Theo ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất?

Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào?" là câu hỏi của nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo và công nghệ. Đâu là ngôi trường phù hợp nhất để hiện thực hóa ước mơ của bạn? Hãy cùng khám phá những lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam và tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình học, cơ hội nghề nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Truyền thông đa phương tiện là lĩnh vực được nhiều bạn trẻ chú ý đến trong những năm gần đây. Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào, ra trường làm những gì luôn là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là những ai thích làm về truyền thông, yêu thích sáng tạo, khám phá và các công tác cộng đồng. 

Cùng với sự phát triển của truyền thông và công nghệ thông tin nói chung, ngành truyền thông đa phương tiện đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành một trong những ngành học được yêu thích nhất hiện nay. 

Vậy ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào thì tốt và phù hợp nhất với các bạn, và cơ hội việc làm của ngành này khi ra trường sẽ ra sao? Cùng MarketingAI giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện là ngành học có ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thiết kế, sáng tạo và phát triển những sản phẩm dịch vụ đa phương tiện, đồng thời có sự tương tác với các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình,...), kinh doanh (marketing, TMĐT,...), giáo dục (đào tạo trực tuyến, thực tế ảo,...), giải trí (trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh,...).

ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

Ngành Truyền thông đa phương tiện có sự giao thoa kiến thức và tích hợp của nhiều lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Marketing, Truyền thông, Mỹ thuật,... nhưng yêu cầu quan trọng nhất đối với một người có ý định theo học và làm theo ngành này đó là sự đam mê và cảm quan sáng tạo ra các tác phẩm ấn tượng. Ngoài ra là khả năng lên kế hoạch, khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông, quảng cáo và thiết kế ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngành học này cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao về mảng mỹ thuật và công nghệ thông tin, những kỹ năng chuyên sâu về báo chí, truyền thông, mỹ thuật, đồ họa,... để có thể tự biết các ấn phẩm báo chí, thiết kế và sáng tạo banner, POSM, sách, truyện, website, dựng và sản xuất nội dung video, kịch bản phim, thiết kế đồ họa, kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, trò chơi, xử lý và biên tập hình ảnh, âm thanh với sự vận dụng kỹ thuật 2D, 3D, nhằm đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp giải trí và sáng tạo hiện đại.

Chính vì thế, nếu bạn thuộc tuýp người ưa khám phá, thử thách và không thích rập khuôn vào một khung nhàm chán, Truyền thông đa phương tiện là một ngành học đáng để cân nhắc trong tương lai đó.

Ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất 2024?

Ngành Truyền thông đa phương tiện đã du nhập vào Việt Nam được một vài năm và nhanh chóng trở thành một ngành trọng tâm trong chương trình đào tạo của các trường đại học. Hiện nay, tính trên cả nước, hiện có các trường sau đào tạo ngành học này với tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra và chất lượng giảng dạy rất đáng tin cậy. Cùng tham khảo các trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện ở Hà Nội và TPHCM tốt nhất hiện nay nhé.

Ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất 2024?

Ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất 2024?

  • Trường Học viện Báo chí & Tuyên truyền (AJC)
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ sở phía Nam (VNU-USSH)
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Hà Nội (HANU)
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trường Đại học Thăng Long
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Đại học RMIT
  • Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
  • Trường Đại học công nghệ & truyền thông
  • Trường Đại học Hà Nội

Các khối thi của ngành Truyền thông đa phương tiện

Là một ngành đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ khá, ngành Truyền thông đa phương tiện chủ yếu tuyển sinh viên qua các khối thi sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán,Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện 2 năm gần đây

Ngoài câu hỏi ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào và thi khối gì thì câu hỏi ngành Truyền thông đa phương tiện lấy bao nhiêu điểm cũng được rất nhiều bạn học sinh lớp 12 quan tâm. Theo cập nhật mới nhất của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 và 2023, điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện của các trường top đầu như sau:

TrườngTổ hợpĐiểm chuẩn 2022Điểm chuẩn 2023
Học viện Báo chí & Tuyên truyềnD01

27.15 điểm

27.20 điểm


D14

27.55 điểm

27.25 điểm


D15

27.55 điểm

27.25 điểm

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

D01

27.55 điểm

27.65 điểm


C00

27.88 điểm

27.85 điểm

Đại học Hà NộiD01, A00, A01

26 điểm

25.89 điểm

Ngành truyền thông đa phương tiện học những gì?

