Các ngân hàng thương mại (NHTM) từ trước đến nay luôn cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động tín dụng và huy động vốn, trong đó, những ngân hàng với quy mô lớn và có thương hiệu đạt được lợi thế trong việc thiết lập giá và thu hút khách hàng.
Ứng dụng giải pháp digital marketing ngành Ngân hàng 2017 tại Việt Nam
Tính đến 31/7/2016, thị trường Việt Nam có 34 ngân hàng thương mại hoạt động, tất cả các ngân hàng này đều đã xây dựng cổng thông tin điện tử, và đã bước đầu thực hiện các dịch vụ ngân hàng ảo: tiết kiệm trực tuyến, thanh toán trực tuyến các hóa đơn của khách hàng, và cũng đã thiết lập các trung tâm chăm sóc khách hàng; đây là những tiền đề để khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách phù hợp nhất.
Về ứng dụng các phương tiện công nghệ, hiện tại đa phần các ngân hàng thường tập trung vào:
(1) Quảng cáo trên truyền hình, phương thức phổ biến, các xu hướng quảng cáo trực tuyến khác như trên youtube, facebook… vốn được đánh giá là được sự quan tâm của thế hệ trẻ, lại rất hiếm khi được chú ý
(2) Quảng cáo trên các phương tiện khác như báo giấy, báo mạng… công việc này được các chi nhánh chủ động thực hiện, bên cạnh quá trình triển khai của hội sở chính. Tuy nhiên, các cách thức này không thu lại quá nhiều hiệu quả khi khó nhận được sự phản hồi trực tiếp của khách hàng trong phân khúc mong muốn
(3) Gửi email hoặc gọi điện thoại đến khách hàng, thông qua dữ liệu được thu thập tại chính chi nhánh hoặc thông qua các trang web cung cấp thông tin về doanh nghiệp. Mặc dù mang lại hiệu quả nhất định như có thể truyền tin đến khách hàng mà ngân hàng mong muốn hướng đến, cũng như quảng bá được hình ảnh của mình, song cách thức này cũng mang đến một số vấn đề cho khách hàng như tiếp cận thư rác, hoặc tình trạng làm phiền
(4) Một số chi nhánh đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn thông tin liên lạc qua mạng xã hội, song số lượng còn chưa lớn, và chưa thật sự mang lại hiệu quả đối với tìm kiếm khách hàng. Công tác này vẫn chủ yếu do từng cá nhân tự phát triển mà không hề được định hướng.
Bên cạnh việc một số ngân hàng đẩy mạnh số hóa các dịch vụ, thì một số ngân hàng khác vẫn cung cấp dịch vụ truyền thống do:
(1) Các khách hàng chưa quen với việc sử dụng dịch vụ số hóa. Một điều đáng chú ý là với khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống thì lại sử dụng nhiều tiền hơn so với khách hàng sử dụng ngân hàng ảo, đây cũng là một rào cản cho việc ứng dụng rộng rãi các cộng cụ điện tử
(2) Chi phí cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng ảo tốn kém hơn nhiều so với các dịch vụ truyền thống, trong khi doanh thu lại kém hơn hẳn. Bên cạnh đó, mặc dù có nền tảng về phát triển thương mại điện tử, song tình hình thực hiện lại không đạt được theo yêu cầu (Phạm Hồng Hoa, 2013). Chính vì chưa có được nền tảng ngân hàng ảo và không có đủ nền tảng công nghệ nên hoạt động digital marketing cũng không đạt được hiệu quả như các ngân hàng nước ngoài, không tạo được tương tác trực tiếp giữa người cung cấp và người tiêu dùng.
Một số gợi ý giải pháp Digital Markerting ngành Ngân hàng 2017:
1. Content marketing: Công cụ xây dựng độ khả kiến, độ tin tưởng và lòng trung thành
Content marketing – thường được xem là “inbound marketing” trong chu trình tương tác – là cách thức tạo dựng có chiến lược và phân phối có chủ đích các loại hình media nhằm thu về khách hàng và duy trì khách hàng hiện tại. Với các định chế tài chính, content marketing là chìa khóa thu hút và duy trì lượng khách hàng bằng cách pha trộn nhiều kênh khác nhau như tiếp thị liên kết, thư trực tiếp, quảng cáo hiển thị, email marketing, tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm và marketing (SEO/SEM), viết blog, social media marketing… Song song với việc tạo mới hay tận dụng nội dung sẵn có, các nhà marketing ngành tài chính cũng phải lên kế hoạch, tạo dựng, phân phối, kiểm toán, đo lường và điều chỉnh nội dung cho phù hợp.
