Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”

22 Thg 06

Với hành trình trải dài khắp ba miền đất nước, 10 tập của “Là Nhà” mùa 1 đã mở ra một thế giới kiến trúc đa sắc màu, đa văn hoá cùng với nhiều cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố. "Là Nhà" không chỉ được đánh giá thành công ở mặt nội dung mà còn được nhiều giới chuyên gia nhắc đến khi mang lại hiệu quả truyền thông một cách tự nhiên và hiệu quả cho các nhà tài trợ. Vậy đâu là công thức thành công cho màn kết hợp này?

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 1.

Trong thời đại của các show truyền hình thực tế, khán giả Việt dường như đang “bội thực” với các cuộc thi, thí sinh và ban giám khảo thì “Là Nhà” - Super Show đầu tiên thuộc hệ sinh thái nội dung House n Home xuất hiện giống như một “cơn gió lạ”. Chương trình đã thành công trong việc níu giữ sự quan tâm của người dùng trước những màn ảnh nhỏ, sau những màn thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.

So với chương trình "Nội thất không giới hạn" từng xuất hiện đình đám trên kênh VTV2 vào năm 2021, "Là Nhà" có sự "chào sân" ấn tượng hơn hẳn với 1000 volume (so với 70 volume).

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 2. Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 3.

Theo báo cáo từ Internet Listening - Admicro - VCCorp, trong thời gian "Là Nhà" phát sóng, show thực tế ghi nhận thu về hơn 610K tương tác trên online. Trong đó, lượng thảo luận chiếm hơn 15% và nổi bật nhất là chuỗi minigame được tổ chức theo các tập phát sóng. 

"Là Nhà" là chương trình thực tế đầu tiên về nhà cửa được phát sóng trên cả kênh truyền hình VTV3 và đa nền tảng trực tuyến như website các trang tin tức, mạng xã hội Facebook và Youtube. Trong đó, fanpage chính thức của chương trình HOUSE n HOME (74,225 thảo luận) là nguồn thu hút được nhiều thảo luận nhất. 

Kết thúc mùa 1 với 10 tập phát sóng, show “Là Nhà” đã để lại nhiều con số vô cùng ấn tượng:

  • Hơn 92 triệu impression
  • Hơn 11,6 triệu lượt views livestream
  • Hơn 6,4 triệu engagement
  • Hơn 10,5 triệu views video cut
  • Hơn 360 bài PR trên hệ thống trang tin của VCCorp và đối tác
  • Hơn 1.100 post social đa định dạng trên các kênh owned media của show về hệ thống social network VCCorp
Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 4.

"Một trong những tinh thần mà VCCorp luôn theo đuổi trong mười mấy năm qua mà từng dự án, từng con người như chúng tôi đều học được là luôn muốn nghĩ cái mới, luôn muốn thử thách với những thứ chưa ai làm." Chị Xuân Lê, Phó giám đốc Kênh14.vn, Giám đốc House n Home chia sẻ.

Mặc dù đây là một trong những dự án đầu tiên khi bước vào “địa hạt” sản xuất show thực tế, nhưng đội ngũ sản xuất, truyền thông và phát sóng chương trình vẫn tự đặt cho mình những thách thức không nhỏ - khai thác vào khía cạnh nội dung “kén” người xem.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 5.

Tuy không phải là chương trình đầu tiên về chủ đề Thiết kế - Kiến trúc - Lifestyle nhưng “Là Nhà” được kỳ vọng là show truyền hình thực tế tiên phong định chuẩn lại ngành kiến trúc House & Home. Tại đây, toàn bộ quy trình để tạo nên một công trình, từ khâu nghiên cứu, khảo sát, lên ý tưởng, hình thành bản vẽ thiết kế đến khi hoàn thiện thi công sẽ được ghi lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất. Những khó khăn, thách thức của kiến trúc sư khi phải vừa giải bài toán của nhân vật trải nghiệm, vừa thỏa mãn "cái tôi" khi sáng tạo cũng được người trong nghề hé lộ.