Ngành Truyền thông đa phương tiện cung cấp kiến thức nền tảng của ba ngành: Công nghệ thông tin, Truyền thông, Marketing; kiến thức chuyên sâu về truyền thông, quảng cáo, kiến thức marketing, kinh doanh điện tử, thiết kế nội dung số, lập trình phát triển sản phẩm đa phương tiện,…

Ngành truyền thông đa phương tiện học những gì?

Ngành truyền thông đa phương tiện học những gì?

Chương trình đào tạo của từng trường sẽ khác nhau, luôn bao gồm các học phần chung và học phần chuyên môn. Trong bài viết này, MarketingAI sẽ đề cập đến chương trình đào tạo của trường Đại học Hà Nội, với chương trình giảng dạy 4 năm và bằng tiếng Anh, cùng 100% giảng viên được đào tạo tại nước ngoài, tham gia tích cực vào mạng lưới nghiên cứu Công nghệ thông tin và Truyền thông tại Việt Nam.

Khối kiến thức chung

24 tín chỉ (TC) đã tính cả 11 TC GDTC và GDQPAN. Cung cấp kiến thức chung mà sinh viên cần biết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin; Đường lối cách mạng của Đảng CSVN; Tư tưởng Hồ chí Minh, Giáo dục Thể chất; Giáo dục Quốc phòng - An ninh.

Khối kiến thức theo khối ngành học phi ngôn ngữ

51 tín chỉ (TC). Cung cấp kiến thức và thực hành ngôn ngữ Anh để chuẩn bị sẵn sàng các kỹ năng cho việc học tập chương trình Cử nhân Marketing hoàn toàn bằng tiếng Anh: Kỹ năng tiếng Anh, Pháp luật đại cương, Toán cao cấp; Toán rời rạc; Xác suất thống kê; Nguyên lý máy tính.

Khối kiến thức cơ sở ngành

27 TC bao gồm Học phần bắt buộc và Học phần tự chọn.

Học phần bắt buộc: 21 TC

Bao gồm:

  • Quản lý dự án: 3 TC;
  • Lập trình: 6 TC
  • Tâm lý học truyền thông: 3 TC
  • Phương tiện truyển thông đại chúng: 3 TC
  • Nguyên lý Marketing: 3 TC
  • Nghiên cứu Marketing: 3 TC

Học phần tự chọn: 6 TC

Chọn 6 trong số 18 TC của các học phần sau:

- Trí tuệ nhân tạo: 3 TC; Nhập môn an toàn thông tin: 3 TC;

- Quan hệ công chúng: 3 TC; Truyền thông doanh nghiệp: 3 TC;

- Hành vi khách hàng: 3 TC; Marketing dịch vụ và quản trị quan hệ khách hàng: 3 TC

Khối kiến thức ngành

39 TC bao gồm Học phần bắt buộc và Học phần tự chọn.

Học phần bắt buộc: 27 TC

Bao gồm các môn:

  • Phân tích thiết kế hệ thống: 3 TC
  • Cơ sở dữ liệu: 3 TC
  • Chuyên đề truyền thông đa phương tiện: 6 TC
  • Đồ họa máy tính: 3 TC
  • Lập trình Web: 3 TC
  • Internet và dịch vụ web: 3 TC
  • Đa phương tiện: 3 TC
  • Truyền thông hình ảnh: 3 TC

Học phần tự chọn: 12 TC

Chọn 12 trong số 27 TC của các học phần sau:

- Khai phá dữ liệu lớn: 3 TC; Tương tác người – máy: 3 TC; Lập trình cho thiết bị di động: 3 TC; Hệ thống thông tin doanh nghiệp: 3 TC; Kinh doanh điện tử: 3 TC

- Quảng cáo và Sáng tạo quảng cáo: 3 TC

- Marketing kỹ thuật số và Mạng xã hội: 3 TC; Marketing toàn cầu: 3 TC; Xây dựng và quản trị thương hiệu: 3 TC

Theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào? Học tại Đại Học Hà Nội

Theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào? Học tại Đại Học Hà Nội

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ (TC)

- Thực tập tốt nghiệp: 4 TC

- Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 6 TC

Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: Chọn 6 TC trong số 12 TC của các học phần sau:

- Đạo đức nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin: 3 TC

- Các chủ đề mới trong Công nghệ thông tin: 3 TC

- Quản trị vấn đề và xử lý khủng hoảng truyền thông: 3 TC

- Marketing tới khách hàng doanh nghiệp: 3 TC

Có thể thấy, trong chương trình đào tạo của ngành học này, không chỉ tại trường Đại học Hà Nội mà còn là các trường khác, nội dung thực hành khá đa dạng, số giờ thực hành chiếm trên 60% nội dung toàn khóa. Ngoài ra, các môn tự chọn phong phú hướng tới rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Các trường cũng chủ động cam kết có sự tham gia của các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, các sự kiện hội thảo đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp.

Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất gì?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã biết được ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào thì có thể chọn được trường phù hợp và phát triển sau này thì quả thức đó là một điều sai lầm. Để trở thành một người thành công trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện, bạn cần phải sở hữu một số tố chất và rèn luyện các kỹ năng sau:

Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất gì?

Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất gì?

Tư duy sáng tạo

Để theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện, tư duy sáng tạo là kỹ năng cơ bản mà bạn phải có. Mặc dù bạn sẽ cần rèn luyện tố chất này trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng sự sáng tạo vẫn là nguyên tắc cốt lõi trong Truyền thông đa phương tiện. Giữa muôn vàn ý tưởng đơn điệu đang có trên thị trường, bạn sẽ cần phải vượt ra khỏi giới hạn và tạo ra bản sắc cho riêng mình. Tránh xa những ý tưởng buồn tẻ và vắt kiệt nguồn sáng tạo của mình.

Kỹ năng tự học các công cụ ứng dụng trong ngành Truyền thông đa phương tiện 

Giờ đây, với sự bùng nổ của Internet, việc tìm hiểu và tự học cách sử dụng một loạt các công cụ Đa phương tiện trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể bổ sung kiến thức cho mình. Đôi khi, có những công cụ vô cùng hữu ích và được sử dụng miễn phí. Do đó, không có lý do gì mà bạn không tự tìm học để nâng cao kỹ năng của mình.

Ham học hỏi và chịu khó tìm tòi kiến thức chuyên môn, xu hướng ngành

Không chỉ cần có kỹ năng tự học các công cụ, mà bạn còn cần phải chủ động tìm hiểu và nắm bắt các xu hướng truyền thông trên thế giới thông qua việc xem phim, video và tutorials hàng ngày. Hãy để các bộ phim và bộ phim truyền hình mang đến cho bạn nguồn cảm hứng và ý tưởng mà bạn có thể áp dụng trong lĩnh vực của mình. Xem clip tutorials để xem lại các nguyên tắc cơ bản trong ngành và để cải thiện các khía cạnh còn yếu. Nắm bắt những gì bạn có thể nhận được từ việc có internet. 

Ngoài ra, hãy tiếp tục đọc sách và các bài báo có nội dung giá trị để nâng cao kiến thức và mở rộng trí tưởng tượng. Theo dõi các tài khoản mạng xã hội của các nghệ sĩ, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện để bắt kịp xu hướng là một ý tưởng hiệu quả để nâng cao kỹ năng trong ngành.

Kỹ năng viết tốt, có năng khiếu về thẩm mỹ, cái đẹp 

Hoạt động trong ngành truyền thông và thiên về yếu tố nghệ thuật này, không có gì ngạc nhiên khi những kỹ năng như viết vách, chụp ảnh, quay phim,... được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, bạn cũng phải có gu thẩm mỹ nhất định để biết chọn lọc, đánh giá, phân tích các tác phẩm nghệ thuật.

