Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm

14 Thg 09

Bạn có biết 65% thông tin mà chúng ta hấp thụ hằng ngày là những chuyện kể? Theo một nghiên cứu của giáo sư tâm lý Uri Hasson tại đại học Princeton, khi lắng nghe một câu chuyện, não bộ...

Bạn có biết 65% thông tin mà chúng ta hấp thụ hằng ngày là những chuyện kể? Theo một nghiên cứu của giáo sư tâm lý Uri Hasson tại đại học Princeton, khi lắng nghe một câu chuyện, não bộ người nghe có những sóng não đồng điệu với sóng não người kể. Người nghe có xu hướng đặt mình vào bối cảnh câu chuyện và thấu hiểu người kể. Dù có thể quên các con số hay nhân vật, người nghe vẫn rất nhớ thử thách, cảm xúc, cách tư duy, và hướng giải quyết của người kể.

Tại Việt Nam, có một brand đồ uống ngay từ ban đầu đã xây dựng hình ảnh của mình thông qua những câu chuyện không chỉ về sản phẩm mà còn về những con người góp công phát triển thương hiệu. The Coffee House luôn mong muốn là nơi mọi người xích lại gần nhau, đề cao giá trị kết nối con người và sẻ chia thân tình bên những tách cà phê, ly trà đượm hương, truyền cảm hứng về lối sống hiện đại.

Nhân dịp Tết Trung thu vừa qua, The Coffee House đã có một chiến dịch "Khuấy để thấy trăng" vô cùng thành công khi tiếp cận được khối lượng khách hàng đông đảo, doanh thu vượt trội. Vậy họ đã sử dụng kỹ năng storytelling nói riêng và chiến lược marketing nói chung như thế nào? Hãy cùng MarketingAI phân tích casestudy "Khuấy để thấy trăng" nhé!

Sơ lược

Bối cảnh

The Coffee House là công ty hoạt động trong ngành F&B với tôn chỉ: “Chúng tôi là một thương hiệu về con người”. Tại Nhà Cà Phê, họ luôn trân trọng những câu chuyện và đề cao giá trị “kết nối con người”. Họ mong muốn nơi đây trở thành một điểm đến giúp mọi người xích lại gần nhau và tìm thấy niềm vui, sự sẻ chia thân tình bên những tách cà phê đượm hương, chất lượng.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 1.

The Coffee House mong muốn tạo được "cái cớ" hội tụ cho nhiều người

Năm 2022 là một năm đầy biến động, khi mà mọi người phải cùng nhau chung tay chiến đấu với dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, giới trẻ giờ đây thêm trân quý những phút giây được sum vầy bên người thân, bạn bè và người thương. Chính vì vậy, năm 2022 trở thành năm đề cao sức khỏe tinh thần. Các bạn trẻ cũng mong muốn được tận hưởng một Trung thu với nhiều trải nghiệm mới mẻ, rôm rả cùng bạn bè và người thân. Hưởng ứng Ngày lễ Trăng rằm, The Coffee House chính thức ra mắt bộ sưu tập Hi-Tea Bling Bling khuấy lên niềm hạnh phúc, nao nức về một Trung thu đầy thú vị hút mắt thế hệ trẻ.

Thời gian tổ chức sự kiện

Ngày 03/08 vừa qua, The Coffee House tung ra Hi-Tea Bling Bling - bộ sưu tập thức uống dành riêng cho mùa Trung thu này. Và hiệu ứng bling bling - lần đầu tiên được các barista đưa vào thức uống tại The Coffee House, trở thành trải nghiệm không thể bỏ lỡ. Chiến dịch “Khuấy để thấy trăng” diễn ra từ ngày 03/08 đến ngày 10/09.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 2.

Chiến dịch “Khuấy để thấy trăng” tặng bánh khi mua 2 Hi-tea size L

Công thức “đốn tim” khách hàng mùa Trung thu dành cho các thương hiệu

Mục tiêu

Thương hiệu The Coffee House luôn mong muốn mang đến bất ngờ cho giới trẻ. Và tất nhiên lần này cũng không ngoại lệ, thương hiệu đồ uống này không thể bỏ qua dịp Tết Đoàn viên. Và trải nghiệm độc đáo “Khuấy để thấy trăng” của The Coffee House như khuấy lên niềm hạnh phúc, nao nức về một Trung thu đầy thú vị mà không người trẻ nào muốn bỏ lỡ. Họ xây dựng một chiến lược mới thu hút “người Nhà” của mình với mục tiêu:

  • Gia tăng tình yêu thương hiệu (brand love) trong nhóm khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng hình ảnh The Coffee House như một người bạn đồng hành trong hành trình kiếm tìm niềm hạnh phúc giản đơn trong ngày Tết Trung thu
  • Quảng bá bộ sưu tập Hi-Tea Bling Bling của The Coffee House

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 3.

