
Nguyên tắc 5M trong quảng cáo - Mô hình 5M trong quảng cáo (Nguồn: Internet)
- Mô hình 5M trong Marketing là gì?
- Các yếu tố của mô hình 5M trong Marketing
- 1. Mission (Nhiệm Vụ)
- 2. Message (Thông Điệp)
- 3. Media (Phương Tiện)
- 4. Money (Ngân sách)
- 5. Measurement (Đánh Giá)
- Cách áp dụng mô hình 5M trong quảng cáo
- 1. Xác định mục tiêu cụ thể
- 2. Xây dựng thông điệp rõ ràng và thu hút
- 3. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
- 4. Quản lý ngân sách linh hoạt
- 5. Theo dõi KPI phù hợp
- 3 ví dụ về mô hình 5M trong Marketing
- Mô hình 5M của Coca Cola
- Mô hình 5M của Vinamilk
- Mô hình 5M của Biti's
Mô hình 5M trong Marketing là gì?
Mô hình 5M (Mission, Message, Media, Money, Measurement) là công cụ quản lý chiến lược trong Marketing, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kế hoạch và thực hiện các chiến dịch hiệu quả. Với việc xác định rõ mục tiêu, thông điệp, kênh truyền thông, ngân sách và đo lường hiệu quả, mô hình này đảm bảo sự nhất quán trong chiến lược và khai thác tối đa nguồn lực.
Áp dụng mô hình 5M mang lại nhiều lợi ích như tăng hiệu quả quản lý, giảm lãng phí, và cải thiện hiệu suất thông qua đánh giá chính xác. Đây là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp muốn xây dựng chiến dịch thành công và bứt phá trên thị trường cạnh tranh.
>>> Xem thêm: Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng của mô hình AISAS vào Marketing
Các yếu tố của mô hình 5M trong Marketing
1. Mission (Nhiệm Vụ)
Yếu tố đầu tiên của nguyên tắc 5M trong quảng cáo là Mission (Nhiệm vụ). Quảng cáo có rất nhiều nhiệm vụ trong đó có 3 nhiệm vụ chính:
- Informative: Nhiệm vụ cung cấp thông tin
- Persuasive: Nhiệm vụ thuyết phục
- Reminder: Nhiệm vụ nhắc nhở

Mission - Nhiệm vụ
Với mỗi loại nhiệm vụ mà nhà quảng cáo sẽ chọn chiến lược cụ thể. Các loại quảng cáo để cung cấp thông tin thường dành cho các sản phẩm mới ra, chưa có trên thị trường hoặc sản phẩm đã có nhưng được bổ sung thêm chức năng.
Sau khi người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm rồi thì tiếp đó sẽ là quảng cáo để thuyết phục họ mua hàng. Đây được xem là loại hình quảng cáo khó nhất khi thực hiện vì thay đổi hành vi người tiêu dùng là điều rất khó. Loại quảng cáo cuối cùng là để nhắc nhở. Quảng cáo này xuất hiện rất nhiều, mỗi ngày trên TV. Những thương hiệu lớn đã dùng loại quảng cáo này để khắc sâu vào trong tâm trí khách hàng. TV sẽ phát đi phát lại quảng cáo nước rửa chén và bột giặt dù chắc chắn ai cũng biết.
2. Message (Thông Điệp)
Thông điệp là nội dung mà bạn muốn truyền tải tới người dùng. Thông điệp trong quảng cáo không phải chỉ là một câu hay một vài từ. Nó bao gồm cả hình ảnh minh họa nữa, để nhằm truyền tải một nội dung nào đó tới người dùng. Những thông điệp trực tiếp như “Sạch gàu”, “Trắng sáng”, “Đánh thức bản lĩnh” “Uống cùng cảm xúc”. Hay hình ảnh người đàn ông thành đạt, người phụ nữ đảm đang.