Trong năm 2017, các nhà marketing cần nâng đỡ, trợ lực cho nỗ lực content marketing của họ bằng cách đầu tư vào những kĩ thuật digital đang lên cũng như nhấn mạnh vào một vài chiến thuật marketing đã biết như:
- Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)
- Mô hình thuộc tính
- Xây dựng thương hiệu và định vị thương hiệu
- Phản hồi của khách hàng
- Email marketing
- Trang đích (landing page)
- Mobile marketing
- Retarget thành viên/khách hàng
- Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
- Social media marketing
- Marketing truyền thống
- Video
Các nhà marketing ngành tài chính sẽ là người chịu trách nhiệm phân tích các kết quả thực rút ra từ chiến lược content marketing trong năm 2017. Vì mỗi kênh sau cùng đều có ảnh hưởng lẫn nhau nên mô hình thuộc tính cho phép các nhà marketing chỉ định một mẩu quảng cáo cụ thể hoặc touch point trong suốt hình phễu bán hàng hơn là chỉ những gì được xem hoặc click trước đó. Khi nhìn vào lịch sử của hình phễu bán hàng, các nhà marketing ngành tài chính có thể đưa ra gợi ý tốt hơn cho các chiến thuật trong những kế hoạch content marketing nhỏ bên trong được thích đáng. Retargeting dựa theo hành vi, nghĩa là hiển thị những mẩu quảng cáo ra với thành viên hiện có và khách hàng tiềm năng tùy theo lịch sử tương tác của họ với các nội dung online, cũng rất đáng được lưu ý. Retargeting có thể là quảng cáo hiển thị hoặc quảng cáo trong tìm kiếm với khách hàng/thành viên trước đó chưa được chuyển đổi trên website của các định chế tài chính – hoặc thậm chí là với những ai đang tìm kiếm một ngân hàng mới hoặc hội tín dụng mới.
Trong năm 2017, các nhà marketing ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải đẩy mạnh và cải thiện hoạt động content marketing của mình bằng cách phát triển những chiến dịch hấp dẫn, rõ ràng đánh vào phân khúc thế hệ Y, nhóm đối tượng đáng để phải bóp trán suy nghĩ. Điều này có nghĩa họ cần đầu tư cho social media và email marketing – hai chiến thuật digital marketing đáng được dùng lại nhiều lần – để tương tác với họ theo cách họ thích. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng sẽ tích hợp nhiều hơn nữa video vào trong chiến lược/ giải pháp digital marketing ngành Ngân hàng năm 2017 của mình, sử dụng loại nội dung tương tác này trải dài trên mọi kênh. Ý tưởng ở đây nhằm hướng tới tương tác và giải trí hơn là bán hàng và dội bom khách hàng/thành viên bằng những đoạn quảng cáo 20 giây, 30 giây kia. Càng đánh đúng tâm lý thế hệ Y trong thế giới digital thì việc xây dựng uy tín và độ nhận biết nơi họ càng tăng, cuối cùng sẽ lôi kéo được họ đến với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nơi mà phân khúc đầy giá trị này thực sự mong muốn trao đổi trực tiếp với bạn nhiều hơn.
2. Tối ưu hóa trên mobile: Con đường tăng cường trải nghiệm người dùng
Báo cáo cho biết có đến 99% người sở hữu smartphone sử dụng trình duyệt để vào web mỗi ngày. Trong khi hầu hết người dùng Internet vẫn thích sử dụng online banking để quản lí nguồn tài chính cá nhân thì mobile banking đang dần phổ biến hơn với các khách hàng/thành viên. Ở Mỹ, theo như nghiên cứu của Celent cho biết có khoảng 94% người dùng ở mọi nhóm tuổi đang sử dụng online banking và xấp xỉ 71% người trong độ tuổi 18 cho tới hơn 60 trả lời họ đã đăng kí dịch vụ mobile banking. Hiệp hội Tiếp thị Tài Chính Châu Âu (EFMA) và “Báo cáo về Digital marketing ngành bán lẻ toàn cầu” của Wipro chỉ ra cho thấy có tới 91% ngân hàng hình dung ra online/mobile là kênh chủ chốt cho các giao dịch trong 5 năm tới. Các thiết bị di động được sử dụng rộng rãi đồng nghĩa với các định chế tài chính cần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ngay mà không được chậm trễ.
