Xu hướng marketing ngành du lịch 2023: Nắm bắt để đón đầu xu thế

16 Thg 05

Sau một thời gian đặc biệt hỗn loạn đối với ngành, đại dịch đã khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại 935 tỷ đô la chỉ trong 10 tháng đầu năm 2020, và giờ, du lịch đang lấy đà để trở lại. Bất chấp lạm phát và hàng không tăng giá, ngành du lịch đang chứng tỏ khả năng phục hồi vững mạnh trong năm 2023.

Với rất nhiều thay đổi trong ngành, các hoạt động tiếp thị du lịch theo hướng đi cũ đã không còn phù hợp với nền kinh tế hiện tại. Sự gia nhập của các xu hướng mới nổi trong ngành du lịch và cách các công ty du lịch bắt đầu các chiến lược tiếp thị. Liệu đây có phải là điều mà các thương hiệu đang quan tâm?

7 xu hướng marketing sẽ định hình lại ngành du lịch và lữ hành năm 2023

Xu hướng #1: Sử dụng KOLs

Tiếp thị người ảnh hưởng (KOLs) đã tiếp tục bùng nổ về mức độ phổ biến trong ngành du lịch và lữ hành. Thay vì dựa vào các chiến dịch tiếp thị truyền thống, người tiêu dùng đang hướng tới những nhà sáng tạo nội dung yêu thích của họ để đưa ra quyết định du lịch cuối cùng. Sử dụng tiếp thị có ảnh hưởng và phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp tạo tiếng vang cho tên tuổi của doanh nghiệp.

Travel Blogger ''Dế Mèn du kí'' cầm cờ Tổ quốc đi khắp thế gian (Nguồn: CafeBiz)

Nhiều công ty du lịch đang thuê những người có ảnh hưởng để sản xuất nội dung về các điểm đến. Các chiến dịch tiếp thị của người ảnh hưởng có thể giúp thương hiệu tiếp cận nhiều đối tượng hơn, thúc đẩy lượt đặt trước và nâng cao nhận thức về thương hiệu nói chung. Ngoài ra, cung cấp một mã giảm giá nhỏ kết hợp với chiến dịch tiếp thị có ảnh hưởng có thể giúp gia tăng lượt đặt phòng.

Xu hướng #2: Sáng tạo nội dung video

Người dùng có thói quen tìm hiểu và nghiên cứu mọi khía cạnh của chuyến đi trước khi đưa ra quyết định đặt chỗ. Việc tạo nội dung video hấp dẫn có thể giúp tạo ra cảm giác hào hứng xung quanh điểm đến du lịch của bạn và giới thiệu đến họ những điều giúp họ sở hữu một kỳ nghỉ đáng giá.

Nội dung video cho phép bạn làm nổi bật các yếu tố chính của điểm đến du lịch có thể thúc đẩy sự tương tác của người dùng trên trang web và các nền tảng truyền thông xã hội. Bạn có thể đưa vào những thước video trải nghiệm tham quan phòng thực tế giúp người dùng dễ dàng hình dung về nơi họ sẽ được ở.

Cả nội dung video dạng ngắn hay dài đều là những cách tuyệt vời để tạo nội dung dễ hiểu và dễ chia sẻ mà người dùng của bạn có thể tương tác.

Xu hướng #3: Tận dụng đánh giá của người tiêu dùng

Một trong những chiến thuật marketing thu lại hiệu quả tốt nhất để tiếp thị điểm đến của bạn trong ngành du lịch là dựa vào đánh giá của người tiêu dùng. Tiếp thị truyền miệng từ lâu đã là một công cụ tiếp thị quan trọng cho ngành du lịch và lữ hành.

Hầu hết các điểm đến du lịch đều đã có đánh giá trên các trang web chuyên về du lịch như Phượt (Phuot.vn), Khám phá di sản (Khamphadisan.com), ivivu (ivivu.com), AirBnB, Google Trips... Ngoài ra, người dùng cũng có xu hướng tìm kiếm đánh giá thông qua các hội nhóm về du lịch, bài viết của KOLs...

