cover

Amazon đã làm thay đổi mọi thứ cho các thương hiệu FMCG thời Covid-19

15 Thg 04

Kể cả khi toàn thế giới đang chịu hậu quả nặng nề do dịch bệnh Covid-19 gây ra, tầm quan trọng ngày càng mạnh mẽ của Amazon với người mua sắm vẫn không hề giảm đi, chứng minh được cơ...

Kể cả khi toàn thế giới đang chịu hậu quả nặng nề do dịch bệnh Covid-19 gây ra, tầm quan trọng ngày càng mạnh mẽ của Amazon với người mua sắm vẫn không hề giảm đi, chứng minh được cơ hội phát triển của các thương hiệu trong thời kỳ khó khăn này. Nếu các thương hiệu biết tận dụng thời thế và xây dựng chiến lược hợp lý, sự tăng trưởng của thương hiệu vẫn có khả năng được duy trì kể cả trong đại dịch Covid-19 như hiện nay.

56% người mua hàng bắt đầu hành trình mua sắm của mình trên Amazon, trong khi 64% kiểm tra giá trên Amazon khi họ ở trong một cửa hàng. 62% người mua hàng nói rằng họ rất hào hứng về triển vọng đặt mua hàng hóao thông qua một nhà bán lẻ duy nhất như Amazon. Bấy nhiêu thống kê đó đã cho thấy nền tảng Amazon ngày càng đóng vai trò trung tâm và quan trọng với người dùng như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh cách ly xã hội như hiện nay. 

Amazon đã làm thay đổi mọi thứ cho các thương hiệu FMCG thời Covid-19- Ảnh 1.

Người mua hàng đã sử dụng Amazon nhiều hơn khi mua sắm hàng ngày, hơn 75% người dùng nhờ vào Amazon để khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới. Amazon đã sẵn sàng trên con đường thay thế Google để trở thành địa chỉ đầu tiên của người tiêu dùng về tìm kiếm trực tuyến, phản ánh sự phát triển vượt bậc của trang thương mại điện tử này và đã vượt ra khỏi vai trò ban đầu là một nền tảng giao dịch thuần túy.

Nhưng sự ảnh hưởng của Amazon không dừng lại ở đó. Đăng ký tự động làm giảm sự tham gia của thương hiệu - 33% người mua hàng trên Amazon Prime đã sử dụng tính năng bổ sung hàng hóa tự động (nghĩa là bạn đăng ký mua tự động một mặt hàng và tần suất bạn muốn nhận mặt hàng đó tại nhà bạn, ví dụ như ngày đầu tiên của hàng tháng) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cân nhắc lại của đối thủ cạnh tranh. Thời điểm người dùng bắt đầu trở lại thói quen mua sắm 'bình thường' hơn trong Quý 4, việc thay đổi điều này chưa bao giờ quan trọng hơn thế với các thương hiệu.

Amazon đã làm thay đổi mọi thứ cho các thương hiệu FMCG thời Covid-19- Ảnh 2.

Các thương hiệu có rất nhiều cơ hội để phát triển tăng trưởng trên Amazon nhưng đi kèm với đó cũng là không ít những thách thức khó khăn phải đối mặt. Những cạm bẫy phổ biến nhất, đặc biệt đối với các công ty FMCG mới hoặc chưa có kỹ năng trên nền tảng có thể được chia thành hai loại - các thương hiệu không được truyền tải hiệu quả đến người mua hàng và các trang sản phẩm không được triển khai chính xác.

Việc phát triển thương hiệu trên Amazon thường bị các công ty chỉ coi nền tảng này chỉ là một cổng thông tin chức năng để bán hàng bỏ qua. Đây là một quan điểm lỗi thời cực kỳ nguy hiểm. Tâm lý khách hàng ngày nay đã cho thấy, họ thường sử dụng Amazon để so sánh thông số kỹ thuật sản phẩm, giá cả cũng như đánh giá, tất cả những thông tin về sản phẩm mà không cần rời khỏi trang web.  Sự phụ thuộc vào nền tảng này làm cho thông điệp của thương hiệu rõ ràng hơn cũng như nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Amazon cũng nhận thức rõ về điều này khi cung cấp các công cụ hữu ích cho các thương hiệu để phát triển sự hiện diện của các thương hiệu trên nền tảng, nhưng những công cụ này sẽ không đem lại nhiều hiệu quả nếu người mua hàng không biết cách sử dụng chúng. Khi người mua hàng đang hoàn tất giao dịch mua bán trên nền tảng Amazon, điều cần thiết là việc truyền đạt thông tin khác nhau cho người tiêu dùng ở mỗi giai đoạn của hành trình. Đó cũng là lý do tại sao việc triển khai trang sản phẩm hiệu quả là chìa khóa cung cấp cho người mua hàng thông điệp phù hợp, tiếp xúc đúng người, đúng thời điểm. 

Tiêu chuẩn đo lường chính xác là bước quan trọng đầu tiên trong việc đánh giá sự hiện diện của một thương hiệu trên Amazon, cho phép phân tích những hoạt động nào tốt và hại cho doanh nghiệp. Quy trình kiểm toán sẽ giúp hiểu rõ về cách mà một thương hiệu cần cải thiện - thường là các bước nhỏ dễ bị bỏ qua nhưng khi được giải quyết có thể tạo ra một tác động lớn. Giai đoạn tiếp theo là tạo ra nội dung và tối ưu hóa nội dung, tập trung vào việc nâng cao nội dung trên các trang sản phẩm và câu chuyện thương hiệu để thu hút tối ưu khách hàng. Chỉ khi các bước này được thực hiện mới có thể chuyển sang quản lý chiến dịch hiệu quả.

Trong khi đối với một số thương hiệu, điều này được xem như một cam kết không thiết yếu và sự hiện diện của họ trên nền tảng này chỉ đơn giản là đủ, lợi tức đầu tư tiềm năng với tối ưu hóa khiến nó trở nên đáng cân nhắc hơn. Khi sức mạnh của nền tảng này phát triển, và đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay đã biến Amazon trở thành phần quan trọng không thể thiếu với cuộc sống của nhiều người tiêu dùng, đây sẽ là điểm đến lý tưởng mà bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn chinh phục.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Thedrum

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.