Thực ra PR cho tiệm cafe hay viết stt quảng cáo quán cafe vừa dễ, mà cũng vừa khó. Cafe thì lại có đến hàng năm bảy dạng cafe' khác nhau, không quán nào giống quán nào, mà cũng chẳng quán nào khác quán nào. Hiện nay các quán café có các gu khác nhau. Ví dụ như quán theo kiểu vintage, kiểu café shop, kiểu café bụi, café racer… Nhiều người viết copywriter không tìm hiểu kĩ quán có phong cách nào mà viết phóng đại, làm quá lố. Nếu khách hàng không cảm nhận được như những gì đã viết thì dễ dàng mất khách hàng.
Mỗi người có một mục đích khác nhau khi đi cafe, chính vì vậy mà phải tùy thuộc vào phong cách của tiệm để viết PR cho tiệm cafe đến đúng đối tượng người dùng. Còn nói là khó bởi vì, làm sao để mình trở nên khác biệt, làm sao để mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh, khi mà khắp nơi giờ đây đều thấy những tiệm trà bánh cafe' trang hoàng đẹp mắt. Đó là một thách thức lớn với những người làm Marketing, PR hay Quảng cáo cho quán cafe'.
Những STT quảng cáo quán cafe hay nhất
Dưới đây sẽ là tổng hợp những stt quảng cáo quán cafe đang hot được sử dụng nhiều để giới thiệu quán cafe. Bạn có thể tham khảo thêm thông qua những chia sẻ dưới đây:
- Cafe nếu bạn nghĩ không ngon thì nó sẽ rất đắng. Nhưng nếu thả lỏng ra và cảm nhận, sau vị đắng sẽ là vị ngọt nhẹ thoáng qua. Cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng giống như vậy!
- Một ly cafe ngon là phải vừa ngọt vừa đắng. Một tình yêu lí tưởng là một tình yêu vừa ngọt nào, vừa đắng cay.
- Trưởng thành là khi nhận ra, lượng đường trong ly cafe mình uống ngày càng ít dần, cho đến khi không còn nữa.
- Muốn nếm vị cafe phải chờ đợi pha chế, đó là nét tinh hoa được chắt chiu lại mỗi giây sống chậm của cuộc đời.
- Cafe khiến ta mạnh mẽ, điềm đạm và thông thái.
- Yêu cũng như ly cafe ban đầu thường rất đắng. Sau đó, vị đắng sẽ giảm dần và còn lại là vị ngọt ngào lan tỏa cả thế gian.
- Thời còn trẻ, ba tôi thích cafe sữa vì có độ ngọt và béo. Về sau, thì ba tôi thích cafe đen hơn vì nó có vị đắng hơn nhiều.
- Có người nói cafe là loại thức uống đắng nhất. Nhưng đâu ai nghĩ rằng, lòng đau rồi thì cafe vẫn ngọt hơn so với bất kì điều gì khác.
- Cafe có chất kích thích giống như một người phụ nữ đã trưởng thành, họ cho ta nếm trải mùi đời rồi lạc lối không hay.
- Cafe đen dành cho những anh chàng đơn giản, thô kệch nhưng thủy chung.
- Phút tĩnh lặng bên ly cafe, không gian dường như được tách biệt với thế giới bên ngoài, xô bồ va hối hả. Gợi nhớ những kỉ niệm, ký ức của chính mình và người, về đời.
- Cafe là thứ gắn kết tinh thần mạnh mẽ nhất, xuất hiện từ góc khuất vỉa hè cho đến những quá sang trọng. Tuy giống nhau về vị giác nhưng khác nhau về tâm hồn.
- Cafe uống nóng hoặc lạnh chứ không uống nguội bao giờ. Cũng như cuộc sống luôn có khao khát và thất bại chứ không thể lặng lẽ bỏ qua quá nhiều những cơ hội.
- Có một điểm giao lưu giữa cafe và cuộc sống, đó chính là bản ngã.
- Từng giọt cafe đen đậm nhỏ xuống lòng tôi day dứt, liệu trong loại thức uống đắng môi kia, có được bao nhiều phần ngọt ngào?
- Cuộc đời mỗi người giống như những ly cafe, cứ mải mê đuổi theo những ly cafe khác mà quên mất thưởng thức hương vị cafe.
- Cuộc đời của chúng ta giống như tách cafe. Nhưng đôi khi chỉ vì chạy theo những cái tách mà chúng ta đã vô tình bỏ lỡ cơ hội thưởng thức cafe.
- Tình yêu tựa như ly cafe không đường, trải qua biết bao vị đắng sau đó mới thưởng sự ngọt ngào đến tê người.