2.1. Format mới lạ và nội dung hấp dẫn

Show thực tế “Là Nhà” sẽ đưa bạn đi từ cái “wow” này, đến cái “wow” khác, với: Format mới lạ lồng ghép chuyên môn và giải trí theo thị hiếu người xem. Đồng thời, nội dung các tập cũng đề cao tính chuyên môn, tính thẩm mỹtính trendy trong kiến trúc mà các chương trình trước đây chưa từng có.

Điểm khác biệt lớn nhất trong show “Là Nhà”, có lẽ là nằm ở sự tương tác giữa các nhân vật với đội ngũ sản xuất, thi công. Chủ nhà và kiến trúc sư sẽ cùng chia sẻ ý tưởng, cảm nghĩ của nhau, để đi đến một thiết kế hoàn thiện, ưng ý nhất. Chương trình sẽ tập trung khai thác câu chuyện của từng nhân vật trải nghiệm - chủ nhân của căn nhà. Như vậy, chủ nhà lúc này sẽ không phải là người đặt ra bài toán cho kiến trúc sư mà sẽ đóng vai trò là người cùng với các kiến trúc sư lên ý tưởng về căn nhà trong mơ của mình, tham gia đóng góp ý kiến từ khâu lên bản vẽ thiết kế đến giai đoạn thi công, hoàn thiện.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 6.

Chia sẻ về những thử thách khi thực hiện một format mới và độc đáo như “Là Nhà” tại Việt Nam, anh Linh Nguyễn, Giám đốc Điều hành WOWmedia - đơn vị sản xuất Là Nhà, cho biết: 

“10 Ngôi nhà trong chương trình đều cần sửa chữa trong khoảng thời gian không mấy dư dả, đôi khi còn phải giữ bí mật với người thân. Ở khía cạnh sản xuất, chúng tôi là người đứng giữa, chịu trách nhiệm kết nối tất cả các bên liên quan. 

Sửa một căn nhà đã khó, chúng tôi lại cùng lúc sửa 10 căn nhà cho 10 gia đình khác nhau, có những vấn đề khác nhau, những cá tính và nhu cầu khác nhau, ở nhiều thành phố khác nhau, từ Hà Nội, TP.HCM, Phan Rang, rồi Đà Lạt… Chưa kể đội ngũ thi công và rất nhiều đơn vị tài trợ khác. Do đó, làm thế nào để dung hòa tất cả các bên và giúp công trình về đích đúng thời hạn là cả một thách thức không nhỏ với toàn bộ ekip.”

Và những khán giả của “Là Nhà” cũng thật may mắn khi được cùng đồng hành để lắng nghe 10 câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, về một mái ấm, về một không gian được gọi là "nhà" - nơi các thành viên thực sự thuộc về, nơi xoa dịu và chữa lành những tổn thương cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Bên cạnh đó, khán giả theo dõi chương trình còn được cung cấp nhiều thông tin, kiến thức hữu ích cũng như có góc nhìn sâu sắc hơn về ngành kiến trúc. Đó có thể là các xu hướng thiết kế hiện đại, những phong cách kiến trúc nổi bật hay chỉ đơn giản là cách sử dụng màu sắc, bố trí nội thất sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ… Người xem còn có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện, tôn vinh đội ngũ thiết kế, thi công - những người thầm lặng đứng sau tạo nên một tổ ấm.

Chia sẻ về chương trình truyền hình thực tế “Là Nhà”, đại diện Văn Phú - Invest - Đơn vị đồng sản xuất chương trình cũng cho biết: “Với thế mạnh là một nhà phát triển bất động sản có nền tảng, kinh nghiệm về quy hoạch, thiết kế kiến trúc, Văn Phú - Invest mong muốn mang đến những tổ ấm đích thực cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời thông qua chương trình, qua câu chuyện nhân vật, chúng tôi muốn khẳng định sự quan tâm đến khách hàng là những cư dân nói riêng và cộng đồng nói chung nhằm lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp”.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 7.

2.2. Phát sóng đa kênh đa nền tảng 

Ngoài kênh truyền hình VTV3, show truyền hình thực tế “Là Nhà” còn được phát sóng đồng thời trên đa nền tảng trực tuyến và hệ thống truyền thông thuộc hệ sinh thái VCCorp để phục vụ nhiều đối tượng người xem hơn.

