4 bài học Influencer Marketing đắt giá từ Nike và Apple

09 Thg 02

Năm 2020, ngành công nghiệp influencer marketing được dự đoán cán mốc trị giá 10 tỷ đô la. Dù tăng trưởng mạnh mẽ song nhiều thương hiệu vẫn đang "chật vật" học cách khai thác tối đa tiềm năng từ những người ảnh hưởng. Đo lường kết quả, tìm cách cân bằng giữa việc tạo sức lan tỏa cho thương hiệu và thu hút khách hàng là những trở ngại mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. 

Rất nhiều những công ty tên tuổi ra đời từ trước kỷ nguyên kỹ thuật số đã chứng minh được khả năng thành công của họ trong lĩnh vực influencer marketing. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ những thương hiệu lớn này. Làm cách nào Nike hay Apple có thể nhường quyền sáng tạo cho các influencer mà vẫn lồng ghép được thông điệp thương hiệu mà họ muốn truyền tải trong đó?

Nike

Nhìn chung, Nike có cách kết nối với khách hàng của mình khá độc đáo. Họ triển khai các chiến dịch influencer marketing, kết nối với mong muốn thực sự của khán giả: làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn. Hoạt động tiếp thị của Nike tập trung vào việc giúp những người ảnh hưởng thăng hoa khi sáng tạo nên những khoảnh khắc "Just Do It" của riêng họ. Trong nhiều năm, thương hiệu đã xuất sắc trong việc sáng tạo trên các kênh, với Colin Kaepernick là ví dụ gần đây nhất.

Bài học số 1: Hãy để các influencers đánh giá sản phẩm theo cách của riêng họ

Vào năm 2017, Nike đã hợp tác với một nhóm những influencers có ảnh hưởng lớn tới giới trẻ trong một loạt video. Thương hiệu đã đưa các influencer đến trụ sở của họ, khám phá cơ sở vật chất và các sản phẩm của Nike, tìm hiểu lịch sử của thương hiệu và cho phép influencer nhận các sản phẩm tài trợ miễn phí. Đối với kênh Youtube nổi tiếng như What''s inside, Family... loạt video của Nike hợp tác đã thu về tổng cộng 11 triệu lượt xem.

Video "đập hộp" các sản phẩm của Nike trên kênh Family

Nike đã tận dụng quy mô và nguồn lực của mình để lan tỏa thương hiệu thông qua cách kể chuyện dựa trên tiếng nói của các influencers. Thương hiệu giày thể thao đình đám này đã làm được điều mà các công ty non trẻ thường không thể, đó là để các influencer tự do đánh giá sản phẩm theo cách của riêng họ. Nike không kiểm soát quyền sáng tạo của influencer, ngược lại họ cho phép khán giả tự do tìm hiểu về thương hiệu từ tiếng nói của những người sáng tạo mà họ tin tưởng.

Ví dụ: nếu bạn điều hành một công ty sản xuất nước đóng chai đang phát triển, hãy cho phép những người có ảnh hưởng mổ xẻ chai hoặc sử dụng nó cho một dự án sáng tạo trên kênh DIY.

Bài học số 2: Không ngại để lộ khuyết điểm 

Sự sáng tạo của thế hệ influencer trẻ là cách tuyệt vời để các thương hiệu tên tuổi có thể thu hút người tiêu dùng một cách xác thực. Nike vẫn đi theo slogan "Just do it" bao năm nay bằng cách cho phép người sáng tạo trải nghiệm thương hiệu một cách chân thực nhưng cũng tận dụng nguồn lực của mình thông qua các cơ hội mà hãng cung cấp cho người sáng tạo. Nike duy trì tính xác thực và xây dựng hình ảnh một thương hiệu toàn cầu mạnh mẽ bằng cách điều chỉnh các kênh tiếp thị.