Message - Thông Điệp
3. Media (Phương Tiện)
Sau khi có các phần trên thì bắt đầu chọn phương tiện truyền thông. Việc làm ra một quảng cáo hay đã khó, việc chọn được một kênh để chạy nó còn khó hơn. Hiện nay có rất nhiều kênh để chạy quảng cáo: TVC, Radio, Social, Billboard, Print Ads, Online Banner...
Việc chọn một phương tiện truyền thông còn phụ thuộc vào độ nhận biết của kênh, hành vi của người tiêu dùng, số tiền chi bao nhiêu để có được một lần hiển thị/tương tác. Ví dụ bạn muốn tiếp cận 1000 người xem quảng cáo trên TV, bạn cần 1000 lần hiển thị. Nhưng để cho người ta nhớ tới quảng cáo đó họ cần thấy nó ít nhất 3 lần. Vậy ra bạn cần tới 3000 lần hiển thị. Và chỉ có 1/3 số người xem TV thấy được quảng cáo trong khi số khác lại chuyển kênh, tắt máy hoặc làm việc khác. Cuối cùng bạn cần tới 9000 lần hiển thị. Rồi tính số tiền bỏ ra. Thường thì khâu này client và agency sẽ làm việc chung với nhau để chọn ra các kênh phù hợp. Và điều quang trọng nhất đó là chi phí.

Media - Phương Tiện
4. Money (Ngân sách)
Vấn đề các công ty luôn chú tâm đến đó là ngân sách. Khi agency quảng cáo đưa ra một proposal “không phải dạng vừa đâu” với một chiến lược có thể cưa đổ mọi khách hàng. Nhưng nếu ngân sách không đủ, client luôn yêu cầu agency tìm cách giảm chi phí xuống. Chiến lược quảng cáo có hay tới đâu mà không đủ tiền làm thì không thể thực hiện được. Nhưng vẫn có những quảng cáo không tốn nhiều tiền vẫn đem lại hiệu quả cao cho sản phẩm. Tóm lại client phải làm rõ chi phí với agency. Và tùy vào chi phí đó mà agency sẽ đưa ra đề xuất chiến dịch phù hợp.

Money - Ngân sách
5. Measurement (Đánh Giá)
Thật sự tôi vẫn thích câu “It’s a good campaign, if sales go up.” Đánh giá quảng cáo là khâu rất quan trọng. Đây cũng là yếu tố cuối cùng của nguyên tắc 5M trong marketing. Client muốn xem liệu agency có thực hiện đủ KPI, có làm độ nhận biết hay doanh thu nhãn hàng tăng hay không. Với các hình thức cáo online qua các kênh hiện nay thì có thể do lường bằng công cụ. Xem có bao nhiêu lượt xem, độ tương tác, thời gian người dùng xem trang, chuyển trang. Các công ty lớn sẽ thuê agency chuyên về nghiên cứu thị trường để đo lường hiệu quả của chiến lược tác động tới người tiêu dùng như thế nào.

Measurement - Đánh Giá
Cách áp dụng mô hình 5M trong quảng cáo
1. Xác định mục tiêu cụ thể
Chiến dịch quảng cáo cần tập trung vào một mục tiêu rõ ràng, như cung cấp thông tin về sản phẩm mới, thuyết phục khách hàng mua hàng hoặc nhắc nhở về thương hiệu. Ví dụ, nếu bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu, các chiến dịch truyền thông có thể tập trung vào việc giới thiệu logo, slogan, hoặc tính năng nổi bật của sản phẩm.
2. Xây dựng thông điệp rõ ràng và thu hút
Một thông điệp quảng cáo phải dễ hiểu và gắn kết với giá trị cốt lõi của thương hiệu. Để đạt hiệu quả, marketer cần đảm bảo tính nhất quán trong các kênh truyền thông, đồng thời kiểm tra hiệu quả qua A/B testing. Ví dụ, thông điệp "Just Do It" của Nike truyền cảm hứng và kết nối với khách hàng mục tiêu trên nhiều nền tảng.