The Coffee House luôn mong muốn mang đến bất ngờ cho giới trẻ

Insight

Năm 2022 chính xác là một năm đầy những biến động. "Sau khi chứng kiến cái thế giới mà ở đấy mỗi cái nắm tay cũng là điều xa xỉ, người ta liền rục rịch định nghĩa lại về hạnh phúc", tạp chí Vogue viết. Hạnh phúc giờ đây chỉ gói gọn trong những điều giản đơn. Được xách vali bước lên chuyến bay hồi hương, được nhìn thấy nhau, được tỉ tê kể nhau nghe chuyện to chuyện nhỏ.

Cho đến thời điểm này, cách nghĩ đó về hạnh phúc dần trở thành một tiêu chuẩn "bình thường mới". Tiêu chuẩn này phần nào dự đoán cách mà người trẻ Việt chào đón Trung thu năm nay. Trải qua một năm bị chia cách bất đắc dĩ, giới trẻ giờ đây thêm trân quý những phút giây được sum vầy bên người thân, bạn bè và người thương. Hơn nữa, việc mà giới trẻ than vãn Trung thu giờ sao “nhạt nhẽo” đến vậy đã trở nên quá quen thuộc. Theo lẽ đó sẽ chẳng lạ nếu người trẻ muốn tận hưởng một Trung thu với nhiều trải nghiệm mới mẻ.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 4.

Nằm lòng insight "người Nhà", The Coffee House kéo giới trẻ về tụ hội cùng nhau

Thấu hiểu mong ước nhỏ xíu của những người lớn, The Coffee House khéo gửi lời mời ghé Nhà thưởng trà, ăn bánh. Dù không thể tái hiện trọn vẹn sự rộn ràng của những mùa trăng cũ, nhưng thương hiệu tự tin chuẩn bị trải nghiệm cực kỳ mới mẻ, để các “em bé” lại có cớ í ới rủ nhau, cùng tận hưởng Tết Đoàn viên này.

Creative idea

Là chuỗi cà phê luôn mang đến những bất ngờ cho người trẻ, chiến dịch “Khuấy để thấy trăng” của The Coffee House không chỉ sáng tạo thức uống riêng cho mùa Trung thu mà còn mang đến trải nghiệm cực kỳ mới mẻ. Với bộ sưu tập Hi-Tea Bling Bling, người dùng chỉ cần khuấy lên sẽ thấy vòng xoáy nước lóng lánh sắc vàng chuyển động tựa ánh trăng cực đẹp mắt. Hiệu ứng bling bling lần đầu tiên xuất hiện trong thức uống của thương hiệu khiến việc thưởng trà trở nên thú vị hơn đối với người trẻ.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 5.

Ý tưởng sáng tạo của chiến dịch "Khuấy để thấy trăng"

Strategy

Vào đúng 12 giờ trưa ngày 21 tháng 7, fanpage của The Coffee House đã chính thức lên bài khởi động chiến dịch "Khuấy để thấy trăng" bằng một Mini game: Ai tìm thấy trăng, Nhà tặng bánh cho khách hàng. Lúc này người dùng vẫn chưa hiểu được dụng ý của thương hiệu đồ uống và kể cả khi họ giới thiệu bộ sưu tập Hi-tea Bling Bling với cách thức "khuấy để thấy trăng”. Chỉ đến lúc họ order cho mình một cốc Hi-tea Bling Bling Phúc Bồn Tử hay Xoài và khuấy lên thì mới nhận ra điều bất ngờ. Trong thức uống này khi khuấy lên bạn sẽ thấy vòng xoáy nước lóng lánh sắc vàng chuyển động tựa ánh trăng cực đẹp mắt. Hiệu ứng bling bling lần đầu tiên xuất hiện trong thức uống của The Coffee House, khiến việc thưởng trà trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 6.

Mini game mở màn chiến dịch "Khuấy để thấy trăng"

Tết Đoàn viên thì sao thiếu được những chiếc bánh Trung Thu từ nhân truyền thống đến hiện đại. Đánh thẳng vào điều này, thương hiệu đồ uống tiếp tục chương trình “Trăng Nhà Kết Nối” - mua 2 Hi-tea được tặng 1 bánh để thỏa lòng mong ước của những người lớn muốn trở lại làm “em bé” trong ngày Trung Thu, đón trăng rằm.

Hoạt động thực thi

Storytelling

The Coffee House là thương hiệu ngay từ ban đầu đã xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua những câu chuyện kể. Bằng cách đó thương hiệu tiến lại gần khách hàng và họ coi mỗi khách hàng như một “người Nhà”. Chiến dịch “Khuấy để thấy trăng” lần này cũng không ngoại lệ. Khi mà Nhà cà phê đưa đối tượng mục tiêu của họ là những người trẻ quay trở lại niềm vui ngày bé được đón Tết Trung thu với sự sáng tạo đi kèm. Trung thu là dịp mà bất kỳ ai cũng có thể “bé lại” để niềm háo hức đón Tết Đoàn viên, ăn bánh, thưởng trà… vẫn đầy ắp trong lòng.