Khả năng biên tập hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa

Không chỉ phải có ý thức tự học mà bạn còn phải biết cách áp dụng những gì học được vào trong thực tế. Thường xuyên cập nhật những xu hướng mới nhất vì các ngành đặc thù như Truyền thông đa phương tiện luôn biến đổi và làm mới mỗi ngày.

Kỹ năng giao tiếp

Mặc dù việc học hỏi và trau dồi các tiện ích và công cụ truyền thông đã chiếm phần lớn thời gian của bạn, nhưng bạn vẫn phải rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp  vì nó là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công sau này. Giao tiếp tốt để thể hiện ý tưởng, đưa ra quan điểm và ý kiến riêng với người khác tốt hơn. Giúp bạn bộc lộ suy nghĩ của mình với đồng nghiệp và ngược lại. Bạn phải biết cách chăm chú lắng nghe và đưa ra phản hồi thú vị. Biết cách thuyết trình tốt chắc chắn sẽ đưa sự nghiệp của bạn lên một tầm cao lớn.

Kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin và giải quyết vấn đề nhanh

Một người làm Truyền thông đa phương tiện thành công luôn có sáng kiến giải quyết các vấn đề phức tạp. Với kỹ năng suy luận logic và phân tích, bạn có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi và khó khăn đột ngột thường gặp trong lĩnh vực này. Bạn phải biết rằng một ý tưởng luôn có thể gặp những trục trặc không thể lường trước, do đó bạn phải đưa ra các giải pháp khả thi từ trước đó. Chủ động đóng góp các ý tưởng và phương án ứng biến luôn là điều cần thiết trong ngành.

Học ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện với các kỹ năng và tố chất được rèn luyện trên sẽ đáp ứng được những yêu cầu mới của thị trường lao động. Đặc biệt, sinh viên ngành còn năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ hơn một số ngành khác. Do đó sẽ có nhiều cơ hội việc làm, học tập nâng cao trình độ và phát triển bản thân.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí:

  • Cán bộ kỹ thuật, chuyên viên quản lý, điều hành trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên lập trình, xây dựng và phát triển ứng dụng, thiết kế, biên tập và triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện;
  • Biên tập viên, biên soạn, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, thông cáo, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo; các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh,...
  • Chuyên viên thiết kế: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, vật phẩm truyền thông trong các sự kiện lớn nhỏ; thiết kế giao diện website, landing page,...; thiết kế đồ họa 2D, 3D, ứng dụng trong các bộ phim, lĩnh vực giải trí và các lĩnh vực đòi hỏi yếu tố nghệ thuật cao.
  • Tham gia vào các dự án với vai trò là người quản trị, điều hành dự án về công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Giảng viên tại các trường, trung tâm đào tạo về Truyền thông đa phương tiện
  • Cán bộ nghiên cứu về quảng cáo và truyền thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

Lương của ngành truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu?

Là ngành nghề xu hướng hiện nay, Truyền thông đa phương tiện luôn là một trong những ngành có mức lương hấp dẫn hàng đầu. Tất nhiên, nó cũng chia ra từng giai đoạn và tăng dần theo trình độ và kinh nghiệm mỗi người. Cụ thể:

  • Giai đoạn khởi điểm, mới ra trường: mức lương từ 6 - 9 triệu đồng/tháng.
  • Giai đoạn đã có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm: mức lương dao động từ 9 - 14 triệu đồng.
  • Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, thâm niên trong nghề từ 5 năm trở lên: mức lương dao động từ 15 - 20 triệu/tháng, thậm chí là hơn. Có thể sẽ nhận theo các dự án và không cố định.

Lời kết

Vậy là thắc mắc ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào đã được MarketingAI giải đáp được phần nào trong bài viết trên đây. Các bạn trẻ cần lưu ý rằng, trước khi quyết tâm theo ngành, bạn cần phải xem mình có thật sự đam mê với nó và có một vài tố chất phù hợp với ngành hay không nhé! Việc ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào đôi khi cũng không quan trọng bằng việc bạn có phù hợp với nó hay không. Tuy nhiên, đừng ngại thử thách và tìm hiểu sâu về ngành và đưa ra quyết định tốt nhất cho con đường phía trước nhé. Chúc các bạn thành công!

Tô Linh - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.