Áp dụng Slogan ấn tượng trong mô hình 5M
3. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Để tối ưu hiệu quả, bạn cần chọn kênh tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Ví dụ, các sản phẩm cho giới trẻ có thể tập trung vào mạng xã hội như Tiktok, trong khi sản phẩm cao cấp thường dùng tạp chí hoặc truyền hình. Việc phân bổ ngân sách thông minh vào các kênh hiệu quả đã được kiểm chứng là yếu tố quan trọng để tránh lãng phí tài nguyên.
4. Quản lý ngân sách linh hoạt
Chiến dịch quảng cáo cần phù hợp với mức đầu tư mà doanh nghiệp có thể chi trả. Điều này yêu cầu marketer lập kế hoạch chi tiết và tính toán ROI của từng kênh. Nếu ngân sách hạn chế, doanh nghiệp nên tập trung vào một vài kênh trọng điểm thay vì phân tán.
5. Theo dõi KPI phù hợp
Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch, marketer cần sử dụng các chỉ số cụ thể cho từng giai đoạn. Ví dụ, ở giai đoạn nhận diện thương hiệu, chỉ số CPM (chi phí cho 1000 lần hiển thị) là quan trọng, còn ở giai đoạn tăng chuyển đổi, tỷ lệ CTR hoặc tỷ lệ chuyển đổi nên được ưu tiên. Ngoài ra, với quảng cáo kỹ thuật số, công cụ đo lường trực tuyến giúp theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch theo thời gian thực.
3 ví dụ về mô hình 5M trong Marketing
Dưới đây là một số case study về mô hình 5M trong Marketing để giúp bạn hiểu rõ hơn cách các thương hiệu áp dụng vào thực tế:
Mô hình 5M của Coca Cola

Coca Coca là một castudy nổi bật áp dung mô hình 5M trong Marketing
Coca-Cola là một thương hiệu hàng đầu thế giới đã áp dụng thành công mô hình 5M trong chiến lược Marketing. Đây là cách Coca-Cola áp dụng từng yếu tố:
Mission (Sứ mệnh): Coca-Cola hướng tới việc "kết nối con người" và "tạo ra khoảnh khắc hạnh phúc". Sứ mệnh này được truyền tải qua các chiến dịch như "Share a Coke" hay "Taste the Feeling", nhấn mạnh tính cộng đồng và cảm xúc tích cực.
Market (Thị trường): Coca-Cola phân khúc thị trường theo độ tuổi, sở thích và lối sống. Ví dụ, sản phẩm Diet Coke nhắm đến người trẻ tuổi dưới 30, trong khi Coca-Cola truyền thống phục vụ đối tượng trưởng thành hơn. Ngoài ra, Coca-Cola đã mở rộng ra toàn cầu, kể cả những thị trường khó tiếp cận như Triều Tiên và Cuba, bằng cách địa phương hóa chiến lược sản phẩm và thương hiệu
Message (Thông điệp): Thông điệp của Coca-Cola tập trung vào "hạnh phúc" và "kết nối". Điều này được thể hiện qua hình ảnh và thông điệp quảng cáo, tạo cảm giác gần gũi và hoài niệm, đặc biệt với các thế hệ đã quen thuộc với thương hiệu
Media (Phương tiện): Coca-Cola tận dụng đa dạng kênh truyền thông, từ quảng cáo truyền hình, biển hiệu, đến mạng xã hội và các sự kiện thực tế. Ví dụ, chiến dịch "Share a Coke" đã kết hợp quảng bá trên mạng xã hội để tăng tính cá nhân hóa và tương tác
Measurement (Đo lường): Coca-Cola đánh giá hiệu quả chiến lược qua doanh số bán hàng, mức độ nhận diện thương hiệu, và tương tác của khách hàng trên các nền tảng truyền thông. Các chiến dịch như "Taste the Feeling" đã giúp Coca-Cola duy trì vị thế hàng đầu trong ngành đồ uống có ga.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trong mô hình 5M, Coca-Cola đã xây dựng thành công thương hiệu mạnh mẽ toàn cầu và giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành.
Mô hình 5M của Vinamilk

