Hiện nay trên thị trường có thể nhận thấy rõ Google đang là công cụ nắm vị trí độc tôn trên thị trường về quảng cáo. Google Ads hiện đang nắm giữ vị trí đầu bảng về chất lượng, khả năng bao phủ người dùng, những quyền năng từ công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tình này là cực kỳ lớn. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem top 8 công cụ mà Marketer phải biết khi muốn quảng cáo trên Google thông qua bài viết dưới đây.
Top 8 công cụ mà Marketer phải biết khi muốn quảng cáo trên Google
1. Google Analytics
Đầu tiên trong bảng xếp hạng này chính là công cụ Google Analytics, đây thực sự là một công cụ quyền năng của giới làm Marketing nói chung và SEO nói riêng. Đây là công cụ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về lượng người truy cập Website, cũng như tỷ lệ "Time on site" là bao lâu. Công cụ này giúp cho các hoạt động của thương hiệu khi quảng cáo trên Google được quản trị một cách dễ dàng. Nó giúp cho Marketer nắm được loại hình quảng cáo mà hãng sử dụng, liệu có đạt giá trị chuyển đổi hành vi hiệu quả hay không khi mà người dùng click vào quảng cáo. Thêm vào đó, đây cũng là công cụ giúp thống kê lượng người dùng quay trở lại website của bạn, quản lý lượng traffic hàng tháng. Chính vì thế, đây được coi là công cụ cần thiết cho một Marketer nếu muốn thực hiện các hoạt động trên Google.
>>> Tìm hiểu chi tiết: Google Analytics là gì? Cách chèn mã Google Analytics cho wordpress
2. Google Trend
Nếu bạn đang làm những tác vụ trên Social hay là một Marketer nghiên cứu thị trường, thì Google Trend là một công cụ không thể phù hợp hơn. Nó hỗ trợ đắc lực cho Google Keyword Planner trong việc tìm kiếm những từ khoá có lượt tìm kiếm cao nhất. Từ khoá nào là từ khoá sẽ đem lại hiệu quả click chuột nhiều nhất sẽ được cung cấp khi sử dụng Google Trend. Công cụ này giúp cho Marketer nắm bắt được những xu hướng hiện có trên thị trường hiện nay. Thêm vào đó, Google cho phép Marketer so sánh 2 hoặc nhiều từ khóa với nhau. Từ cơ sở dữ liệu của Google Trend, bạn có thể chọn lựa keyword phù hợp với chiến dịch quảng cáo trên Google của mình nhất.
3. Google Drive
Công cụ này có lẽ khá quen thuộc với nhiều người, không chỉ giới Marketer mà còn giới văn phòng bình thường. Google Drive dành sẵn cho mỗi người dùng 15GB để lưu trữ các dữ liệu trên đây. Các định dạng dữ liệu từ hình ảnh, văn bản, video, âm thanh cho đến các file nặng hơn như photoshop.... đều có thể lưu trữ được trên dữ liệu đám mây này của Google. Google Drives có chế độ cho phép bạn cấm hoặc chia sẻ dữ liệu này cho các tài khoản khác. Các file dữ liệu của bạn có thể được chia sẻ theo từng tập tin riêng biệt hay theo thư mục.
4. Google WebMaster Tool
Một trong những điều tạo nên danh tiếng của những hoạt động quảng cáo trên Google, chính là những phân tích rất chính xác của những thanh công cụ hỗ trợ này. Bạn chỉ cần xác nhận với Google về quyền sở hữu chính chủ website của bạn thông qua tài khoản Google trên Google WebMaster Tool. Sau đó, công cụ này sẽ giúp bạn đưa ra những cảnh báo, báo cáo website toàn hệ thống về lượng người dùng, truy cập, độ tuổi, vùng miền.... Chính những thông báo này sẽ là một tham chiếu, để giúp cho những chiến dịch quảng cáo truyền thông trên social của thương hiệu bạn nhắm đúng TA khách hàng.
>>> Tìm hiểu thêm về: Google WebMaster Tool là gì?
5. Google Adwords
Nếu như Google WebMaster Tool hỗ trợ bạn thống kê lượng người truy cập website, thì Google Adwords giúp bạn dễ dàng giới thiệu với mọi người những điểm độc đáo về doanh nghiệp của bạn. Nhờ đó, bạn có thể tiếp cận những khách hàng đang tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Sử dụng Google Adwords hiệu quả, sẽ giúp website của bạn tăng điểm chất lượng (Quality Score) cao hơn khi thực hiện các chiến dịch SEO, thêm vào đó với tác vụ trả phí PPC thì Google Adwords còn trở nên quan trọng hơn rất nhiều.
6. Google Adwords Keyword Planner
Nếu bạn đang muốn SEO Website để tăng thức hạng Organic Traffic cho website của mình thì công cụ Google Adwords Keyword Planner cực kỳ phù hợp để bạn làm điều đó. Đây là công cụ giúp bạn lên kế hoạch cho từ khóa mới xuất hiện, các từ khóa thông dụng và tìm kiếm các ý tưởng mới cho hoạt động quảng cáo trên Google của website mình. Ngoài ra,việc phân tích từ khoá còn giúp bạn phân tích được các mục tiêu khác nhau trong tối ưu website, nội dung bài viết cũng như đường link seo web.
7. Google Alert
Công cụ này của Google cho phép người dùng sử dụng chế độ quản lý website cho một content của mình, một từ khóa hoặc cụm từ khóa cụ thể. Google Alert giúp bạn có thể cập nhật thông báo từ nhiều nguồn dẫn khác nhau. Thêm vào đó, công cụ này còn hỗ trợ người dùng SEO và quảng cáo trên Google có thể nhận notification khi có một ai đó đề cập tới công ty, thương hiệu, sản phẩm.... của công ty bạn. Nếu bạn thực sự muốn hình ảnh thương hiệu của bạn được giữ gìn và website được bảo vệ, luôn giữ ở thứ hạng cao, thì Google Alert là công cụ mang tới cho bạn những phản hồi tức thì liên quan đến những vấn đề trực tuyến.
8. Google Feedburner
Google Feedburner là công cụ khuyến khích người dùng bảo vệ và thường xuyên theo dõi các nội dung bài viết, các chủ đề, cũng như đăng ký theo dõi blog, website của bạn thông qua newsfeed. Tạo tài khoản cho Google Feedburner, như vậy những người đọc bài viết trên website hoặc blog của bạn có thể đăng kí theo dõi bạn thường xuyên và bạn nhận được những phản hồi từ người đọc. Khi người dùng đăng kí theo dõi thì các bài viết mới nhất hay sự kiện đều sẽ được thông báo qua email của họ. Người theo dõi càng nhiều sẽ tạo sự phát triển cực kì quan trọng và cho thấy tầm nhìn lớn mạnh của một website hay blogs.
>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến: Quảng cáo Google Ads
Kết luận
Có thể thấy, quảng cáo trên Google hiện nay đang là một điều được các Marketer hết sức quan tâm và nâng tầm quan trọng. Hơn ai hết, đây cũng là một tác vụ xu hướng của thị trường, thế nhưng các công cụ để hỗ trợ cho Google Ads không phải ai cũng nắm rõ. Những thống kê trên đây là những kiến thức cơ bản để bạn có thể nắm được những bước đầu trong hoạt động quảng cáo.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn