Trong một thị trường với đầy rẫy những công ty, ý tưởng, sản phẩm như hiện nay thì yếu tố thương hiệu là điều tối quan trọng. Với những thương hiệu biết tận dụng âm thanh sẽ chiến thắng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng.
Những người không biết về sản phẩm công ty bạn sẽ chỉ dành chưa đến vài giây lướt qua nó, vậy nên yếu tố thương hiệu sẽ cần thiết để lưu giữ tâm trí họ khi thời điểm đến.
- Đầu tháng 7 này các thương hiệu Việt có hoạt động gì hot?
- 4 ví dụ kinh điển trong cuộc chiến định vị thương hiệu
Mặc dù các marketer đều hiểu về hình ảnh thương hiệu và biết tận dụng hình ảnh, màu sắc, logo cũng như về việc tạo dựng thương hiệu sử dụng câu chữ. Nhưng rất ít trong số chúng ta hiểu về khả năng tạo dựng những âm thanh, điệu nhạc trong việc xây dựng thương hiệu.
Các công ty thường sử dụng âm thanh, âm nhạc hoặc nhạc không bản quyền trong marketing”: cho việc giới thiệu podcast, video kinh doanh, quảng cáo truyền hình và radio, trên sàn giao dịch và tại các cửa hàng bán lẻ, nhạc nền khi các CEO phát biểu, trong những phần mềm máy tính cũng như những phần mềm tự học online.
Một trong những âm thanh bản quyền đặc biệt sử dụng cho mục đích thương hiệu là “logo cho sonic” với một vài đoạn nhạc dễ nhớ sẽ thu hút sự chú ý cho sản phẩm hoặc công ty. Đây là 4 ví dụ điển hình của sonic logos:
- Skype ringtone
- Apple startup chime
- NBC network ID
- Intel inside leap ahead
Nhiều công ty sử dụng yếu tố âm thanh ngắn, dễ nhớ trong sản phẩm và dịch vụ cũng như trong nội dung marketing như video và podcast.
Sử dụng âm nhạc rẻ tiền hay đạo nhạc không phải là một cách làm thương hiệu tốt.
Thương hiệu sonic là một ví dụ điển hình cho thương hiệu nổi bật và dễ nhớ. Tuy nhiên nhiều marketer vẫn bỏ quên hoặc coi rẻ yếu tố âm thanh.
Một ví dụ tệ điển hình đó là sử dụng âm thanh mặc định được cài đặt sẵn trong hệ thống điện thoại và do đó không có chút liên quan nào đến công ty bạn hoặc dùng âm thanh cho video của bạn từ kho âm nhạc có sẵn - điều mà hàng trăm công ty khác cũng làm.
Một số marketer đạo những bài hát nổi tiếng cho chiến dịch của họ - điều vi phạm luật bản quyền. Người bạn luật sư Mitch Jackson của tôi có đưa ra vài lời khuyên về việc đạo nhạc như sau:
“Nếu bạn không tự mình nghĩ ra, đừng sử dụng nó mà không xin phép từ người chủ sở hữu. Đúng là có luật hợp pháp cho việc sử dụng tài sản trí tuệ của người khác nhưng đó là những ngoại lệ rất nhỏ nên đừng trông cậy quá nhiều vào nó trừ khi (1) luật sư của bạn tốt hơn luật sư phía kia và (2) bạn có nhiều tiền hơn để đảm bảo phần thắng trong vụ kiện.”
Cách tốt nhất là tuân thủ luật pháp và sử dụng giai điệu phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như thương hiệu của bạn.
Âm thanh thương hiệu của riêng bạn
Khi thương hiệu có giai điệu riêng, sự hài hòa thương hiệu được thiết lập.
Làm việc cùng với nhà soạn nhạc hoặc một nhóm nhỏ ở studio âm thanh có thể là một trải nghiệm đáng nhớ, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn là một thành viên tích cực trong quy trình:
- Chia sẻ những hiểu biết chuyên sâu của mình về mục tiêu công ty, thực trạng marketing và nỗ lực thương hiệu hiện tại, và những khát vọng muốn có với những nhà soạn nhạc cho bạn. Bạn càng chia sẻ nhiều, nhà soạn nhạc càng hiểu hơn về công ty bạn thì sản phẩm đưa ra càng ưng ý.
- Chia sẻ hồ sơ về hình mẫu khách hàng của sản phẩm công ty bạn. Họ là ai? Họ thực sự mong muốn mua gì từ bạn?
- Tạo ra một danh sách từ 1-2 từ đặc trưng thương hiệu. Hãy nhớ rằng những key words như “chuyên nghiệp, đáng tin” sẽ đưa ra giai điệu khác “vui vẻ, trải nghiệm”.
- Hãy cân nhắc về mọi cách bạn muốn sử dụng giai điệu của mình và thông báo cho nhà soạn nhạc. Giai điệu đó sẽ được sử dụng làm nhạc nền cho video? Liệu đó có phải là âm thanh mở màn cho podcast của bạn? Đa phần các công ty sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau vậy nên một người soạn nhạc chuyên nghiệp sẽ tạo ra nhiều độ dài cho giai điệu phù hợp với mục đích của bạn từ 15s cho đến vài phút.
- Bạn nên thận trọng đưa ra những feedback trong quá trình tổng duyệt. Chú tâm lắng nghe. Nhìn chung bạn có thích giai điệu? Bạn có thích nhạc cụ được sử dụng? Vqaayj còn về nhịp phách? Quan trọng nhất, giai điệu có phù hợp với thương hiệu của bạn?
- Hãy lưu ý về quyền bản quyền của giai điệu để bạn có thể sử dụng ở mọi nơi bạn muốn
Tạo nên một giai điệu thương hiệu là điều hoàn toàn có thể với bất kì budget marketing nào.
Ngọc Anh | Marketing AI
Bình luận của bạn