Để có thể mang lại trải nghiệm người dùng nhiều hơn cho những thành viên đang dùng những thiết bị cầm tay, các nhà marketing ngành tài chính sẽ cần tập trung vào những phương pháp sau cho mobile:
- Adaptive mobile experiences
- Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO) trên mobile
- Email marketing trên mobile
- Quảng cáo trực tuyến trên mobile
- Thiết kế web tự điều chỉnh (responsive web design)
Dẫn đầu xu thế tối ưu hóa trên mobile là thiết kế web tự điều chỉnh, trong đó ta sử dụng các lệnh đơn giản trong tập tin HTML để điều khiển các thành phần trên website điều chỉnh sắp xếp hoặc phản hồi lại tùy theo môi trường hiển thị và kích cỡ màn hình của thiết bị. Các lệnh đọc thông tin độ phân giải màn hình của thiết bị và hiển thị ra một giao diện website thích hợp tương ứng với nó. Bạn có một trang đích hoặc một website muốn được liên kết tới từ mẩu quảng cáo hiển thị, hoặc bài post trên social media hoặc trong email? Khả năng rất cao là khách hàng/thành viên sẽ xem chúng với smartphone hoặc một chiếc máy tính bảng trên tay. Lúc này không chỉ giao diện website thay đổi tương ứng với thiết bị mà ngay cả hành vi trên website cũng có thể thay đổi. Thiết kế tự điều chỉnh cho phép người dùng dễ dàng trượt lướt (swiping) trên các thiết bị cảm ứng và mang tới một trải nghiệm người dùng thân thiện và liền mạch cho các khách hàng/thành viên, từ đó cho phép các ngân hàng tạo ra cái gọi là website “một cho tất cả” để hiển thị trên nhiều thiết bị khác nhau.
Các định chế tài chính cũng cần hiểu rằng tối ưu hóa trải nghiệm trên website không chỉ giới hạn ở việc làm cho nó thân thiện với thiết bị di động. Với tỉ lệ phát triển hàng năm là 68%, thanh toán trên thiết bị di động được dự báo đạt mức 214 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015, theo như báo cáo “CUNA Environment Scan 2013-2014”. Khi mà xu hướng khách hàng/thành viên tiếp tục mua hàng và chi trả qua smartphone và máy tính bảng tăng cao, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ cần tích hợp thêm hệ thống thanh toán trên thiết bị di động. Sự tăng nhanh mô hình mobile banking cũng mang đến mối lo ngại về những chương trình độc hại (malware) xuất hiện trên mobile. Khi trang web mobile trở thành vấn đề trọng tâm hiện nay thì các định chế tài chính sẽ cần quan tâm tới cung cấp được những trải nghiệm mobile banking thân thiện người dùng và an toàn tuyệt đối, mặt khác cũng đầu tư giáo dục nhận thức về các chương trình độc hại trên thiết bị di động, cách phát hiện và phòng chống chúng trong năm 2017 này.
3. Giá trị từ phân tích Big Data
Trong khi các nhà marketing ngành tài chính làm việc với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để cho ra trải nghiệm content marketing thân thiện trên mobile thì thông tin của những thành viên tương tác với thương hiệu sẽ ngày càng phong phú hơn. Big data này bao gồm tập hợp và dữ liệu phân tích của một lượng thông tin marketing lớn và phức tạp. Các nhà marketing ngành tài chính sẽ cần tìm ra cách dùng các công cụ marketing để nắm bắt, chuẩn bị, lưu giữ, tìm kiếm, chia sẻ, chuyển giao, phân tích và mô hình hóa những tập dữ liệu rộng lớn này thành thông tin hữu ích giúp tương tác với các thành viên tốt hơn. Để có hiệu quả, big data cần được quản lí, đúc kết và chuẩn bị thông tin cho quá trình tổ chức và tối ưu. Giá trị từ big data cần được tập hợp và tinh lọc thông qua những hệ thống tự động và con người để được hiểu và phổ biến lại thông tin đến người khác, những người có thể sử dụng thông tin này vào hoạt động tiếp thị được hiệu quả hơn tới các khách hàng/thành viên.
