4 vị trí quan trọng trong nghề viết nội dung: Không chỉ là Content hay Copywriter!

28 Thg 09

Viết nội dung là một lĩnh vực đã quá quen thuộc trong ngành marketing với những vị trí công việc hấp dẫn Content Writer hay Copywriter. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nghề viết nội dung còn có nhiều vị trí đặc thù khác, không kém phần quan trọng như UX Writer và Technical Writer với vai trò rất đặc biệt trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Cùng tìm hiểu và phân biệt về 4 cây viết chủ đạo trong Marketing: Content writer, Copywriter, Technical Writer và UX Writer trong bài viết này nhé!

Content Writer - Chinh phục khách hàng bằng nội dung giá trị

Content Writer là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí công việc viết nội dung, trong đó các nội dung này phải mang tính chất chia sẻ, cung cấp những thông tin hữu ích và có giá trị đối với khách hàng. Những nội dung này có vai trò khơi gợi nhu cầu của khách hàng, đồng thời xây dựng niềm tin của họ đối với sản phẩm và thương hiệu.

Content Writer là một bộ phận không thể thiếu trong các chiến dịch Inbound Marketing của mọi thương hiệu. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp sản phẩm của các Content Writer ở khắp mọi nền tảng từ các bài chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội, Blog thương hiệu, Báo chí,...

4 vị trí quan trọng trong nghề viết nội dung: Không chỉ là Content hay Copywriter! - Ảnh 2.

#1 Mục đích của Content Writer:

Cũng giống như các hoạt động marketing khác, Content Writer hướng mục tiêu thu hút và chuyển đổi hành vi mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, vị trí công việc này không trực tiếp kích thích khách hàng mua ngay mà khiến họ hình thành nhu cầuniềm tin đối với thương hiệu. Từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm diễn ra một cách gián tiếp, đồng thời tạo nên sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng về lâu dài.

Đối tượng của Content Writer là những độc giả đang tìm kiếm các thông tin, kiến thức,... về những lĩnh vực có liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

#2 Công việc chính của Content Writer:

Với mục đích trên, Content Writer thường sẽ không viết quá nhiều nội dung mang tính chất quảng cáo sản phẩm, khuyến khích mua hàng trực tiếp. Những cây viết này sẽ đứng dưới góc độ như những chuyên gia để mang tới cho khách hàng những nội dung thực sự giá trị, hữu ích đối với vấn đề của họ. Ví dụ như những nội dung chia sẻ tips & trick trong đời sống, các kiến thức về chăm sóc sức khỏe,... để khơi gợi nhu cầu và niềm tin của độc giả.

Những ấn phẩm được tạo nên bởi Content Writer độ dài hơn hẳn so với các bài viết quảng cáo. Phần lớn nội dung của Content Writer sẽ được truyền tải đến khách hàng qua những kênh không trả phí như: Social Media, Website thương hiệu,... Đặc biệt, đối với các nội dung chia sẻ kiến thức trên website, Content Writer sẽ thường kết hợp với đội ngũ SEO, để đưa website dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu trên các công cụ tìm kiếm.

#3 Yêu cầu đối với Content Writer:

Để thuyết phục và tạo niềm tin với khách hàng, người làm Content Writer cần phải đảm bảo cung cấp thông tin, kiến thức chính xác. Đồng thời để nội dung thực sự thu hút, bạn cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng, những vấn đề họ đang gặp phải và những kiến thức nào thực sự hữu ích đối với họ.

Hiệu quả công việc của Content Writer thường được đánh giá qua lượng traffic website, phản hồi & tương tác của người tiêu dùng.

Copywriter - Thu hút khách hàng với nghệ thuật ngôn từ

Copywriter là những viết nội dung với mục đích bán hàng trực tiếp, sử dụng những ngôn từ hấp dẫn, lôi cuốn để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động ngay lập tức như mua hàng, điền thông tin, đăng ký mua,....

Ngược lại với Content Writer, Copywriter nằm trong các chiến dịch Outbound Marketing, mang lại hiệu quả nhanh chóng và thường trong ngắn hạn. Những nội dung này thường không có khả năng gắn kết hay thuyết phục niềm tin khách hàng hiệu quả như Content Writer, nhưng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao và rất nhanh chóng.