Những chuỗi bài review chân thực trên website nhận được nhiều sự quan tâm từ những du khách cũng như những người bản địa

Xu hướng #4: Trải nghiệm thực tế ảo

Thực tế ảo đang thực sự bắt đầu phát triển, đặc biệt là sau đại dịch. Đối với ngành du lịch và lữ hành, điều đó có nghĩa là các nhà tiếp thị có thể sử dụng video toàn cảnh và video 360 độ để tạo trải nghiệm thực tế cho khách du lịch tiềm năng. Điều này đặc biệt quan trọng vì khách du lịch đang nghiên cứu nhiều hơn bao giờ hết trước khi đặt kỳ nghỉ. 

Các video thực tế ảo có thể được sử dụng để quảng bá nhiều thứ, chẳng hạn như phòng khách sạn hoặc sự tiện nghi…

Xu hướng #5: Trí tuệ nhân tạo

Tận dụng trí tuệ nhân tạo vào các công việc hằng ngày để tối ưu hoá hiệu quả công việc, hình thức phổ biến nhất đó chính là thông qua chatbot. Những tiến bộ mới trong công nghệ AI cho phép các công ty nâng cấp trải nghiệm người dùng. Một số công nghệ kết hợp dữ liệu từ khách du lịch trước đó để xây dựng hành trình lý tưởng cho khách mới. Chatbots có thể trả lời các câu hỏi phổ biến, cung cấp hỗ trợ người dùng và thảo luận về tính khả dụng. 

AI được các thương hiệu ngành du lịch ứng dụng nhiều nhất là công cụ chatbot

Xu hướng #6: Nội dung do người dùng tạo

Một xu hướng tiếp thị khác đang nổi lên từ ngành du lịch và lữ hành là việc sử dụng nội dung do người dùng tạo. Các điểm đến trong kỳ nghỉ mang đến cơ hội lớn cho người tiêu dùng chụp ảnh và quay video để đăng lên các nền tảng truyền thông xã hội của riêng họ. Đây được đánh giá là chiến lược tốn ít công sức và chi phí marketing. Bạn có thể sử dụng nội dung do người dùng tạo để làm nổi bật trải nghiệm tích cực và khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu của mình. 

Xu hướng #7: Tiếp thị qua email & Bản tin

Mặc dù tiếp thị qua email có vẻ không phải là một chiến lược mới, nhưng đó là một cách tuyệt vời để tăng mức độ tương tác với người tiêu dùng của bạn. Tận dụng sức mạnh của tiếp thị qua email và bản tin có thể giúp nhiều người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của bạn.

Đây cũng là một cách dễ dàng để thông báo về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc cập nhật mới trong các giao thức an toàn du lịch. Việc tạo một chuỗi email hoặc bản tin hấp dẫn có thể giúp bạn tích cực tương tác với khán giả và tạo ra sự phổ biến hơn cho toàn bộ thương hiệu của bạn. 

Marketing du lịch 2023: Xu hướng marketing với công nghệ 4.0

Điểm danh 4 chiến lược marketing cho ngành du lịch mùa cao điểm

Vậy để tìm được chỗ đứng trên thị trường du lịch đầy rẫy những cạnh tranh, ngoài việc đón đầu những xu hướng mới trong ngành, các công ty du lịch cần lên chiến lược độc đáo và sáng tạo như thế nào?

Chiến lược #1: Tập Trung Vào Trải Nghiệm Khách Hàng

Mọi người đang mệt mỏi, căng thẳng và sẵn sàng cho những trải nghiệm ý nghĩa khi xa nhà. Và cuối cùng khi họ có được một kỳ nghỉ, họ mong đợi nó ở mức cao nhất. Nhiều người tiêu dùng thậm chí sẽ trả nhiều tiền hơn để sở hữu một trải nghiệm tốt.