Đừng khoác lên lớp vỏ bọc thương hiệu khi chạy các chiến dịch influencer marketing. Một chiếc xe đã qua sử dụng sẽ bán được nhiều tiền hơn nếu để lộ một vài vết xước và nguyên tắc tương tự này cũng áp dụng cho influencer marketing.

Apple

Sức hấp dẫn của Apple là thiết kế đẹp mắt và chức năng trực quan, người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm đơn giản hóa với các sản phẩm gắn kết bổ sung cho nhau. Các mẫu sản phẩm của Apple nhìn khá đơn điệu, một màu và không có giá cao như những sản phẩm công nghệ đắt tiền nhưng vẫn rất hấp dẫn người mua.

Thiết kế đơn giản Apple là điểm nhấn cho sản phẩm 
>> Xem thêm: 4 lý do để đứng về phía Facebook trong cuộc chiến quyền riêng tư với Apple

Bài số 3: Hội chứng FOMO

Một trong những chiêu thức marketing hiệu quả nhất của nhà Táo đó là họ sẵn sàng hợp tác với những người sáng tạo trên YouTube để tạo các video "đập hộp", đồng thời khuyến khích creators đăng tải các bài post tài trợ trên Instagram cá nhân về các sản phẩm của Apple.

Bằng cách hợp tác với những người nổi tiếng, là fan của Apple, hãng đã cho phép họ đặc quyền được sử dụng những sản phẩm mới nhất trước khi ra mắt. Apple gọi đây là hội chứng FOMO (Fear of missing out - hội chứng sợ bị bỏ lỡ), thúc đẩy sự tò mò, nhu cầu sở hữu sản phẩm trước khi bán chính thức.

Bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể áp dụng hội chứng này bằng cách để các influencers tiếp cận sản phẩm trước. Chiến lược marketing này tạo sự phấn khích, gắn bó và lòng trung thành của người hâm mộ. Ngoài ra, các influencer cũng có chuyên môn, kỹ năng khi thử nghiệm các sản phẩm demo này vì họ có một mức độ hiểu biết nhất định hơn so với người bình thường.

Bài học số 4: Gạt tiếng nói thương hiệu sang một bên khi marketing 

Apple không chỉ cho phép creators giới thiệu sản phẩm Apple theo mục đích cá nhân mà còn để họ sử dụng sản phẩm theo những cách sáng tạo nhất, khác với brand voice mà Apple xây dựng bao năm qua. Với cách tiếp cận này, Apple định vị sản phẩm của hãng trở nên dễ hiểu, dễ tiếp cận.

Apple vốn được biết đến với các sản phẩm chất lượng cao và phong cách tiếp thị thẳng thắn, nhưng trong trường hợp này, Apple đã xuất sắc khi bỏ qua brand voice và cho phép influencers hoạt động như các fan chân chính của hãng bằng phong cách độc đáo của riêng họ.

Video "đập hộp" của Apple thu hút hàng triệu views trên Youtube
Nếu việc quảng bá thương hiệu đi ngược lại với những tiêu chuẩn hoặc tiếng nói thương hiệu đã đề ra, đừng lo lắng mà hãy để các câu chuyện phát huy những giá trị của riêng nó. Bỏ sự kiểm soát sang một bên và để các influencers kể câu chuyện thương hiệu bằng chính giọng nói của riêng họ. Phương thức marketing này cho phép brand duy trì tính xác thực khi đa dạng hóa thông điệp và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới.

Influencer marketing đang không ngừng phát triển và trở thành một trong những kênh tiếp thị đa dạng nhất hiện có. Hãy lấy cảm hứng từ những thương hiệu đang đi theo phương thức tiếp thị độc đáo này, để các influencer tiếp thị sản phẩm theo cách của riêng họ. Thương hiệu của bạn là độc nhất, phát huy tiềm lực của các influencer sẽ là cách giúp phát huy điểm mạnh thương hiệu, giữ vững vị trí số một trên thương trường.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo forbes

>> Có thể bạn chưa biết: Truyền thông không ràng buộc: 6 bài học cho một thế giới hậu-agency
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.