Việc tìm kiếm các chiến lược tiếp thị mới cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên digital có thể khá khó khăn. Bên cạnh các hình thức quảng cáo "quốc dân", có những chiến lược mới hơn và hiệu quả hơn giúp đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, một trong số đó là Word of mouth marketing - tiếp thị truyền miệng. .
Bài viết này sẽ chúng ta sẽ tìm hiểu về Word of Mouth Marketing là gì và tham khảo những case điển hình về chiến lược này để bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Word of mouth marketing là gì?
Tiếp thị truyền miệng - Word of mouth marketing xảy ra khi ai đó trực tiếp quảng bá doanh nghiệp của bạn cho người khác.
Họ có thể là những khách hàng trước đây của bạn, những người có trải nghiệm tích cực với sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc những khách hàng tiềm năng biết đến danh tiếng doanh nghiệp của bạn.
Theo truyền thống, tiếp thị truyền miệng được lan truyền từ người này sang người khác thông qua những cuộc nói chuyện nhỏ.
Ngày nay, chiến lược tiếp thị này sử dụng social media - các phương tiện truyền thông xã hội làm công cụ chính.
Word of mouth marketing quan trọng như thế nào?
Để xây dựng thành công một doanh nghiệp không phải điều đơn giản vì có nhiều yếu tố cần xem xét. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần giành được sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng
Đó là lúc chiến lược tiếp thị truyền miệng phát huy tác dụng. Khi khách hàng có trải nghiệm tích cực với một thương hiệu, họ có thể sẽ giới thiệu thương hiệu đó với bạn bè và gia đình của họ.
92% khách hàng cho rằng họ dễ tin tưởng vào các sản phẩm và dịch vụ do những người thân thiết của họ giới thiệu hơn là quảng cáo.
Trong khi đó, 88% người tiêu dùng nói rằng họ tin vào các đánh giá trực tuyến.
Việc cung cấp các dịch vụ xuất sắc và sản phẩm chất lượng cao giúp tạo sức lan tỏa, khiến mọi người bàn tán về doanh nghiệp của bạn nhiều hơn.
Lợi ích của Word of mouth marketing là gì?
Tiếp thị truyền miệng mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Tiếp thị miễn phí: bạn không cần phải đầu tư hàng đống tiền vào việc quảng bá doanh nghiệp.
- Tăng doanh số bán hàng: những đánh giá và nhận xét tích cực mà khách hàng của bạn để lại rất có thể sẽ thuyết phục người khác tin tưởng vào thương hiệu và mua sản phẩm của bạn.
- Có thể mở rộng: khi doanh nghiệp phát triển, bạn có thể cộng tác với influencers hay KOLs để quảng bá rộng rãi hơn.
- Xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm: việc có những đánh giá và lời chứng thực tích cực giúp xây dựng uy tín và độ tin cậy cho thương hiệu của bạn đối với khách hàng mục tiêu.
>> Xem thêm: Hành trình các thương hiệu bán lẻ hàng đầu châu Á tạo “sức bật” từ Covid-19
5 ví dụ biến word of mouth thành hành động
Nếu đã tìm hiểu Word of Mouth Marketing là gì mà bạn vẫn chưa tin rằng chiến lược tiếp thị này có thể hoạt động hiệu quả, dưới đây là một số case study điển hình của các brand lớn đã sử dụng thành công Word of Mouth Marketing sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn.
1. Netflix
Netflix khuyến khích tiếp thị truyền miệng bằng cách cung cấp dịch vụ hàng đầu cho người tiêu dùng của họ. Khía cạnh này đã giúp biến nền tảng này thành một cái tên quen thuộc cho lĩnh vực giải trí gia đình.
Thứ nhất, Netflix sử dụng phân tích hành vi để đề xuất các chương trình và phim dựa trên sở thích của người dùng. Hơn thế nữa, nền tảng đảm bảo tất cả video của họ đều được hiển thị ở chất lượng HD để có trải nghiệm xem tốt hơn.
Các đề xuất được cá nhân hóa không chỉ khiến người dùng cảm thấy được thấu hiểu, chăm sóc mà còn nâng cao trải nghiệm user experience tổng thể.