Chiến lược marketing ngành du lịch tập trung vào trải nghiệm của khách hàng (Nguồn: eMarketer)

Chiến lược #2: Đi Xa Hơn Với Cá Nhân Hóa

Tiếp thị được cá nhân hóa cho các thương hiệu du lịch và lữ hành là điều cần thiết để thành công vào năm 2023. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt, bao gồm cả nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như đánh giá và điều chỉnh chiến dịch email phù hợp để thu hút từng khách hàng ở cấp độ cá nhân.

Để thành công trong các chiến lược cá nhân hóa, thương hiệu của bạn phải học cách tận dụng những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu khách hàng và hiểu cách sử dụng hành vi của người tiêu dùng để tạo lợi thế cho mình. Hãy nghĩ đến những thông điệp và hiệu quả mà chiến lược digital marketing có thể đem lại.

Chiến lược #3: Cung Cấp Trải Nghiệm Chăm Sóc Sức Khỏe

Grand View Research cho biết thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trị giá 814,6 tỷ USD vào năm 2022. Và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2023. Năm ngoái, người tiêu dùng du lịch đã tìm kiếm các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhiều hơn những năm trước. Điều này có thể là do mọi người nhấn mạnh đến sức khỏe của họ nhiều hơn sau khi đối mặt với căng thẳng về thể chất và tâm lý ngày càng tăng trong hai năm qua.

Cung cấp các trải nghiệm chăm sóc sức khoẻ (Nguồn: Kamalaya Koh Samui Wellness Retreats)

Vì lý do này, nhiều người đang tìm kiếm những trải nghiệm kiểu nhập thất để làm mới cơ thể và tâm trí của họ. Họ đã thực hiện yoga, trị liệu, ăn uống lành mạnh hơn và các thực hành chăm sóc sức khỏe khác trong cuộc sống hàng ngày của họ. Và hơn hết, họ mong đợi có thể tiếp tục những trải nghiệm này khi đi du lịch xa nhà đồng thời tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

Thương hiệu du lịch của bạn có thể đáp ứng những nhu cầu này bằng cách cung cấp danh sách các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đi kèm như spa, đường mòn đi bộ đường dài, ngâm mình trong suối nước nóng, chăm sóc sức khỏe hoặc tĩnh tâm thiền định…

Xu Hướng #4: Hãy Nhớ Rằng Tìm Kiếm Có Trả Tiền Vẫn Rất Quan Trọng 

Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền vẫn là vua đối với các thương hiệu du lịch. Người ta dự đoán rằng vào năm 2023, hơn 55% công ty du lịch sẽ dành ngân sách tiếp thị của họ cho quảng cáo tìm kiếm có trả tiền.

Do đó, điều quan trọng là phải duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong tìm kiếm để thu hút người dùng đến trang web của bạn. Tìm kiếm có trả tiền hiển thị nổi bật doanh nghiệp du lịch của bạn dưới dạng tùy chọn hàng đầu khi người tiêu dùng tìm kiếm một công ty giống như công ty của bạn ở vị trí mong muốn.

Bạn cũng có thể xem xét thêm chương trình khách hàng thân thiết để thúc đẩy lòng trung thành lâu dài của khách hàng. Tất cả những điều này sẽ cho người tiêu dùng thấy rằng bạn đồng cảm về cách nền kinh tế tác động đến họ.

Tạm kết

Khi ngành du lịch và lữ hành phát triển, để không bị tụt lùi lại phía sau, các thương hiệu cần gia tăng tốc độ để có thể đón đầu các xu hướng và tận dụng lợi thế của mình nhằm đưa ra các chiến lược marketing thu hút và độc đáo nhất.

Thanh Thanh - MarketingAI

Theo GWI, Sfgate, FTF

Liệu livestream có làm nên “lịch sử” cho ngành công nghiệp du lịch?

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.