Việc phải có một kế hoạch kinh doanh chi tiết là điều "bắt buộc phải có" ở mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn theo dõi chương trình "Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỉ" thì những kế hoạch kinh doanh càng tỉ mỉ và thuyết phục sẽ thu về vốn đầu tư ngoài sức mong đợi. Vậy những điều gì cần phải chú ý khi tiến hành các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh?
Những điều cơ bản khi lập kế hoạch kinh doanh
Tóm tắt điều hành kinh doanh
Điều quan trọng nhất của một bản kế hoạch kinh doanh là tiêu đề. Tiêu đề là thứ "đập" vào mắt người đọc đầu tiên, đây là sẽ thứ sẽ hiện lên bản kế hoạch muốn nói lên điều gì. Bản tóm tắt phải cho người đọc biết bạn muốn gì, cái này hết sức quan trọng. Những điều mà chủ doanh nghiệp muốn có được và yêu cầu sẽ được gói gọn trong bản tóm tắt.
Mô tả doanh nghiệp
Mô tả doanh nghiệp là điều phải có và nó được coi là phần vô cùng quan trọng. Bạn đang ở trong ngành công nghiệp như thế nào? Thế mạnh của bạn ra sao? Trong tương lai, triển vọng phát triển của doanh nghiệp có tiềm năng hay không? Bạn cũng nên cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường ngành, bao gồm những sản phẩm của doanh nghiệp. Một định hướng phát triển sẽ đem lại lợi ích hoặc ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp của bạn qua bản mô tả này.
Lập kế hoạch kinh doanh cần phải làm như thế nào?
Trước khi viết kế hoạch bạn phải trả lời được những câu hỏi:
- Kế hoạch của bạn trong bao lâu?
- Khi nào bạn nên viết nó?
- Ai sẽ cần một kế hoạch kinh doanh
- Tại sao bạn nên viết một kế hoạch kinh doanh?
- Xác định mục tiêu và mục tiêu của bạn?
- Nhu cầu tài chính của bạn như thế nào?
- Bạn sẽ làm gì với kế hoạch của mình?
- Kế hoạch Marketing sao cho hiệu quả?
Khi bắt tay vào viết cần:
- Hiểu cách viết kế hoạch kinh doanh
- Các thành phẩn của một kế hoạch tiếp thị
- Cập nhật kế hoạch kinh doanh
- Nâng cao kế hoạch marketing
Những công cụ cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh:
- Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh
- Sách hướng dẫn liên quan kế hoạch kinh doanh
- Mẫu kế hoạch kinh doanh
Chiến lược thị trường
Chiến lược thị trường là kết quả của một phân tích thị trường tỉ mỉ. Phân tích thị trường buộc các doanh nghiệp phải làm quen với tất cả các khía cạnh của thị trường để thị trường mục tiêu có thể được xác định và công ty có thể được định vị để giành được phần doanh thu của nó.
Phân tích cạnh tranh trên thị trường
Mục đích của việc phân tích là giúp bạn xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cùng ngành khác. Những chiến lược sẽ đem đến cho bạn một lợi thế riêng biệt. Những rào cản có thể được phát hiện và ngăn chặn kịp thời yếu tố bên ngoài cạnh tranh xâm nhập thị trường của bạn.
>>> Xem thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh – Bí quyết sống sót trên thị trường
Thiết kế và kế hoạch phát triển
Mục đích của thiết kế và kế hoạch phát triển là cung cấp đến cho nhà đầu tư những mô tả về thiết kế ban đầu của sản phẩm. Lập biểu đồ phát triển của quá trình sản xuất, tiếp thị. Công ty sẽ đưa ra ngân sách và có một chiến lược phát triển phù hợp để có thể đạt được mục tiêu cho riêng mình đặt ra.
Hoạt động và kế hoạch quản lý doanh nghiệp
Kế hoạch này sẽ mô tả cách hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở liên tục. Kế hoạch hoạt động sẽ làm nổi bật hậu cần của tổ chức cũng như trách nhiệm rõ ràng của đội ngũ quản lý, từng nhiệm vụ được giao cho từng bộ phận. Các yêu cầu về vốn và chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cần làm rõ ràng và phải có kế hoạch quản lý sát sao.
Các vấn đề liên quan yếu tố tài chính
Tài chính chính là điều hết sức quan trọng, không thể thiếu trong bất kì mẫu lập kế hoạch kinh doanh nào. Dữ liệu chính xác giúp nhà đầu tư khi đọc biết tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở mức nào, và hướng giải quyết ra sao. Điều này cho thấy bên cạnh quản lý thì tài chính là nhân tố các nhà đầu tư mong muốn được thấy.
Mẫu kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp startupKết luận
Có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh trong thời đại cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt này. Các doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh phải có được một bản phác thảo đầy đủ và thật chi tiết, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và vận hành một cách trơn tru.
Thắng Nguyễn - Marketing AI
(Theo entrepreneur)
Bình luận của bạn