Mẫu content hay cho quán cafe
Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu content cho quán cafe, cách viết content hay cho quán cafe. Từ đó giúp bạn có thêm ý tưởng cho việc quảng cáo, PR cho tiệm cafe của mình:
Câu chuyện thương hiệu - PR bằng thương hiệu, giá trị cốt lõi
Một ví dụ rõ nét trong chiến lược marketing cho quán cafe có thể đưa ra là The Coffee House. The Coffee House làm branding rất tốt, và dùng chất liệu đó để PR cho tiệm Cafe cho mình. Dẫn dụ một nội dung có thể khai thác, viết về hạt cafe Arabica, những tương lai đẹp về hạt cafe Việt Nam, và dẫn đến thương hiệu đang nỗ lực trong việc lan tỏa điều đó như The Coffee House. Họ chú ý đến những giá trị cốt lõi mà mình muốn đem đến cho cộng đồng: Cafe nguyên chất, không gian lịch sự thoải mái, thích hợp cho lứa tuổi 25-40. Nếu viết một bài PR cho The Coffee House, tiêu đề hay stt quảng cáo quán Cafe có thể lựa chọn sẽ bao gồm: "Đắm mình trong công việc giữa chốn bình yên một góc Hà Thành", "Cuối tuần thả hồn lãng đãng theo một góc cửa sổ nhìn ra Hồ Gươm".
Để viết được bài PR cho quán café thì điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là tự mình thưởng thức café, thức uống của quán để có thể cảm nhận và viết bài tốt nhất. Không chỉ cảm nhận hương vị của đồ uống mà còn là cách phục vụ của nhân viên. Cách nhân viên phục vụ nở nụ cười, hỏi han tận tình cũng là một đề tài để viết PR, đề tài về sự phục vụ. Những content cho quán cafe với title đã từng làm mưa làm gió vài năm gần đây: "Tổng hợp những quán cafe' trai đẹp của Hà Nội", "Dàn nhân viên chất chơi sau giờ làm của quán X"...
Không ai chỉ đến quán cafe để uống một ly cafe
Đó là sự thật. Rất hiếm người đến các tiệm cafe mà chỉ để uống một ly cafe, như những quán lâu đời như Cafe Giảng, Đinh, Năng... Thông thường ngày nay, tiệm cafe' là nơi để người ta nói chuyện, bàn công việc, tìm chỗ nghỉ chân, hay để học tập, làm việc. Nhưng nếu chỉ nói về không gian của quán thôi thì vẫn chưa đủ. Không phải chỉ vì biết rằng khách hàng tới dùng đồ cho những mục đích khác nhau nên chỉ miêu tả sự sang trọng, lịch thiệp hay vui vẻ, tạo cảm hứng trong phong cách quán.
Viết một bài PR cho quán cafe', một trong những chất liệu đẹp để xây dựng nên những nội dung hay là câu chuyện xung quanh khách hàng tới quán. Hãy quan sát các nhóm khách hàng, hành vi của họ khi ngồi quán cafe', những câu chuyện mà họ thường nói nếu như bạn vô tình nghe được, đó sẽ trở thành những câu stt quảng cáo quán Cafe hay một bài PR viral với những cảm xúc chân thật: "Ngồi hoài niệm về một Hà Nội xưa ở phố X", "Không gian Pháp giữa lòng Sài Gòn"... là những tiêu đề dễ thấy cho những bài PR cho tiệm Cafe dạng này.
Ít chữ nhiều hình
Thật ra cách PR quán cafe với ít chữ nhiều hình mà hình đẹp, chữ cô đọng mà câu nào câu đó cứ như kéo người ta gập báo lại đi ăn hoặc bốc máy gọi điện đặt bàn thì cũng đẹp. Nhưng những bài PR bây giờ hình rất nhiều và rất xấu, nói xấu cũng hơi ngoa - mình nói là hình giống nhau vậy!
Hình chụp quán cafe lại rất đa dạng, chỉ cần có sản phẩm, chụp trong không gian huyền ảo, bắt mắt là làm đổ trái tim của bao nhiêu cô gái mê chụp ảnh đẹp rồi. Đã nói, ngày nay người ta không đi ăn, người ta đi thưởng thức.
Đây là một bài PR điển hình về quán cafe:
Để viết bài quảng cáo cho quán cafe hay PR miêu tả quán cafe, chúng ta có thể tham khảo một bài viết PR điển hình sau:
T.coffee – Không gian cafe và pizza yên bình giữa phố đông
Đẹp mắt: Điều đầu tiên phải kể đến, là bài viết sử dụng phần lớn đến 70% hình ảnh, video so với khối lượng chữ viết. Gây sự hấp dẫn và hứng thú cho người đọc ngay từ khi lướt mắt quá. Tiêu chí "ngon mắt" đã được đáp ứng.
Sang tai: Với đặc điểm riêng của T.Coffee là địa điểm thuộc Vincom Phạm Ngọc Thạch, một trung tâm thương mại lớn, nên mọi câu chữ đều phải toát lên vẻ sang trọng, lịch sự, nhã nhặn, là nơi để bàn công việc, gặp gỡ đối tác, hay nghỉ chân sau những giờ mua sắm.