Mô hình 5M trong Marketing giúp Vinamilk đạt được nhiều thành công vang dội
Mission (Sứ mệnh): Vinamilk hướng đến cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sức khỏe và hạnh phúc của mọi người. Sứ mệnh này được thể hiện qua các sản phẩm an toàn, đa dạng và các chương trình cộng đồng như "Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam" và "Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam," khẳng định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Market (Thị trường): Vinamilk tập trung vào nhiều phân khúc khách hàng, từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi. Với mạng lưới phân phối rộng khắp 64 tỉnh thành và hơn 135.000 điểm bán, Vinamilk đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả thị trường trong nước lẫn quốc tế
Message (Thông điệp): Thông điệp của Vinamilk xoay quanh giá trị dinh dưỡng, sự an toàn, và chất lượng quốc tế của sản phẩm. Họ truyền tải cam kết về việc mang lại nguồn dinh dưỡng tự nhiên, giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống
Media (Truyền thông): Vinamilk sử dụng đa kênh truyền thông như TV, mạng xã hội, và quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng. Các chiến dịch truyền thông nhân văn và các chương trình tài trợ giáo dục đã giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh thân thiện và tích cực
Measurement (Đo lường): Vinamilk không ngừng theo dõi và đo lường hiệu quả các chiến dịch marketing thông qua dữ liệu và phản hồi từ thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược, giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam và mở rộng ra quốc tế
Mô hình 5M trong Marketing đã giúp Vinamilk tạo dựng một thương hiệu bền vững, vừa nâng cao giá trị kinh tế vừa củng cố lòng tin của người tiêu dùng
Mô hình 5M của Biti's

Mô hình 5M được Biti's áp dụng trnng chiến lược marketing hiệu quả
Mô hình 5M trong marketing của Biti's được áp dụng rất hiệu quả trong chiến lược của thương hiệu. Dưới đây là cách Biti's triển khai mô hình này:
Mission (Sứ mệnh): Biti's hướng tới việc mang lại sản phẩm giày dép chất lượng cao và thời trang cho người tiêu dùng, đồng thời gắn kết với hình ảnh dân tộc, khơi gợi niềm tự hào và sự ủng hộ từ người tiêu dùng Việt Nam.
Market (Thị trường): Thương hiệu đã tập trung vào nhóm khách hàng trẻ, đặc biệt là giới trẻ năng động, yêu thích sự sáng tạo và cá tính. Việc nhắm đến thị trường trẻ trung, kết hợp với các chiến dịch truyền thông đầy sáng tạo giúp Biti's chiếm lĩnh thị trường giày dép.
Message (Thông điệp): Biti's truyền tải thông điệp mạnh mẽ về "yêu nước", đồng thời kết hợp với sự hiện đại và năng lượng tuổi trẻ trong các chiến dịch quảng bá. Các thông điệp này không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, dễ tiếp cận.
Media (Phương tiện truyền thông): Biti's đã tận dụng các kênh truyền thông mạnh mẽ như mạng xã hội, hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng, và sản xuất những chiến dịch quảng cáo ấn tượng để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Ví dụ, chiến dịch Biti's Hunter đã được quảng bá rộng rãi trên nhiều nền tảng, từ truyền hình đến mạng xã hội.
Measurement (Đo lường): Biti's không ngừng theo dõi, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing thông qua các chỉ số như lượng khách hàng tiếp cận, mức độ tương tác và doanh số bán hàng. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược và cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố trong mô hình 5M giúp các thương hiệu như Coca Cola, Vinamilk và Biti's xây dựng được giá trị thương hiệu mạnh mẽ và gắn kết với cộng đồng.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết này bạn có thể hiểu thêm về nguyên tắc 5m trong marketing. Từ đó áp dụng hiệu quả vào các chiến dịch quảng cáo của mình giúp các chiến dịch được tối ưu và hiệu quả hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: 8P trong marketing là gì? Các yếu tố chủ chốt trong mô hình 8P Marketing
Theo Advertising Vietnam
MarAI - Admicro
Bình luận của bạn