Hình thức phát sóng này sẽ giúp khán giả có thể dễ dàng đưa ra ý kiến, bình luận, tương tác trực tiếp và chia sẻ cho bạn bè/ người thân ngay trong khoảng thời gian chương trình đang được phát sóng.

“Với thế mạnh về việc sở hữu kênh phát phủ sóng tới 90% độc giả trên Internet, VCCorp đã tạo ra sự bùng nổ lớn cho Là Nhà khi chương trình vừa phát sóng truyền hình và phát sóng digital” - Chị Việt Liên, Project leader của dự án Là Nhà, Phó Giám đốc House n Home chia sẻ.

Đặc biệt, đối với nền tảng social media, ekip đã tận dụng chính hệ thống owned media của House n Home từ Facebook, TikTok cho đến Youtube để xây dựng nên các cộng đồng yêu thích nhà cửa nhằm tăng độ phủ cho chương trình.

2.3. Kết hợp cùng các đối tác, tăng tính chuyên môn

Ở các chương trình truyền hình, sự tham gia của các nhãn hàng/thương hiệu không phải là điều gì xa lạ với khán giả. Song thay vì chỉ xuất hiện như một nhà tài trợ, vai trò của các nhãn hàng tại “Là Nhà” sẽ được xuất hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: Họ có thể đại diện cho những chuyên gia đưa ra những tư vấn, lời khuyên phù hợp với điều kiện của từng gia chủ, từ đó giúp họ tìm được những sản phẩm phù hợp với mái ấm của mình.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 8.

“Là Nhà” tạo nên kết nối mạnh mẽ trong cộng đồng quan tâm đến kiến trúc nhà cửa và thu hút các nhà tài trợ cũng như đơn vị hợp tác lớn trong lĩnh vực House & Home, đó là Đơn vị truyền thông và phát hành VCCorp - Admicro, Đơn vị hợp tác thương mại VCCorp - Adsponsor, Đơn vị tổ chức sản xuất WOWmedia, Đơn vị đồng tổ chức Văn Phú - Invest cùng với nhiều nhãn hãng và các đơn vị bảo vệ truyền thông, đưa tin khác.

Theo đại diện Văn Phú - Invest (VPI - một trong hai đơn vị tổ chức sản xuất chương trình) chia sẻ: 

“Một nơi được gọi là nhà cần phải đảm bảo đủ các yếu tố về vật chất, không gian, phù hợp với hoàn cảnh, tính cách... để mỗi chủ nhân luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu cả về thể chất lẫn tinh thần. Qua chương trình Là Nhà, chúng tôi mong muốn mang tới cho người xem những kiến thức hữu ích về kiến trúc, thiết kế nhà ở cơ bản, giúp người xem biết được đâu là những yếu tố cần quan tâm trước tiên, ưu tiên khi xây nhà, làm sao để căn nhà phù hợp nhất với nhu cầu, đảm bảo tiện dụng và thẩm mỹ".

Với những khác biệt trên, “Là Nhà” được đánh giá là một trong những chương trình mang đậm hơi thở của cuộc sống và truyền tải được những thông điệp giá trị và nhân văn.

2.4. Dàn kiến trúc sư, KOL uy tín 

“Là Nhà” quy tụ 12 kiến trúc sư - Giám đốc sáng tạo dày dặn kinh nghiệm trực tiếp tham gia vào cố vấn và thi công, có thể kể đến KTS. Nghiêm Đình Toàn, KTS. Cao Minh Tuấn, Nhà thiết kế nội thất Bùi Khánh Ni… Đặc biệt là bộ ba quyền lực đến từ Văn Phú - Invest gồm: Anh Hoàng Tuấn Minh - Chuyên gia Văn Phú - Invest, Thạc sĩ Kiến trúc sư ASEAN - HMP Architecture; anh Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú - Invest và anh Lê Lương Ngọc - Kiến trúc sư, Chuyên gia Văn Phú - Invest, V-Architecture. Họ đã tham gia từ khâu tư vấn ý tưởng cho tới đóng góp chuyên môn thi công nhằm hỗ trợ chủ nhà hoàn thiện được một thiết kế ưng ý nhất.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 9.