Các nhà marketing ngành tài chính có thể giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng tạo ra mối kết nối mới bằng cách hiểu và sử dụng big data khi khai thác các thông tin sau từ khách hàng:
- Các giao dịch của tài khoản
- Xu hướng hành vi thành viên
- Báo cáo tín dụng
- Tính sinh lợi của khách hàng
- Nhân khẩu học (demographics)
- Vòng đời sống (của khách hàng/thành viên)
- Vị trí
- Thị trường chứng khoán và tài liệu tham khảo về mậu dịch
- Lượng sử dụng mobile
- Tương tác trên social media
- Mô hình chi tiêu
- Mối nguy và xu hướng tài chính
Phân tích big data có thể tạo ra dòng lợi nhuận mới cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng, làm cân băng đối trọng cho nhiều thách thức mà những định chế tài chính này phải đối mặt trong năm 2017, bao gồm giảm lãi suất, độ ổn định của thị trường tài chính, những ràng buộc thực thi và hiệu quả tài sản thấp. Big data sẽ cung cấp cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng cái nhìn tốt hơn vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng/thành viên, từ đó họ có thể target mục tiêu marketing tốt hơn. Lấy thí dụ, một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể tính toán với big data để phát hiện ra một thành viên cụ thể đang cận mức giới hạn tín dụng của mình. Từ đó, đưa ra lời mời chào cho khách hàng/thành viên để mở rộng mức tín dụng của họ với các định chế tài chính. Theo dõi lịch sử mua bán được thực hiện qua việc mở rộng mức tín dụng này, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể đưa ra những mẩu quảng cáo ngữ cảnh và offer các sản phẩm, dịch vụ và quảng cáo phù hợp với sở thích của thành viên thông qua email, tin nhắn, quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm. Khi khách hàng/thành viên tiếp tục chi tiêu và sử dụng các offer trên nhiều kênh online khác nhau và các thiết bị khác nhau, thì ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể liên tục cross-sell các sản phẩm, chương trình và dịch vụ mình có. Big data tạo điều kiện cho định chế tài chính tăng cường dịch vụ khách hàng và lòng trung thành trong khi vẫn tạo ra được dòng lợi nhuận liên tục.
4. Nội dung, Mobile và Data trong năm mới
Các nhà marketing ngành tài chính sẽ dùng những chiến lược digital marketing này để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Thú vị là, ba điểm trọng yếu – content marketing, tối ưu hóa trên mobile và big data – tất cả đều có sự giao thoa lẫn nhau.
Content marketing hiệu quả nhất khi mọi kênh marketing khác đều có thể được truy cập theo một định dạng thân thiện trên mobile. Tối ưu trên mobile cần có để nội dung được xem và được tương tác trên thiết bị người dùng. Quảng cáo trên mobile, như quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm cũng như email và trang đích được tích hợp vào trong một chiến lược content marketing vững chắc. Big data phân tích khi nào và làm thế nào khách hàng/thành viên tương tác với nội dung trên các kênh marketing khác nhau và thiết bị di động. Thông tin quí giá này sau đó được sử dụng để tạo ra các nội dung tiếp theo – những offer cụ thể, quảng cáo ngữ cảnh, những thông báo được cá nhân hóa – đến các thành viên thông qua thiết bị di động. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng muốn thu hút và và giữ chân được khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu thì trước hết các nhà marketing ngành tài chính phải thực sự phục vụ tốt nội dung trên mobile đồng thời phân tích và sử dụng dữ liệu đó để cải thiện tương tác với thương hiệu.
Hà Nguyễn / Marketingai
Nguồn: tổng hợp
Bình luận của bạn