Netflix cũng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để khuyến khích mọi người nói về các chương trình của mình. Một trong những cách để kích hoạt sự tương tác của người dùng là đăng các đoạn giới thiệu film mới và meme.
Bằng cách đó, Netflix khuyến khích người tiêu dùng sản xuất nội dung do người dùng tạo và cung cấp không gian để mọi người thảo luận, tương tác với người khác.
>>> Xem thêm: Netflix là gì? Tất tần tật những gì bạn cần biết để sử dụng Netflix
2. Wendy’s
Wendy’s là thương hiệu nổi tiếng với những tương tác mạng xã hội trên Twitter.
Năm 2017, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này đã tạo được tiếng vang lớn trên Twitter bằng cách tạo cam kết một hợp đồng với hiệu lực một năm cho người dùng. Điều bắt buộc là người đó phải nhận được 18 triệu lượt retweet trước.
Tweet này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, đạt hàng triệu lượt retweet chỉ trong vài ngày.
Các thương hiệu khác, người nổi tiếng và thậm chí chính Twitter đã giúp chuỗi nhà hàng đạt được mục tiêu của họ. Danh tiếng của Wendy được hiển thị miễn phí khắp toàn cầu và lan tỏa tới hàng triệu người dùng.
Bằng cách tích cực tương tác với người dùng trên các nền tảng khác nhau, chuỗi thức ăn nhanh này để lại ấn tượng độc đáo, đáng nhớ về WOM.
3. Lush
Lush là ví dụ điển hình hoạt động các chiến dịch thiện nguyện giúp tạo nói tích cực về doanh nghiệp của bạn. Thương hiệu này đã duy trì mức độ liên quan và doanh số bán hàng kể từ năm 2016 bằng cách thực hiện các chiến dịch xã hội.
Với các sản phẩm làm đẹp không tàn phá môi trường, Lush đấu tranh vì nhiều mục đích xã hội khác nhau như cạnh tranh thương mại công bằng, bảo vệ quyền lợi động vật và chống phá hoại.
Bằng cách thúc đẩy những mục đích này, mọi người có nhiều khả năng sẽ ủng hộ Lush và truyền bá sứ mệnh này cho những người khác có cùng quan điểm trong những vấn đề đó.
4. In-N-Out
In-N-Out là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng chuyên về bánh mì kẹp thịt. Trong số các menu đặc biệt tập trung vào bánh mì kẹp thịt, có một thứ khiến thương hiệu này nổi bật đó là menu bí mật.
Vốn chỉ chiếm được sự ủng hộ của những khách hàng trung thành thì nay thực đơn bí mật đã trở nên cực kỳ phổ biến sau khi In-N-Out liệt kê nó trên trang web của họ.
Do sự bí mật được cất giấu trong menu, nhiều người tò mò và thường xuyên thảo luận về nó trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Thậm chí mọi người từ các bang khác đã đi du lịch khắp đất nước để thử thực đơn bí mật.
5. Coca-Cola
Vào năm 2011, Coca-cola đã phát hành chiến dịch “Share a Coke with” khuyến khích khách hàng thưởng thức đồ uống của họ với những người khác.
Công ty bắt đầu bằng cách phát hành những chai Coca có in những cái tên phổ biến bên cạnh logo của họ. Mọi người trên toàn thế giới đã hào hứng tham gia phong trào này khi họ cố gắng tìm những chai có tên của chính họ hoặc những người thân của họ.
Những người tìm thấy chai Coca này đã đăng tải và check-in lên mạng xã hội. Vậy là chiến dịch của Coca được lan tỏa khắp mọi nơi mà chẳng cần tốn một đồng marketing nào.
“Share a Coke with” thành công đến nỗi về sau, Coca đã tiếp tục tung ra một chương trình độc quyền khác cho phép mọi người thiết kế chai của riêng họ.
Trên đây bạn đã tìm hiểu Word of Mouth Marketing là gì? Nhiều marketer nhận định rằng WOM marketing là phương thức marketing có hiệu quả vượt trội khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới.
Hải Yến - MarketingAI
Theo zyro.com
>> Có thể bạn chưa biết: Khi các thương hiệu lớn sử dụng CRM làm vũ khí marketing đắc lực
Bình luận của bạn