân.
Đây được xem là một keyword để nhiều hãng đánh vào Insight của họ, đưa ra những lợi thế cho mình. Đây được xem là thời điểm nhiều hãng hàng không tại Mỹ đang tích cực thử nghiệm, và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh nhất cho mình để sớm dành được lợi thế trước các đối thủ cùng ngành hàng không khác trên thị trường. Nếu cung cấp miễn phí, các hãng hàng không Mỹ có thể giành được sự hài lòng và sự đánh giá cao của hành khách, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường hàng không trị giá 240 tỷ USD tại nước này.
Cơ hội nào cho các hãng hàng không tại Việt Nam?
Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng việc các hãng hàng không mới chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích cho khách hàng. Thế nhưng, việc gia nhập nhiều sẽ làm cho thị trường trở nên bão hòa, hãng nào cũng giống hãng nào sẽ gây ra nhiều điều tiêu cực. Chắc chắn một điều rằng, nếu không có sự khác biệt trong những chiến lược kinh doanh, thì các hãng mới sẽ chẳng "sơ múi" được gì từ thị phần của những tên tuổi lớn như VietjetAir hay VietNam Airlines đâu.
Vấn đề hiện nay là làm sao để các hãng mới có thể chen được 1 chân vào trong cuộc chơi của những tên tuổi kỳ cựu? Thị trường ngành hàng không Việt Nam nhiều năm qua chứng kiến cuộc đua song mã giữa VJ và VNA, kể cả "ông lớn" Châu Á là AirAsia cũng chịu bại trận tại đây! VinPearl Air hay Viettravel Airlines là những cái tên trong thời gian tới sẽ Launching và sẽ cạnh tranh sòng phẳng với những cái tên kể trên. Chính vì vậy, yếu tố truyền thông cần được đẩy mạnh hơn cả, bên cạnh PR trên các báo lớn về hình ảnh thương hiệu. Một điều nữa, mà các hãng cần chú ý là làm sao có thể gây sự khác biệt và nâng cao trải nghiệm với khách hàng. Chính dịch vụ Wifi của ngành hàng không Mỹ đang thử nghiệm kia cũng là điều đáng để thử với các brand tại Việt nam. Trong khi dịch vụ của VJ được đánh giá là khá tệ, VNA đang có những bước dậm chân tại chỗ, thì chính dịch vụ Wifi để nâng cao trải nghiệm khách hàng là "chìa khóa" để giúp các thương hiệu gây ấn tượng mạnh trong thời điểm ra mắt.
Các hãng hàng không Việt Nam đang đứng trước "cuộc chiến" cực kỳ quan trong trong nửa cuối năm nay. Chắc chắn, hãng nào có bước chuẩn bị tốt nhất cũng như cập nhật những công nghệ hiện đại của thế giới thì hãng đó sẽ có được lợi thế cho mình. Thêm vào đó, đây có thể là điều làm thay đổi hoàn toàn cục diện của ngành hàng không Việt nếu biết đưa dịch vụ Wifi vào trong Service của mình.
Xem thêm: Ngành hàng không chứng kiến tham vọng lớn từ “thế lực” mới nổi Bamboo Airways
Tạm kết
Mặc dù chưa được triển khai chính thức, thương ngành hàng không Mỹ đang đứng trước cuộc chạy đua vô cùng mạnh mẽ của nhiều thương hiệu khác nhau về cung cấp dịch vụ Wifi. Thêm vào đó, đây cũng là một tiềm năng để các thương hiệu Việt phát triển cho mình dịch vụ tiện ích này. Thương hiệu nào nắm bắt tốt thì thương hiệu đó dành phần thắng, thậm chí có thể thay đổi thị phần của ngành hàng không bấy lâu nay là nội chiến của 2 "đại gia" VJ và VNA.
Thắng Nguyễn - MarkeitngAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn