Nếu bạn đang hoạt động trên mạng xã hội hay internet nói chung, rất có thể bạn đã trải nghiệm tiếp thị đa kênh (Omnichannel marketing).
Trên thực tế, 71% những người đến cửa hàng thực tế để mua sắm nói rằng họ cũng sử dụng điện thoại để nghiên cứu trực tuyến. Họ cũng thừa nhận rằng thiết bị của họ rất quan trọng khi trải nghiệm thực tế tại cửa hàng.
Rõ ràng, không có sự phân biệt đáng kể nào giữa mua sắm online hay mua sắm trực tiếp. Nhìn chung, tiếp thị đa kênh có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho trải nghiệm mua sắm của người dùng. Có rất nhiều thương hiệu lớn được kể tên dưới đây đang tận dụng xuất sắc Omnichannel marketing để cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng của họ.
1. Bank of America
Bank of America luôn tự hào là một thương hiệu áp dụng Omnichannel marketing tiên phong từ những ngày đầu tiên. Họ đầu tư vào việc tạo trải nghiệm năng động nhưng nhất quán trên các thiết bị di động, trang web và phương tiện truyền thông xã hội cho người dùng mọi lúc, mọi nơi.
Nếu muốn kiểm tra bảng sao kê tài khoản hoặc thanh toán hóa đơn, bất kỳ ai có thể thực hiện điều đó một cách dễ dàng thông qua máy tính để bàn cũng như ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Tất nhiên, các yêu cầu phức tạp như đăng ký khoản vay không thể được thực hiện thông qua các nền tảng này. Nhưng đối với các hoạt động đơn giản khác không yêu cầu nhiều xác thực, các ứng dụng của Bank of America có thể hoạt động tốt.
2. Starbucks
Ứng dụng The Starbucks rewards là một trong những case điển hình về một thương hiệu áp dụng xuất sắc trải nghiệm đa kênh. Bất cứ khi nào bạn mua thứ gì đó từ Starbucks, bạn sẽ nhận được thẻ tích điểm thưởng miễn phí. Điểm đặc biệt là người dùng có thể tải lại thẻ phần thưởng này thông qua ứng dụng máy tính để bàn hoặc điện thoại của họ. Đồng thời, họ cũng có thể sử dụng nó tại các cửa hàng trực tiếp của Starbucks.
Bất cứ khi nào có giao dịch hoặc thay đổi trạng thái số dư, người dùng có thể cập nhật nó theo thời gian trên tất cả các kênh.
3. Sephora
Thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm đa quốc gia của Pháp, Sephora, là một trong những thương hiệu lớn nhất hiện nay tận dụng tiếp thị đa kênh. Ứng dụng của họ được thiết kế để kết nối tất cả các giao dịch mua hàng trực tuyến với lượt ghé thăm trực tiếp tại cửa hàng.
Trên ứng dụng của họ, người dùng có thể xem các sản phẩm mới nhất và thậm chí quét các sản phẩm khi họ đang mua sắm tại các cửa hàng thực để kiểm tra feedback và xếp hạng trên app.
4. Target
Sáng kiến tiếp thị đa kênh của Target rất độc đáo. Họ hợp tác với Pinterest để nâng cao brand awareness cho thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn.
Target đã tích hợp Pinterest Lenstrong ứng dụng dành cho thiết bị di động của hãng, vì vậy người dùng có thể chụp ảnh bất kỳ sản phẩm nào họ thích. Ứng dụng sẽ phân tích hình ảnh và đưa ra đề xuất về các sản phẩm tương tự đang có sẵn để mua trên Target. Chiến lược này không chỉ cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người dùng mà còn đưa người dùng chuyển nhanh qua vào phễu bán hàng.
5. Disney
Khi nói đến tiếp thị đa kênh, không thể không kể đến Disney. Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình dưới đây, trải nghiệm sử dụng nền tảng của họ là nhất quán trên tất cả các kênh. Nếu người dùng đến thăm công viên hoặc khu nghỉ mát Disney, họ có thể sử dụng ứng dụng di động để check điểm tham quan nào ở gần họ. Người dùng cũng có thể xem khoảng thời gian họ phải chờ đợi khi chơi các trò chơi trong công viên.
Một sản phẩm độc đáo khác trong trải nghiệm đa kênh của Disney là MagicBand. Nó là một thiết bị đeo tay cho phép người dùng vào công viên, mở khóa cửa phòng, đăng ký ở tất cả các lối vào FastPass,...
>> Xem thêm: 5 Nền tảng quan trọng khi thực hiện Omni-channel Marketing
6. Topshop
Thương hiệu có trụ sở tại Vương quốc Anh này được biết đến với các BST thời trang cao cấp dành cho phụ nữ. Trong tuần lễ London Fashion Week, Topshop đã đưa ra một ý tưởng tiếp thị độc đáo. Họ tung ra nhiều bảng quảng cáo kỹ thuật số trên khắp đất nước Anh, liên kết biển quảng cáo này với dữ liệu Twitter của Topshop.
Bất cứ khi nào người dùng tạo một tweet với hashtag #LFW, bảng quảng cáo sẽ hiển thị tweet đó. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể xem các sản phẩm thời trang liên quan từ Topshop.
Hơn thế nữa, thương hiệu cũng tính và đặt những biển quảng cáo này một cách chiến lược. Tất cả đều cách cửa hàng thực của Topshop chỉ 10 phút đi bộ. Vì vậy, bất kỳ ai thích một trong những mặt hàng được trưng bày của hãng sẽ không phải đi quá xa để mua sản phẩm.
7. IKEA
Công ty nội thất nổi tiếng có trụ sở tại Thụy Điển là IKEAx` đã xây dựng một ứng dụng di động trực quan sử dụng công nghệ VR.
Công nghệ này cho phép người dùng xem các hình ảnh 3D khi lắp ráp đồ nội thất trong chính ngôi nhà của họ. Khi chắc chắn về sản phẩm muốn mua, họ có thể đến check và mua sản phẩm tại cửa hàng IKEA thực tế. Chiến lược này đang làm mờ ranh giới giữa trải nghiệm mua sắm ngoại tuyến và trực tuyến.
8. Walgreens
Gã khổng lồ bán lẻ ngành dược phẩm, Walgreens là một thương hiệu cũng rất thành công trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận đa kênh. Thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động, người dùng có thể gửi yêu cầu nạp tiền, tìm chiết khấu, quản lý đơn thuốc và thậm chí đặt hàng.
Họ cũng chạy một chương trình dành cho khách hàng thân thiết với trọng tâm đặc biệt là tiếp thị đa kênh. Chương trình này có tên "Các bước để khuyến khích người dùng giữ dáng". Họ đã tích hợp chương trình này với chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Điều này giúp người dùng dễ dàng kết nối các hoạt động rèn luyện sức khỏe để giành các phần thưởng hữu ích.
Cùng với đó, Walgreens cũng cung cấp chức năng trò chuyện để đảm bảo rằng người dùng có thể liên hệ với dược sĩ bất kỳ lúc nào trong ngày.
9. Chipotle
Phương pháp tiếp cận đa kênh của Chipotle giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng khi đang di chuyển. Điều này có thể cắt giảm thời gian chờ đợi và giúp mỗi lần giao dịch của người dùng dễ dàng hơn. Ứng dụng của họ cũng có các tùy chọn khác giúp theo dõi đơn hàng dễ dàng hơn.
Chipotle là một ví dụ điển hình về cách các doanh nghiệp thực phẩm có thể tận dụng tiếp thị đa kênh để cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
10. Macy’s
Phương pháp tiếp cận đa kênh của Macy sử dụng công nghệ Image Search để cho phép người dùng nhấp vào ảnh của trang phục mà họ thích ở bất kỳ đâu. Dựa trên các ảnh chụp nhanh, ứng dụng của họ có thể đề xuất các sản phẩm tương tự có sẵn trên trang web.
Hơn nữa, Macy’s cũng hỗ trợ thanh toán qua Apple Pay. Vì vậy, người dùng có thể tích hợp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua điện thoại di động để thanh toán ngay tại các cửa hàng truyền thống.
Hải Yến - Marketing AI
Theo shanebarker
>> Có thể bạn chưa biết: Vai trò của email marketing trong chiến lược marketing đa kênh
Bình luận của bạn