- Chuyển đổi số y tế là gì?
- Lợi ích của chuyển đổi số y tế
- Đối với người dân
- Đối với ngành y tế
- Đối với toàn xã hội
- Khó khăn và thách thức trong chuyển đổi số y tế
- Giải pháp cho chuyển đổi số ngành y tế
- Xu hướng chuyển đổi số y tế tại Việt Nam
- Áp dụng các thiết bị y tế di động
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI
- Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR)
- Y tế từ xa (Telemedicine)
- Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data)
- Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Chuyển đổi số y tế là gì?
Chuyển đổi số y tế là quá trình áp dụng công nghệ số vào các hoạt động trong ngành y tế, bao gồm việc quản lý, điều hành, chăm sóc bệnh nhân và nghiên cứu khoa học. Một số công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing), trí tuệ nhân tạo (AI), robot, công nghệ thực tế ảo (VR),... đang ngày trở nên phổ biến trong chuyển đổi số ngành y tế. Mục tiêu của chuyển đổi số trong y tế là tăng cường hiệu quả, giảm thiểu sai sót và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho cộng đồng.
Ví dụ về chuyển đổi số trong y tế:
- Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR): Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã triển khai hệ thống EMR toàn diện, giúp lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin bệnh án của bệnh nhân một cách an toàn và hiệu quả.
- Khám chữa bệnh từ xa (Telehealth): Bệnh viện Chợ Rẫy đã ứng dụng Telehealth để tư vấn, khám bệnh và điều trị từ xa cho các bệnh nhân vùng sâu vùng xa, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
>>> Bạn có thể quan tâm: CVS là gì trong lĩnh vực y tế?
Lợi ích của chuyển đổi số y tế
Đối với người dân
Chuyển đổi số y tế giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn. Mọi người có thể tương tác trực tiếp với các bác sĩ, nhận tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ngay lập tức thông qua các ứng dụng công nghệ. Nhờ vào việc liên kết dữ liệu sức khỏe giữa các cơ sở khám chữa bệnh mà việc theo dõi và quản lý sức khỏe cá nhân cũng trở nên hiệu quả hơn.
Một trong những mục tiêu chính của chuyển đổi số trong y tế là đảm bảo mỗi cá nhân đều có một hồ sơ sức khỏe điện tử nhằm cung cấp thông tin toàn diện và chính xác về tình trạng sức khỏe cho các cơ sở y tế. Điều này không chỉ nâng cao tính cá nhân hóa trong việc chăm sóc và điều trị mà còn giúp phản ứng nhanh hơn trong các tình huống cấp cứu vì thông tin về bệnh án và lịch sử y tế được truy xuất ngay lập tức.
Bên cạnh đó, các công nghệ số như hệ thống thông tin y tế liên kết, hồ sơ bệnh án điện tử,... giúp việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở y tế trở nên dễ dàng hơn. Từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác, đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng cá nhân.
Đối với ngành y tế
Chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các hoạt động y tế, tạo điều kiện cho các bác sĩ và nhân viên y tế tiếp cận dễ dàng hơn với các kiến thức, công nghệ và phương pháp điều trị tiên tiến nhất. Nhờ vậy, quy trình chăm sóc sức khỏe trở nên an toàn và đáng tin cậy hơn, góp phần giảm thiểu các sai sót y khoa, đồng thời tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh.
Với hồ sơ bệnh án điện tử và các hệ thống quản lý thông tin y tế hiện đại, thông tin bệnh nhân được lưu trữ, truy xuất, chia sẻ một cách nhanh chóng và chính xác giữa các bác sĩ cùng cơ sở y tế. Qua đó việc kết nối và phối hợp giữa các chuyên gia y tế trở nên hiệu quả hơn, hỗ trợ các cuộc hội chẩn nhanh chóng, đặc biệt là trong các ca bệnh phức tạp cần ý kiến từ nhiều chuyên gia.
Đối với toàn xã hội
Nhờ vào các công nghệ số, dịch vụ y tế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, từ đó cải thiện sức khỏe của người dân một cách toàn diện. Việc áp dụng các hệ thống quản lý thông minh cùng hồ sơ bệnh án điện tử không chỉ giảm thiểu chi phí y tế không cần thiết mà còn tối ưu hóa nguồn lực, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế công cộng.
Đồng thời, chuyển đổi số giúp tạo ra một hệ thống y tế minh bạch, hiệu quả trong việc quản lý, giám sát, điều hành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường lòng tin của người dân đối với ngành y tế. Công nghệ số cũng thúc đẩy sự phát triển của các mô hình chăm sóc y tế mới như y tế từ xa, tư vấn trực tuyến, qua đó giải quyết các thách thức về khoảng cách địa lý và hạn chế tiếp cận dịch vụ y tế tại các khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa.
Khó khăn và thách thức trong chuyển đổi số y tế
Mặc dù chuyển đổi số y tế đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những thách thức đáng kể cần phải vượt qua như:
- Hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ: Hệ thống pháp lý và chính sách liên quan đến chuyển đổi số y tế vẫn chưa hoàn thiện và thiếu sự đồng bộ. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, việc cập nhật và bổ sung các quy định pháp luật là cần thiết để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong ngành y tế.
- Khó khăn trong tích hợp dữ liệu: Vấn đề kết nối và tích hợp các hệ thống thông tin y tế giữa các cơ sở khám chữa bệnh, cũng như giữa ngành y tế với các lĩnh vực khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này cản trở việc tạo ra một hệ sinh thái số toàn diện để các dịch vụ y tế có thể liên kết một cách thuận tiện và liền mạch cho người dân.
