- Thương hiệu gia đình là gì?
- Ví dụ về mô hình thương hiệu gia đình nổi bật
- 1. Mô hình thương hiệu gia đình của Vinamilk
- 2. Mô hình thương hiệu gia đình của Panasonic
- 3. Mô hình thương hiệu gia đình của Apple
- Tại sao nên áp dụng mô hình thương hiệu gia đình
- 1. Quản lý các thương hiệu con dễ dàng hơn
- 2. Tiết kiệm tối đa chi phí truyền thông
- 3. Tạo đà phát triển đồng đều cho hầu hết các sản phẩm của thương hiệu
- 4. Gia tăng khả năng tiếp cận thị trường mới & mở rộng thị trường
- Ưu nhược điểm của thương hiệu gia đình
- Ưu điểm của thương hiệu gia đình
- Nhược điểm của thương hiệu gia đình
- Các bước tạo ra thương hiệu gia đình thành công
- 1. Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp rõ ràng
- 2. Xây dựng tuyên bố sứ mệnh mạnh mẽ cho doanh nghiệp
- 3. Tiếp thị hiệu quả - Marketing hiệu quả
Thương hiệu gia đình là gì?
Thương hiệu gia đình (family brand) là tên thương hiệu được áp dụng lên tất cả các sản phẩm - dịch vụ con của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối liên kết giữa thương hiệu chính với các sản phẩm - dịch vụ phụ thuộc của mình.
Mô hình thương hiệu gia đình giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt truyền thông, tiếp thị cho doanh nghiệp. Trong đó, các sản phẩm con có thể tận dụng danh tiếng, lòng tin đã được xây dựng qua thương hiệu chính để tiếp cận dễ dàng hơn tới khách hàng mục tiêu.
Ngày nay, mô hình thương hiệu gia đình được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, thường thấy nhất ở các đơn vị kinh doanh mặt hàng tiêu dùng nhanh, đồ điện tử, công nghệ,.....
>>> Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì? Các yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu
Ví dụ về mô hình thương hiệu gia đình nổi bật
Để có cái nhìn toàn diện nhất về mô hình thương hiệu gia đình, bạn có thể tham khảo thông qua các ví dụ cụ thể dưới đây:
1. Mô hình thương hiệu gia đình của Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu lớn, chuyên kinh ngành hàng sữa. Tính đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đang là thương hiệu nắm giữ mức thị phần cao nhất tại thị trường sữa Việt Nam, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn.
Vinamilk cũng được biết đến là một trong số các doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược thương hiệu gia đình và đạt được những thành tựu nhất định với mô hình này. Cụ thể, các sản phẩm của hãng đều được gắn liền với tên thương hiệu duy nhất là Vinamilk, ví dụ như sữa chua Vinamilk, sữa chua uống Vinamilk, sữa tươi Vinamilk, sữa trái cây Vinamilk,...
Với lợi thế về danh tiếng, tầm ảnh hưởng, các sản phẩm của Vinamilk đều được khách hàng chào đón và được đánh giá cao hơn so với nhiều đối thủ khác trên thị trường. Bạn có thể thấy sự hiện diện của các sản phẩm đính kèm thương hiệu Vinamilk ở bất cứ đâu: siêu thị, sàn thương mại điện tử, các cửa hàng tạp hóa,...
2. Mô hình thương hiệu gia đình của Panasonic
Panasonic là thương hiệu lớn đến từ Nhật Bản, chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh. Đây cũng là một trong số các doanh nghiệp phát triển theo hướng thương hiệu gia đình với rất nhiều các sản phẩm “con” được chào đón trên toàn cầu. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều các sản phẩm điện tử có gắn tên thương hiệu này, ví dụ như: máy sấy tóc Panasonic, máy cạo râu Panasonic, tivi Panasonic, máy chiếu Panasonic,...
3. Mô hình thương hiệu gia đình của Apple
Apple có lẽ là cái tên không quá xa lại với các tín đồ công nghệ. Nhắc tới Apple ta sẽ nghĩ ngay đến hệ sinh thái lớn mạnh với hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao của hãng như: đồng hồ Apple watch, máy tính bảng Ipad, máy tính xách tay Macbook, tai nghe không dây AirPods, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV,... Trong đó, tất cả các sản phẩm đều được gắn liền với tên thương hiệu chung là Apple. Chỉ cần thấy được tên thương hiệu Apple, người tiêu dùng đã phần nào tin tưởng bởi chất lượng sản phẩm đến từ ông lớn công nghệ này luôn được đảm bảo.
>>> Xem thêm: Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple
Tại sao nên áp dụng mô hình thương hiệu gia đình
Mô hình thương hiệu gia đình được biết đến là một chiến lược phát triển thương hiệu ưu việt, đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
1. Quản lý các thương hiệu con dễ dàng hơn
Việc xây dựng và phát triển một thương hiệu duy nhất giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý, điều hành thương hiệu. Điều này đồng thời cũng giúp làm giảm tải bộ máy nhân sự, tối ưu hóa hoạt động của các phòng ban, tạo đà để phát triển thương hiệu thêm lớn mạnh hơn nữa.
2. Tiết kiệm tối đa chi phí truyền thông
Áp dụng mô hình thương hiệu gia đình cũng giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa các chi phí truyền thông phải bỏ ra. Ví dụ, với Vinamilk, thay vì tập trung làm truyền thông các nhãn hiệu khác, họ chỉ cần tập trung vào truyền thông cho 1 thương hiệu duy nhất. Điều này vừa giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn, đồng thời các sản phẩm “ăn theo” cũng được thừa hưởng những thành quả mà thương hiệu “mẹ” đã gặt hái được trong suốt những năm qua.