Xuyên suốt chương trình, các chuyên gia Văn Phú – Invest luôn song hành cùng nhân vật và các kiến trúc sư. Họ đặt mình dưới góc nhìn của một người mua nhà, sửa nhà, đồng thời cũng là người đi xây tổ ấm để có thể kịp thời đưa ra những lời khuyên, lời giải đáp cho các vướng mắc của từng nhân vật.

Khi nói về cái tâm của những người “xây tổ ấm”, đại diện Văn Phú – Anh Lê Anh Tuấn - Chuyên gia trưởng Hội đồng khoa học Văn Phú - Invest chia sẻ: “Trước khi thực hiện bất kỳ dự án nào, những kiến trúc sư, kỹ sư của Văn Phú – Invest cũng luôn nghiên cứu khắc họa kỹ lưỡng chân dung gia chủ, từ thói quen, tâm sinh lý, sức khỏe và các ưu tiên trong sinh hoạt để cho ra những phương án thiết kế tối ưu và phù hợp nhất với khách hàng. Dù là trong show Là Nhà hay các dự án, công trình khác của Văn Phú – Invest, chữ “tâm” và “tầm” vẫn luôn được đội ngũ VPI giữ vững”.

Cùng với đó là 20 KOL/chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực House & Home đã góp mặt với vai trò là khách mời trong “Ban luận nhà” đem đến nhiều góc nhìn thú vị bổ ích cho khán giả.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 10.

Không chỉ phát sóng các tập đơn lẻ, Là Nhà tạo nên một "hệ sinh thái thông tin" toàn diện tương tác với người dùng tại nhiều "điểm chạm" thông qua các chuỗi hoạt động truyền thông đi theo từng tập.

3.1. Chuỗi Minigame theo tập

Bên cạnh 10 tập phát sóng, Là Nhà còn gây ấn tượng với khán giả nhờ hàng loạt các hoạt động truyền thông nổi bật. Điển hình trong số đó chính là chuỗi Minigame theo tập đã thu hút lượng lớn thảo luận trên fanpage của chương trình  (chiếm 88.9% tổng thảo luận).

3.2. Cuộc thi ảnh “Tết trang hoàng nhận ngàn lời chúc”

Không những thế, cuộc thi ảnh "Tết trang hoàng nhận ngàn lời chúc" do Văn Phú - Invest kết hợp với Là Nhà tổ chức trong group Nghiện Nhà còn có giá trị giải thưởng khủng, với tổng giá trị lên đến 28.500.000 đồng. Tuy chỉ được phát động trong trong khoảng thời gian ngắn từ 20/1/2023 - 03/02/2023, nhưng cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tham gia náo nhiệt và đông đảo của các thành viên trong nhóm với hàng ngàn lượt tương tác và 290 bài dự thi chất lượng được gửi về chương trình. Đây được đánh giá là một sân chơi bổ ích để mọi người có dịp chia sẻ về những khoảnh khắc và góc không gian đẹp nhất trong ngôi nhà của mình vào dịp Tết Nguyên Đán.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 11.

3.3. Xuất bản cẩm nang “Chơi với nhà” 

Cẩm nang “Chơi với nhà” - Gõ cửa, sửa nhà… sao cho thành tổ ấm là sự kết hợp lần đầu tiên của Là Nhà với cộng đồng Happynest. Theo đó, cuốn cẩm nang sẽ được xuất bản hàng tuần trên các kênh truyền thông của VCCorp. Đây là cuốn cẩm nang sở hữu nhiều tips “đắt giá” giúp người xem bỏ túi được những giải pháp tối ưu nhất trong việc thi công, thiết kế và decor nhà cửa.

3.4. Chuỗi podcast “The Home Book”

Nhằm tạo nên kết nối mạnh mẽ trong cộng đồng quan tâm kiến trúc nhà cửa, Là Nhà còn phối hợp thực hiện cùng ELLE Decoration để cho ra mắt chuỗi podcast The Home Book. Tại đây, khán giả sẽ được lắng nghe những chia sẻ và trò chuyện cùng với các vị kiến trúc sư, các nhà thiết kế để có thể hiểu sâu về góc nhìn và giải pháp của họ trong cuộc hành trình tạo ra một không gian sống đẹp và thú vị.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 12.