- Thiếu nguồn lực: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cũng như triển khai các ứng dụng và nền tảng số trong y tế, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Đối với nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là những nơi ở vùng sâu, vùng xa, đây là một thách thức lớn về mặt đầu tư và phát triển công nghệ.
- Đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin: Vấn đề an ninh mạng trong chuyển đổi số y tế đang ngày càng trở nên cấp thiết. Thông tin y tế mang tính nhạy cảm cao, do đó việc đảm bảo an toàn thông tin và phòng chống tấn công mạng là một yêu cầu không thể thiếu. Đồng thời, người dân ở các khu vực nông thôn hoặc người cao tuổi cũng khá e ngại khi phải tiếp cận các dịch vụ y tế trên nền tảng số.
- Thiếu nhân lực công nghệ cao: Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin trong ngành y tế là một trong những trở ngại chính. Cần có nhiều chuyên gia có năng lực và kiến thức sâu về chuyển đổi số để có thể phát triển, vận hành hiệu quả các hệ thống y tế số hóa, đồng thời đảm bảo ngành y tế Việt Nam có thể hội nhập và đạt được tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai.
Giải pháp cho chuyển đổi số ngành y tế
Để khắc phục các thách thức trong quá trình chuyển đổi số y tế, lực lượng chức năng ngành cần triển khai những giải pháp thiết thực và đồng bộ càng sớm càng tốt.
- Nâng cấp hạ tầng công nghệ: Ngành y tế cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi số. Cần rà soát và bổ sung các quy định liên quan đến khai thác, chia sẻ và bảo mật dữ liệu y tế, đảm bảo an ninh thông tin và quản lý chặt chẽ các hoạt động y tế trên nền tảng số. Nhờ đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ trong chăm sóc sức khỏe.
- Chuẩn hóa và quản lí dữ liệu y tế: Việc kết nối giữa các hệ thống y tế, từ trung ương đến địa phương cùng với việc tích hợp dữ liệu y tế với các cơ sở khác sẽ tạo ra một hệ sinh thái số liên kết chặt chẽ. Đặc biệt, việc kết hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an trong ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp cung cấp các dịch vụ y tế số tiện lợi và hiệu quả hơn.
- Tận dụng nguồn lực y tế nước ngoài: Để giải quyết khó khăn trong chuyển đổi số y tế về rào cản nguồn lực, có thể đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu và phát triển các công nghệ số tiên tiến. Hợp tác với các quốc gia có nền y tế số phát triển sẽ giúp Việt Nam tiếp cận nhanh chóng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp công nghệ mới, từ đó thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong y tế.
- Đào tạo và phát triển nhân lực công nghệ: Cần chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin trong y tế, đồng thời nâng cao chất lượng nhân lực quản lý và vận hành các hệ thống y tế số. Việc này không chỉ giúp phát triển ngành y tế trong nước mà còn nâng cao khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số y tế.
Xu hướng chuyển đổi số y tế tại Việt Nam
Chuyển đổi số y tế đã tạo ra những thay đổi đột phá trong cách thức tiếp cận dịch vụ y tế của người dân và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai với các xu hướng tất yếu sau:
Áp dụng các thiết bị y tế di động
Ngày càng nhiều người sử dụng các thiết bị đeo thông minh để theo dõi sức khỏe hàng ngày. Các thiết bị như cảm biến nhịp tim, máy theo dõi bài tập, máy đo mồ hôi và máy đo oxy hỗ trợ người dùng theo dõi tình trạng sức khỏe của họ mọi lúc, mọi nơi. Đây là bước tiến lớn giúp chuyển đổi từ mô hình chăm sóc bệnh nhân truyền thống sang phòng ngừa và duy trì sức khỏe.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI
AI đang được ứng dụng mạnh mẽ trong y tế, từ việc phát triển robot y tá hỗ trợ các công việc hàng ngày đến Chatbot AI giúp cung cấp dịch vụ khách hàng và hỗ trợ chẩn đoán. AI cũng đang góp phần vào quá trình phát triển dược phẩm thông qua phân tích dữ liệu lớn giúp tăng tốc độ nghiên cứu và phát triển thuốc, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR)
Việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp các bác sĩ và cơ sở y tế truy cập, quản lý và chia sẻ thông tin bệnh nhân một cách dễ dàng. Qua đó nâng cao tính chính xác trong chẩn đoán và điều trị, đồng thời giảm thiểu sai sót trong quá trình lưu trữ và tra cứu thông tin y tế.
Y tế từ xa (Telemedicine)
Các dịch vụ y tế từ xa ngày càng phổ biến, cho phép người dân có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không cần đến trực tiếp bệnh viện. Giải pháp này vô cùng hữu ích trong các bối cảnh dịch bệnh hay hạn chế về địa lý.
Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data)
Dữ liệu lớn đang hỗ trợ các tổ chức y tế trong việc phân tích xu hướng sức khỏe cộng đồng, dự đoán dịch bệnh, phát triển các chiến lược chăm sóc sức khỏe dựa trên dữ liệu thực tế.
Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Các hệ thống lưu trữ và quản lý thông tin y tế trên nền tảng điện toán đám mây giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao khả năng truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở y tế một cách nhanh chóng, hiệu quả.
>>> Xem thêm: Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Thực trạng và thách thức
Kết luận
Chuyển đổi số y tế là xu hướng tất yếu của tương lai giúp ngành y tế Việt Nam phát triển bền vững và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Mặc dù còn nhiều thách thức cần vượt qua nhưng với sự quyết tâm và các giải pháp phù hợp, chuyển đổi số y tế của nước ta sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
Bình luận của bạn