3. Tạo đà phát triển đồng đều cho hầu hết các sản phẩm của thương hiệu
Nhờ hiệu ứng domino tạo ra từ thành công của các sản phẩm đầu tiên, các sản phẩm sau của thương hiệu cũng được khách hàng ưu ái hơn hẳn. Nhờ đó, doanh thu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, số lượng bán ra của hàng hóa cũng tăng mạnh hơn.
4. Gia tăng khả năng tiếp cận thị trường mới & mở rộng thị trường
Cũng nhờ hiệu ứng từ thương hiệu mẹ, doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển, mở rộng các ngành hàng mới, tiếp cận đến những khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau. Đây cũng chính là điều mà những thương hiệu mới khó có thể làm được do những trở ngại về danh tiếng chưa thực sự lớn mạnh.
Ưu nhược điểm của thương hiệu gia đình
Mặc dù là mô hình thương hiệu được triển khai rộng rãi, được ứng dụng bởi rất nhiều tên tuổi lớn song thương hiệu gia đình cũng tổn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể, ưu nhược điểm của mô hình thương hiệu gia đình được biểu hiện cụ thể như sau:
Ưu điểm của thương hiệu gia đình
Mô hình thương hiệu gia đình đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích vượt trội thông qua loạt ưu điểm như sau:
- Giúp tiết kiệm chi phí truyền thông: Do sử dụng chung 1 thương hiệu nên doanh nghiệp không phải chi quá nhiều cho các hoạt động quảng cáo, PR thương hiệu,... Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, nguồn nhân lực, vật lực, có thêm cơ sở để đầu tư cho các hạng mục khác.
- Gia tăng hiệu quả tiếp cận: Với giá trị thương hiệu cao được thiết lập từ trước đó, các sản phẩm mới có thể dễ dàng tiếp cận thị trường mới, mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
- Đồng nhất về mặt nhận diện: Mô hình thương hiệu gia đình cũng giúp doanh nghiệp xây dựng sự đồng nhất về mặt nhận diện, giúp tạo dựng lòng tin vững chắc của khách hàng với các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
Nhược điểm của thương hiệu gia đình
Song song với những ưu điểm kể trên, mô hình thương hiệu gia đình cũng còn tồn tại một vài nhược điểm như sau:
- Rủi ro cao nếu 1 sản phẩm bị “tẩy chay”: Khi 1 sản phẩm nào đó trong cùng hệ sinh thái bị tẩy chay, rất có thể các sản phẩm khác cũng bị ảnh hưởng. Đây chính là nguy cơ lớn đối với các thương hiệu triển khai mô hình này.
- Bất cập trong khâu quản lý: Mặc dù xây dựng mô hình thương hiệu gia đình giúp doanh nghiệp tối ưu được nguồn lực, tiết kiệm thêm nhiều chi phí song nếu không biết cách quản lý, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Cần phải xây dựng những chiến lược toàn diện, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm - dịch vụ liên quan đều duy trì, phát triển thương hiệu mẹ hiệu quả.
Các bước tạo ra thương hiệu gia đình thành công
Để xây dựng thương hiệu gia đình thành công, bạn cần đi qua rất nhiều bước và có nhiều cách thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, có 3 yếu tố sau mà bạn không thể bỏ quên:
1. Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp rõ ràng
Giá trị cốt lõi là thành tố quan trọng của mỗi thương hiệu, doanh nghiệp. Trong đó, giá trị cốt lõi được hiểu là là tập hợp các nguyên tắc chung và lý tưởng của thương hiệu, đóng vai trò điều hướng các hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua giá trị cốt lõi, khách hàng có thể nhìn nhận và hiểu được đặc trưng cũng như phương châm hoạt động của doanh nghiệp đó.
Giá trị cốt lõi càng được xây dựng mạnh mẽ, có nền tảng vững chắc sẽ góp phần xây dựng nên một thương hiệu mạnh, phát triển bền vững.
2. Xây dựng tuyên bố sứ mệnh mạnh mẽ cho doanh nghiệp
Tuyên bố sứ mệnh là việc định vị giá trị, sự tồn tại của doanh nghiệp và là nền tảng, kim chỉ nam dẫn đường cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình được khách hàng đón nhận, bạn phải cho họ thấy được giá trị của mình và những lợi ích bạn có thể mang lại cho khách hàng. Tuyên bố sứ mệnh cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển thương hiệu, đảm bảo các hoạt động được định hướng rõ ràng, có mục tiêu đầy đủ.
3. Tiếp thị hiệu quả - Marketing hiệu quả
Để thương hiệu gia đình có thể phát triển vững mạnh, bạn cần đảm bảo rằng các chiến lược tiếp thị được thực hiện thực sự hiệu quả. Trong đó, bạn cần xác định rõ những lợi ích mà thương hiệu mang lại là gì, thấu hiểu thị trường và khách hàng mục tiêu doanh nghiệp đang hướng đến. Quan trọng hơn, bạn cần xây dựng những thông điệp quảng cáo ấn tượng, triển khai các chiến lược tiếp thị thông minh trên mọi nền tảng - nơi khách hàng mục tiêu của bạn đang hoạt động. Các chiến lược tiếp thị này phải được đẩy mạnh trong suốt vòng đời của thương hiệu, đảm bảo rằng thương hiệu ngày càng lớn mạnh hơn trong lai.
>>> Xem thêm: Quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là gì? Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng?
Tạm kết:
Bài viết trên đây của Marketing AI đã cung cấp đến bạn các kiến thức liên quan đến khái niệm thương hiệu gia đình là gì và ưu nhược điểm của mô hình này. Hãy tham khảo ngay để học tập và đề ra cho doanh nghiệp của mình những phương án phát triển thương hiệu hợp lý, giúp thương hiệu của bạn lớn mạnh hơn trong tương lai.
Bình luận của bạn