4.1. Là Nhà - "Quả ngọt" cho những người tiên phong

Cái bắt tay của VCCorp với WOWmedia đã giúp “Là Nhà” - đứa con đầu tiên của Hệ sinh thái nội dung House n Home được thành hình và nhận được sự quan tâm đón nhận nhiệt tình. Là một show trọng điểm nằm trong hệ sinh thái, “Là Nhà” gây ấn tượng mạnh mẽ về một show truyền hình có ý tưởng đột phá và chất lượng nội dung cao. Đây cũng là dự án đánh dấu hợp tác lần đầu tiên của VCCorp trong lĩnh vực đầy thử thách với WOWmedia và Văn Phú - Invest, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trong những năm tiếp theo.

Không dừng lại ở một chương trình truyền hình giải trí hay kiến trúc đơn thuần, Là Nhà còn tập trung khai thác câu chuyện về hành trình kiến tạo không gian sống mới cho 10 nhân vật trên khắp Việt Nam. Tuy đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, sở hữu những câu chuyện khác nhau, nhưng ở họ đều có một điểm chung, đó là mong ước tạo nên một mái ấm đúng nghĩa. 

Đan xen hài hoà yếu tố chuyên môn và giải trí nên dù đề tài xoay quanh kiến trúc - nhà cửa nhưng Là Nhà không hề khô khan mà rất giàu cảm xúc, mang đến những câu chuyện cảm động, lấy đi nước mắt của khán giả.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 13.

Dino Vũ - một trong những nhà sáng tạo nội dung mảng Lifestyle (phong cách sống) và ẩm thực, và đồng thời cũng là host của chương trình “Là Nhà” chia sẻ: “Đây là một hành trình với rất nhiều cảm xúc, từ bất ngờ tới vỡ oà gắn liền với những phút giây xúc động của mỗi nhân vật”.

Sức lan tỏa từ Là Nhà đã cho thấy sự đón nhận và quan tâm nhiệt tình của công chúng xoay quanh chủ đề Thiết kế - Kiến trúc - Lifestyle. Sự bùng nổ của Là Nhà mùa 1 là tiền đề vững chắc cho các mùa tiếp theo, đồng thời hứa hẹn thành công cho các chuỗi hoạt động chất lượng sắp tới của dự án.

Từ đây, dự án House n Home cũng sẽ mở ra những cơ hội cho doanh nghiệp, các thương hiệu tiếp cận sâu hơn, rộng hơn tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng để tạo ra những đột phá doanh thu.

4.2. Tham vọng của VCCorp trong việc xây dựng hệ sinh thái nội dung

Không chỉ tiếp cận khán giả qua kênh truyền thống (truyền hình VTV3), phía sau Là Nhà còn là hệ thống truyền thông mạnh mẽ trực thuộc VCCorp. Thông qua hình thức Mega Livestream, một hình thức phát sóng “siêu rộng rãi” được phát triển bởi VCCorp, Là Nhà đã tiếp cận được đông đảo thế hệ khán giả, mang đến cho họ những trải nghiệm giải trí hấp dẫn, mới mẻ.

Đặc biệt, nhờ vào thế mạnh sở hữu hệ sinh thái kênh phát phủ sóng tới 90% độc giả trên Internet, VCCorp đã tạo ra sự bùng nổ lớn cho Là Nhà thông qua kênh tin tức, báo chí với đa dạng nội dung khác nhau như tóm tắt tập phát sóng, phân tích câu chuyện về nhân vật hay truyền tải đến độc giả những kiến thức liên quan đến xây sửa nhà.

Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 14.

Chị Phan Đặng Trà My - Phó TGĐ VCCorp, đại diện đơn vị phát hành cho biết VCCorp muốn tạo dựng lên một lối đi riêng biệt, sản xuất những nội dung chất lượng cao, có giá trị ứng dụng lâu dài dành cho khán giả và xã hội: 

“Với Là Nhà, chúng tôi hy vọng mọi người có thể hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của mái ấm, của căn nhà. Người Việt Nam mình hay nói với nhau là "an cư – lạc nghiệp". Bởi khi bạn muốn làm bất cứ thứ gì, thì điều đầu tiên, bạn phải thực sự yên ổn với nơi ăn chốn ở của bạn. Do vậy, chúng tôi sẽ bắt đầu từ góc không gian ý nghĩa nhất của mỗi con người, mỗi gia đình. Ngoài ra, Là Nhà cũng là chương trình khai thác và tôn vinh ngành kiến trúc.”

“Hơn cả một chương trình truyền hình về một ngành nghề đặc trưng trong xã hội, Là Nhà sẽ như một cuốn cẩm nang ngành, cập nhật các thông tin về xu hướng và màu sắc trong kiến trúc, hướng dẫn cách sắp đặt nội thất, đồ gia dụng… đặc biệt hữu ích với những cá nhân/gia đình đang có nhu cầu sửa làm mới không gian sống. Ngoài nội dung, yếu tố kỹ thuật cũng sẽ được đầu tư kỹ lưỡng. Từng góc máy quay, từng phân đoạn hậu kỳ đều được thực hiện chỉn chu nhất có thể theo tiêu chuẩn tương tự như quy trình sản xuất và hậu kỳ TVC hoặc phim điện ảnh; để mọi khung hình phát sóng đều có được chất lượng tốt nhất", đại diện VCCorp khẳng định.

Tạm kết

Show thực tế “Là Nhà” mùa 1 đã khép lại một cách trọn vẹn cùng với nhiều hoạt động nổi bật và những con số vô cùng ấn tượng. Sự bùng nổ này hứa hẹn sẽ là tiền đề cho chuỗi hoạt động chất lượng sắp tới diễn ra trong mùa 2.

Qua show thực tế này, có 4 điều mà nhãn hàng và các dự án có thể học hỏi:

  • Một chương trình chất lượng từ nội dung, khâu sản xuất đến dàn nhân vật tham gia sẽ khẳng định được hình ảnh và chất lượng của nhãn hàng. Do vậy, các đơn vị làm dự án nếu muốn tìm kiếm được nhà tài trợ thì cần phải show được cho họ thấy được “cái hay, cái lợi” mà họ nhận được sau chương trình. Và ngược lại, nếu nhãn hàng muốn sở hữu một chiến dịch hiệu quả, hãy “khó tính” ngay từ những bước đầu tiên “lựa chọn nội dung, lựa chọn người tham gia…”
  • Tệp đối tượng chương trình hướng đến cần phải tiếp cận sát nhất đến nhóm khách hàng mà nhãn hàng quan tâm.
  • Song song với các tập phát sóng, nhãn hàng cần triển khai thêm nhiều hoạt động truyền thông khác đi kèm (minigame, cuộc thi ảnh…) để có thể làm nóng chương trình.
  • Nhãn hàng cần khéo léo tìm ra những điểm chạm thích hợp để sản phẩm của các nhà tài trợ được xuất hiện tự nhiên, không gây khó chịu cho người xem như logo nhà tài trợ xuất hiện trong các góc quay đẹp…
Case Study: Đi tìm công thức thành công cho màn “song kiếm hợp bích” giữa nhà tài trợ và show thực tế “Là Nhà”- Ảnh 15.

Tiếp nối thành công của mùa 1, sang năm 2023, đội ngũ House n Home sẽ tiếp tục triển khai Super Show Là Nhà mùa 2 cùng với các digital show, tuyến chuyên đề, content hub, workshop, minitalk, private fair, big fair và ấn phẩm đặc biệt. Kế thừa thế mạnh về nội dung và công nghệ của VCCorp, dự án sẽ kết hợp với các thương hiệu và chuyên gia trong ngành để tạo nên hệ sinh thái nội dung lớn mạnh, tiếp cận rộng hơn và sâu hơn tới cộng đồng yêu thích nhà cửa, kiến trúc và phong cách sống.

Tuy nhiên, khác với định hướng của mùa 1 - hướng tới những câu chuyện của quá khứ làm chất liệu về mặt nội dung, “Là Nhà” mùa 2 sẽ hướng tới câu chuyện về những hành trình - khởi đầu mới và sự "làm lại" sau những chuyện đã qua và CĂN NHÀ sẽ là một cột mốc để đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc sống của từng nhân vật. Cùng đón chờ sự xuất hiện bùng nổ của show “Là Nhà” mùa 2 trong thời gian tới nhé.

Thanh Thanh - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.