Ngoài ra để làm sáng rõ hơn câu chuyện mà The Coffee House muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu. Thương hiệu còn tổ chức chương trình thiện nguyện trên chuyến xe “Trăng Nhà Kết Nối”, gói ghém gần 400 món quà nhỏ, mong mang “ánh trăng” ấm áp và nhiều niềm vui đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khắp 3 miền đất nước.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 7.

The Coffee House chung tay giúp đỡ trẻ em nghèo khắp 3 miền

Viral video

Mở đầu video là hình ảnh của một đôi bạn thân lâu ngày không gặp đang tâm tình với nhau về chủ đề công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền. Rồi họ chợt nhận ra sắp đến Trung thu nhưng lại lâu lắm chưa được đi chơi vì bận công, bận việc. Hơn nữa, giờ ai cũng lớn cả rồi nên luôn cảm thấy Trung thu năm nào cũng như nhau và... năm nào cũng vẫn nhạt như vậy.

Khung cảnh quay về thời bé của hai nhân vật chính khi diễn viên nữ nói rằng: "Hồi nhỏ, chỉ mong được làm người lớn. Bây giờ lớn rồi, thì chỉ muốn được vô tư, không phải lo nghĩ gì như lúc nhỏ."

Sau khi mở màn bằng câu chuyện của hầu hết giới trẻ trong ngày Tết Đoàn viên, The Coffee House nhanh tay quảng bá chiến dịch "Khuấy để thấy trăng" của mình bằng câu nói: "Nếu nhớ ngày xưa, thì hãy nghe câu chuyện ngày nay."

Ê-kíp của thương hiệu đồ uống này sử dụng cách kể chuyện dí dỏm để quảng bá chiến dịch Tết Trung thu của mình. Đồng thời đánh thẳng vào insight mọi khách hàng đang mong muốn tìm kiếm đồ uống healthy, thành phần lành mạnh cho sức khỏe, ít calo, không caffeine, giúp khỏe da, đẹp dáng và đặc biệt muốn tìm kiếm cảm giác trở lại Trung thu xưa.

Bạn có thể xem video tại đây:

Social Media

Fanpage Facebook và Instagram chính thức của The Coffee House liên tục lên bài để truyền thông về chiến dịch 'Khuấy để thấy trăng". Bên cạnh đó, cách “ngắm trăng” khác biệt bởi hiệu ứng bling bling trên nền trà Hibiscus đỏ đã ontrending trên nền tảng TikTok. Rất nhiều những video "khuấy để thấy trăng" được đăng tải bởi người dùng đã lên xu hướng, tiếp cận hàng triệu tài khoản khác nhau. Ngoài ra, chiến dịch của Nhà Cà Phê đã thu về gần 5 triệu lượt tìm kiếm trên Google chỉ trong vòng 1 tháng ngắn ngủi.

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 8.

Chiến dịch "Khuấy để thấy trăng" trở nên viral trên xu hướng TikTok

PR

Thương hiệu phủ sóng bài đăng trên các trang thông tin điện tử phổ biến với đối tượng độc giả trẻ như Kenh14, Saostar.vn, trithuctre.vn,...

Kết quả truyền thông

Các hoạt động truyền thông cũng nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ các bạn trẻ:

  • Viral video chiến dịch "Khuấy để thấy trăng' đạt mốc 1 triệu 3 người xem
  • Trend Khuấy để thấy trăng liên tục lên xu hướng trên nền tảng TikTok. Mỗi video thu về hàng triệu lượt xem
  • Gần 5 triệu lượt tìm kiếm trên Google chỉ trong vòng 1 tháng

Kết luận

"Khuấy để thấy trăng" tiếp cận người tiêu dùng với một chủ đề không mới. Thế nhưng cách kể của họ lại mang chất riêng, độc đáo và rất khác. Rõ ràng "người Nhà" cảm thấy vô cùng thích thú với chiến dịch này. Qua casestudy trên, mong rằng các doanh nghiệp học thêm được cách để xích gần lại giới trẻ. Và đừng quên "nêm nếm" bằng kể câu chuyện của mình!

Thảo Triệu - MarketingAI

 

>>>Xem thêm: Chiến lược Marketing mùa Trung thu: Khi bánh trung thu trở thành “đứa con cưng”

Case Study “Khuấy để thấy trăng”: The Coffee House kể người dùng nghe về Sự tích Trăng rằm- Ảnh 9.
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.