4Ps cho SEO và marketing online

21 Thg 08

Chuẩn SEO là một phần của một khuôn mẫu marketing rộng hơn. Một nhà viết bài chuyên nghiệp đã giải thích việc hiểu và nhận thức được khuôn mẫu này sẽ giúp cải thiện SEO của mọi bài viết như thế nào.

Trở thành một marketer là một điều đặc biệt. Rất nhiều người trong thế giới về SEO, bao gồm cả chính bản thân tôi, ban đầu không hề được huấn luyện để trở thành một marketer. Thực chất, tôi học về khoa học máy tính và dự định ban đầu là trở thành lập trình viên website và phát triển phần mềm.

Công việc marketing đến với tôi một cách bất ngờ khi tôi đang làm một trang mua sắm online và tự hỏi “Làm sao để tăng lượng truy cập và khách hàng?”

Marketing còn hơn cả việc đơn giản để được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm, và tôi phải mất một thời gian để nhận ra điều này. Nhưng nhiều năm làm công việc SEO đã giúp tôi nhận ra giá trị của mối quan hệ giữa quy trình marketing truyền thống với SEO.

Công cụ tìm kiếm muốn kết nối mọi người với những kết quả phù hợp nhất vậy nên nó làm việc như một cỗ máy xếp hạng SEO. Hiển nhiên link website của bạn hiện lên đầu là điều đặc biệt quan trọng nhưng nó sẽ không giúp ích gì nếu người dùng không kết nối với trang của bạn. SEO hiện giờ chắc chắn là một phần trong một quá trình marketing, và marketing tốt sẽ chỉ giúp cải thiện thứ hạng và thu hút nhiều lượng truy cập

4P trong Marketing (Place, Product, Price, Promotion)

Product/Service (Sản phẩm, dịch vụ)

Khách hàng của bạn là ai? Đâu là mục tiêu của bạn ? Đâu là điểm bạn có thể thỏa mãn khách hàng của mình? Sản phẩm của bạn giải quyết được nhu cầu gì? Hiểu được khách hàng và cách sản phẩm của bạn kết nối với nhu cầu của họ là điều tối quan trọng để có thể định giá và đưa ra những chiến dịch truyền thông hiệu quả cho sản phẩm (hoặc dịch vụ) của bạn.

Ví dụ ở agency của tôi, chúng tôi cung cấp dịch vụ marketing trực tuyến. Dịch vụ giúp khách hàng đạt được những mục tiêu kinh doanh và thu được những thành công truyền thông trên phương diện truyền thông trực tuyến. Chúng tôi cố gắng tiết kiệm thời gian và tiền bạc đồng thời tăng hiệu quả công việc vậy nên họ có thể tập trung vào các việc khác.

Sản phẩm và dịch vụ của bạn là những viên đá nền tảng cho cách tiếp cận marketing. Bạn cần sự minh bạch tuyệt đối ở đây. Giá cả và cách truyền thông có thể bị ảnh hưởng bởi sản phẩm của bạn.

Được khách hàng tìm thấy chỉ mới đi được nửa chặng đường - bạn phải thuyết phục được khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Price (Giá cả)

Giá bán về bản chất liên hệ chặt chẽ với giá trị sản phẩm. Nhưng giá bán cần phải được cân nhắc với mặt bằng chung trong ngành. Nếu giá sản phẩm bạn quá cao thì cũng không thể bán nổi. Còn nếu quá thấp thì công ty bạn sẽ lãnh đủ vì lợi nhuận cận biên không cao.

Cũng như định lý quả lắc khi mà giá rẻ sẽ kích lượng bán còn giá cao thì tăng lợi nhuận. Bạn cần phải tìm điểm cân bằng và nó sẽ phụ thuộc vào thị trường cũng như chiến lược công ty.

SEO là một ví dụ điển hình minh chứng cho độ khó của việc định giá. Một chuyên gia sẽ cho rằng giá SEO rơi vào khoảng 100$ một giờ. Nhưng khi chúng tôi dành thời gian phân tích thị trường SEO, chúng tôi đã tìm ra những điểm nhìn khách về chi tiêu mọi người sẵn sàng trả cho SEO.

Định giá là điều quan trọng và bạn cần thận trọng trong việc đưa ra điểm giá mà đảm bảo bạn vẫn thu được lợi nhuận. Thương hiệu và danh tiếng online sẽ là một phần không thê thiếu khi cân nhắc nhưng thường bị quên lãng. Nếu bạn đã có thương hiệu của riêng mình, bạn có thể nâng giá 10% đắt hơn so với đối thủ nhưng cũng đừng lên giá quá nếu không sẽ mất tất cả.

Place (Điểm bán)

Khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm của bạn ở đâu? Liệu khách hàng có tìm kiếm bạn? Liệu bạn có thể chạy công việc kinh doanh bằng những kênh offline hoặc cá nhân? Liệu bản marketing mix có bao gồm cả kênh online và offline?

Nếu bạn là một thợ sửa ống nước khẩn cấp, khách hàng hiển nhiên sẽ gọi bạn hoặc trực tiếp tìm bạn trên Google. Nhưng với nhiều dịch vụ khác, mọi người sẽ mua bằng nhiều cách khác nhau: mối quan hệ, qua lời giới thiệu, qua công cụ tìm kiếm,... Lựa chọn nơi ở của khách hàng và nơi bạn cần bán sản phẩm là điều quan trọng cần phải cân nhắc kĩ.

Promotion (Truyền thông)

Khách hàng sẽ nhìn thấy thông điệp truyền thông của bạn ở đâu?

Công cụ tìm kiếm? Ads quảng cáo online? Mạng xã hội? Báo chí? TV? Thư trực tiếp? Billboard? Bạn có sử dụng ads hoặc các chiến lược tiếp thị online?

>>> Tham khảo thêm: Marketing Online là gì? 8 Hình thức marketing online phổ biến nhất hiện nay

Ngọc Anh

Nguồn: Marketingland

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.