Copywriter - Thu hút khách hàng với nghệ thuật ngôn từ

#1 Mục đích của Copywriter:

Copywriter tạo ra những nội dung với mục đích quảng cáo, khiến khách hàng phải ra quyết định mua hoặc thực hiện một hành động cụ thể nào đó ngay lập tức. Vì vậy, hầu hết các nội dung được tạo nên bởi Copywriter sẽ hướng tới mục tiêu chính là doanh số bán hàng.

Đối tượng của Copywriter thường sẽ tập trung vào nhóm khách hàng có tiềm năng mua hàng cao nhất.

#2 Công việc chính của Copywriter:

Copywriter sẽ làm việc chủ yếu với các kênh quảng cáo. Các bài viết quảng cáo này thường được viết ngắn gọn, nhưng có yêu cầu cao về mặt ngôn từ, tạo ấn tượng với khách hàng bởi những câu văn hấp dẫn, giật gân.

Phần lớn bài viết từ Copywriter sẽ được truyền đến khách hàng qua những phương tiện có trả phí như: Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads,...

#3 Yêu cầu đối với Copywriter:

Kỹ năng sử dụng ngôn từ lôi cuốn là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với một Copywriter. Họ cần phải tạo được những nội dung ngắn, nhưng lại đủ sức hấp dẫn và thuyết phục khách hàng ngay lập tức. Để làm được điều đó, Copywriter cũng cần có sự thấu hiểu về sản phẩm và tâm lý người dùng tương tự như Content Writer.

Hiệu quả các nội dung tạo bởi Copywriter thường được đánh giá cụ thể hơn thông qua các chỉ số đo lường cụ thể về lượng tiếp cận, tương tác, chi phí trên từng quảng cáo và doanh số thu được.

Kỹ năng sử dụng ngôn từ lôi cuốn là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với một Copywriter.

>>> Xem thêm: Copywriting là gì? Mối quan hệ của Storytelling và Copywriting

UX Writer - Tối ưu hành trình trải nghiệm của khách hàng

UX writer thuật ngữ để chỉ người viết các nội dung liên quan có liên quan đến trải nghiệm người dùng, thường là trên một ứng dụng hay một website. Những nội dung từ UX writer giúp người dùng trải nghiệm ứng dụng, website,... một cách dễ dàng, mượt mà hơn.

Bạn có thể bắt gặp những nội dung tạo bởi UX Writer trong quá trình sử dụng ứng dụng, website như: Trang chào mừng khi vào ứng dụng, Cảnh báo về mật khẩu, thông báo đến các nút tương tác, hướng dẫn tạo tài khoản....

UX Writer - Tối ưu hành trình trải nghiệm của khách hàng

#1 Mục đích của UX writer:

UX writer tập trung vào mặt trải nghiệm của người dùng, nghĩa là làm sao để người dùng có thể hiểu và hành động theo một cách thoải mái và dễ dàng nhất. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào việc xây dựng cấu trúc thông tin, sitemap,... để đảm bảo user flow diễn ra mượt mà nhất.

Vì vậy, các UX writer đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ chân người dùng ở lại app/website, đảm bảo hành trình mua hàng diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn.

#2 Công việc chính của UX writer:

UX writer có mặt trong mọi hoạt động của website/app, từ giai đoạn người dùng truy cập đến các bước đăng nhập, xem thông tin,... cho đến việc mua hàng và hoàn thành giao dịch. Những nội dung này cần đảm bảo rất ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm của người dùng.

Để tạo nên hành trình trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, UX writer cần có sự nghiên cứu kỹ về insight người dùng cũng như phân tích những nội dung và luồng hoạt động sẵn có của website. Ngoài ra, UX writer cũng cần liên tục theo dõi và đánh giá các nội dung trên website để phát hiện những khó khăn của người dùng, từ đó chỉnh sửa các nội dung trải nghiệm tối ưu hơn.

