12 Chiến Dịch Marketing Và Quảng Cáo Hay Nhất Mọi Thời Đại (Kì Cuối)

Và lại một tuần nữa, chúng ta ngồi cùng nhau bàn tán tiếp về những chiến dịch Marketing và Quảng cáo đặc sắc. Hôm nay sẽ là 4 chiến dịch cuối cùng. Xem trước:  12 Chiến Dịch Marketing Và Quảng Cáo Hay...

Và lại một tuần nữa, chúng ta ngồi cùng nhau bàn tán tiếp về những chiến dịch Marketing và Quảng cáo đặc sắc. Hôm nay sẽ là 4 chiến dịch cuối cùng.

Xem trước: 

12 Chiến Dịch Marketing Và Quảng Cáo Hay Nhất Mọi Thời Đại (Kì I)

12 Chiến Dịch Marketing Và Quảng Cáo Hay Nhất Mọi Thời Đại (Kì II)

9. Clairol: Does She or Doesn’t She?

Chiến dịch Marketing Clairol

Lần đầu tiên Clairol hỏi câu hỏi này từ năm 1957, câu trả lời là 1/15, có nghĩa là chỉ có 1 người có sử dụng màu tóc nhân tạo. Chỉ 11 năm sau, câu trả lời là 1/2, theo TIME Magazine. Chiến dịch này thành công một cách rõ ràng, đến nỗi một số tiểu bang của Mỹ đã ngừng yêu cầu phụ nữ trình báo màu tóc của mình trên bằng lái xe. Khi chiến dịch quảng cáo của bạn bắt đầu thay đổi nhiều thứ, thì bạn thực sự đã thành công.

Clairol đã làm ngược lại với cách mà các Marketer thường làm: Họ không muốn mọi người phụ nữ trên phố chạy xung quanh và hét lên rằng những người đó đã sử dụng sản phẩm của họ. Họ muốn phụ nữ hiểu rằng sản phẩm của họ tốt đến mức những người bình thường không thể thấy được sự khác biệt trên màu tóc hoặc diện mạo.

Bài học ở đây: Đôi khi, chỉ cần đơn giản là truyền đạt tại sao sản phẩm của bạn hoạt động tốt với các khách hàng và nó hoạt động như thế nào, vậy là đủ. Thể hiện hành động bao giờ cũng có sức hiệu quả hơn so với bằng lời nói.

10. De Beers: A Diamond is Forever

 
Chiến dịch Marketing De Beers

Vào năm 1999, AdAge đã khẳng định rằng "A Diamond is Forever" của De Beers là slogan đáng nhớ nhất trong thế kỉ XX. Chiến dịch đề xuất ý tưởng rằng không một cuộc hôn nhân nào trọn vẹn nếu thiếu một chiếc nhẫn kim cương. Họ đã thực sự tạo nên một ngành công nghiệp, và tiếp tục lan truyền ý niệm nhẫn kim cương là một sản phẩm xa xỉ nhưng thiết yếu.

Bài học: Marketing có thể khiến một sản phẩm không mấy đắt đỏ trở nên xa xỉ và cần thiết.

11. Old Spice: The Man Your Man Could Smell Like

 
Chiến dịch Marketing Old Spice

Phần đầu tiên của chiến dịch "The Man Your Man Could Smell Like" của Old Spice, sáng tạo bởi Wieden + Kennedy và ra đời vào tháng 2/2010, đã trở thành một viral video rất được ưa chuộng.

Video này đã có hơn 51 triệu lượt xem vào thời điểm đó. Vài tháng sau, 6/2010, Old Spice tiếp tục cho ra mắt video quảng cáo thứ hai với cùng một diễn viên, Isaiah Mustafa. Mustafa đã nhanh chóng trở thành "anh chàng Old Spice", một nick name xuất hiện từ video tương tác của Muastafa khi anh chàng trả lời các comment của khán giả trên Facebook, Twitter, và một số mạng xã hội khác với các video mang tính cá nhân hóa.

Trong khoảng hai ngày, công ty đã tạo ra 186 video cá nhân hóa có kịch bản, hài hước của Mustafa trả lời các fan online. Những video này đã đạt hơn 11 triệu lượt xem. Theo đó, Old Spice đã kiếm thêm được 29,000 fans trên Facebook và 58,000 followers trên Twitter.

"Chúng tôi đang tạo ra và gửi đi những quảng cáo TV thu nhỏ cho từng khách hàng riêng biệt, với một tốc độ cao nhất", theo Jason Bagley, giám đốc sáng tạo của Wieden + Kennedy và là người viết của chiến dịch. "Không ai kì vọng khi hỏi một câu hỏi chung chung và được trả lời lại. Tôi nghĩ chúng tôi đã thành công khi phá vỡ được điều ấy".

Bài học: Nếu bạn đã tìm thấy động lực đúng chỗ cho các khách hàng của bạn, hãy làm mọi cách có thể để giữ vững sự kết nối ấy trong khi tiếp tục thúc đẩy, nâng cao thông điệp và hình ảnh thương hiệu.

12. Wendy’s: Where’s the Beef?

 
Chiến dịch Marketing Webdy's

Có đủ để nói rằng đây là một chiến dịch thành công khi trên poster là những chiếc bánh humburger lớn và những người phụ nữ già? Tất nhiên là không rồi.

Wendy đã có một cách tiếp cận táo bạo hơn trong chiến dịch Marketing của họ: Câu hỏi "Thịt bò đâu rồi?" chỉ ra việc thiếu thịt bò trong humburger của đối thủ cạnh tranh với họ, và nó đã nhanh chóng trở thành một cụm từ quen thuộc để gói gọn tất cả những gì đã biến mất trong cuộc sống của khán giả.

Khi bạn không thể dự đoán trước được khi nào thì cụm từ của bạn được lan truyền rộng và khi nào thì hết, Wendy đã rất khôn khéo khi không quá sức tiếp thị cho nó. Họ chỉ chạy chiến dịch trong 1 năm và chạy những điểm chính. Bài học: Hãy cẩn trọng với thành công và thất bại. Bạn tìm thấy một thứ rất hiệu quả không có nghĩa là nó sẽ hiệu quả mãi mãi. Cho công ty của bạn cơ hội thay đổi, và bạn sẽ đạt được thành công khi thử những điều mới.

Bạn nghĩ gì qua tất cả những chiến dịch hay nhất mọi thời đại như trên? Bạn có muốn đề xuất thêm những chiến dịch nào ấn tượng? Cùng comment ý kiến của bạn và thảo luận nhé.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.