#3 Yêu cầu đối với UX writer:

Khác với Content Writer hay Copywriter, UX writer cần có thêm những hiểu biết về mặt kỹ thuật, công nghệ và những cách thức vận hành của website/app để có thể phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ lập trình viên và designer. Ngoài ra, UX writer cũng cần nắm bắt tốt ngôn ngữ của tệp người dùng, để tạo nên những nội dung dễ hiểu và phù hợp nhất với họ.

Technical Writer - Tối ưu hành trình sử dụng sản phẩm của khách hàng

Technical Writer là người viết các tài liệu kỹ thuật, báo cáo hoặc hướng dẫn sử dụng về sản phẩm cho người dùng cuối cùng hoặc sử dụng để nhân sự nội bộ của doanh nghiệp hiểu rõ về sản phẩm. Technical Writer là những cây viết yêu cầu kiến thức chuyên môn, kỹ thuật rất cao, bởi họ cần biến những thuật ngữ chuyên ngành thành ngôn ngữ dễ hiểu đối với từng đối tượng độc giả nhất định.

Vị trí này thường phổ biến hơn tại các công ty về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị y tế,... những sản phẩm có tính chất chuyên môn cao và cần hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng. Ví dụ, khi bạn mua một thiết bị kỹ thuật số hoặc thiết bị y tế, thường sẽ đi kèm với một sổ tay hướng dẫn cách sử dụng chi tiết cũng như cấu trúc của sản phẩm. Đó chính là ấn phẩm được viết bởi các Technical Writer.

Technical Writer - Tối ưu hành trình sử dụng sản phẩm của khách hàng

#1 Mục đích của Technical Writer:

Technical Writer hoạt động với mục đích đơn giản hóa các yếu tố kỹ thuật và quy trình phức tạp thành những tài liệu dễ hiểu và hữu ích đối với các nhóm độc giả. Những tài liệu này chủ yếu để phục vụ cho hai nhóm đối tượng chính:

  • Người dùng cuối cùng: Nhằm giúp người dùng hiểu hơn về cấu trúc, tác dụng và đặc biệt là sử dụng sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả nhất. Góp phần tạo nên trải nghiệm tốt hơn và khiến người dùng hài lòng hơn về sản phẩm.
  • Nội bộ doanh nghiệp: Technical Writer cũng thường xuyên tạo nên các bản mô tả sản phẩm cho các phòng ban nội bộ doanh nghiệp như: Nhân viên kinh doanh, Marketing, Chăm sóc khách hàng,... Từ đó, các team nội bộ có thể đẩy bán sản phẩm và tạo nên các thông điệp quảng bá phù hợp, chính xác nhất.

#2 Công việc chính của Technical Writer:

Với mục đích trên, công việc chính của Technical Writer là tạo ra các ấn phẩm như: Hướng dẫn sử dụng cho người dùng cuối, Báo cáo kỹ thuật về sản phẩm & quy trình sản xuất, Tài liệu kỹ thuật,... Những tài liệu này thường không sử dụng ngôn từ hoa mỹ, mà yêu cầu tính chính xác, mạch lạc, nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin.

Để viết các nội dung này hiệu quả nhất, trước tiên Technical Writer cần có quá trình nghiên cứu chuyên sâu và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến sản phẩm. Đồng thời họ cũng cần phân tích đối tượng độc giả mục tiêu để xây dựng khung nội dung hữu ích nhất, lựa chọn thiết kế,... và đặc biệt là sử dụng ngôn từ phù hợp và dễ hiểu với họ.

#3 Yêu cầu đối với Technical Writer:

Technical Writer cần phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu mang tính chuyên ngành cao. Vì vậy, họ không chỉ là những cây viết giỏi mà còn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng và am hiểu sâu sắc về sản phẩm.

Technical Writer cần phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu mang tính chuyên ngành cao

Lời kết:

Như vậy, nghề viết nội dung hiện nay đang ngày càng trở nên đa dạng hơn với nhiều vị trí công việc phong phú, mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn. Đặc biệt, dù cho sự khác biệt rõ rệt về yêu cầu công việc, nhưng có thể thấy rằng những người làm trong lĩnh vực viết nội dung luôn cần có sự am hiểu rất sâu sắc về sản phẩm và cả insight của độc giả.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.