Đi từ lời giới thiệu quán cafe hay với tiêu đề: "Không gian cafe", "pizza", người đọc đã biết được ngay đó là những món chính của quán. Ảnh chụp đẹp miễn chê, từ ảnh không gian đến đồ ăn, thức uống đều khơi gợi cho người đọc cảm giác muốn đến ăn chơi ngay tức thì. Đây là một bài PR cho tiệm Cafe điển hình vói các kĩ thuật sử dụng hình ảnh và khéo léo lồng ghép - giới thiệu địa chỉ để ăn sâu vào tâm trí khách hàng. Lối hành văn nhẹ nhàng, gợi cảm càng khiến không gian có hồn: "Quán có nhiều góc đẹp như tranh, tụ tập vui vẻ cùng bạn bè, hẹn hò lãng mạn cùng người yêu hay đơn giản chỉ là tìm một chỗ để ngồi yên làm việc, đọc sách cũng đều được cả.
Không gian của T.coffee vừa Tây lại vừa mộc mạc, cũ kỹ; muốn yên tĩnh, ấm áp hay thoáng đãng, mát mẻ - quán cà phê này hình như đáp ứng được mọi mong muốn vì sự rộng rãi".
Xu hướng kinh doanh trong ngành hàng cafe
Những năm gần đây, cùng với kim ngạch xuất khẩu cà phê đứng hàng đầu thế giới, nỗ lực trong việc kêu gọi nâng cao lượng tiêu thụ cà phê tại nội địa của những người có trách nhiệm và sự đòi hỏi của người tiêu dùng, thị trường trong nước cũng tràn ngập các quán cà phê với nhiều xu hướng khác nhau.
Bên cạnh hệ thống các quán cà phê máy lạnh, cà phê sân vườn vốn đã quen thuộc còn xuất hiện rất nhiều kiểu loại các quán cà phê khác. Ở các đô thị lớn, các quán cà phê kèm theo cơm trưa văn phòng và đồ ăn sáng xuất hiện hàng loạt. Vừa đi đúng vào nhu cầu thực dụng, lại cung cấp cho các nhân viên công sở một môi trường giao lưu, chia sẻ, trò chuyện trước khi bắt đầu công việc của một ngày mới hoặc những giờ phút giải lao giữa ngày. Các quán này thường chọn địa điểm đắc địa, gần các trụ sở công ty theo kiểu không gian máy lạnh mát và sạch.
Các quán cà phê chiếu phim cũng lần lượt ra đời, gần đây phổ biến là dạng chiếu phim 3D vừa cung cấp một không gian giải trí, lại là môi trường tâm tình lứa đôi. Dạng quán cà phê này được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn, vì vừa được thưởng thức phim hay, lại có nước uống với mức giá bình dân hơn so với tới rạp.
Ngược với xu thế hiện đại, Tây phương, một số quán lại tìm về những giá trị văn hóa xưa cũ dân dã, mộc mạc và đượm chất hồn quê Việt như hệ thống các quán cà phê Cục gạch. Để khám phá những thử nghiệm mới mẻ, người ta cũng có thể tìm đến những quán như Treo ngược, Tượng, Maliken,… Các quán này tạo ra cảm giác thưởng thức cà phê một cách ngộ nghĩnh, độc đáo, sáng tạo. Với mỗi không gian, bạn lại như tự khám phá mình ở những góc cạnh mới, tìm thấy những điều bị ẩn giấu.
Với những cặp tình nhân, các hệ thống quán cà phê trữ tình cùng không gian ấm cúng của những ngọn nến lung linh, mờ ảo kết hợp với những bản nhạc trữ tình êm ái mang lòng người đến gần nhau hơn. Các quán này rộ nở ở các thành phố lớn – nơi không gian tâm tình, yêu đương của các cặp trai gái ngày càng hạn hẹp.
Vì vậy cho nên, xúc tiến truyền thông quảng cáo là một yếu tố rất quan trọng, trong ngành cafe' nói riêng và toàn ngành ẩm thực nói chung, bởi sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các đối thủ gia nhập ngành, và cũng biến mất rất nhanh khỏi ngành ngay sau đó khi không tìm thấy điểm khác biệt.
Bài viết về T.Coffee được lựa chọn đặt trên tiểu mục Xem - Ăn - Chơi trong chuyên mục Đời sống của Kênh 14, một mục rất hot và nhận được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ. Việc lựa chọn đặt bài PR ở đâu cũng là một vấn đề đáng bàn tới. PR tạo hiệu quả sâu hơn so với quảng cáo trên truyền hình chẳng hạn, lại với chi phí thấp hơn. Nên việc đặt bài trên trang báo phù hợp cũng là việc quan trọng. Thông thường đối tượng của thương hiệu sẽ trùng với đối tượng của những trang báo, ví dụ như về giới trẻ sẽ có Kênh 14, độ tuổi trưởng thành, dân văn phòng sẽ có Afamily, Dân trí,...
Ngoài ra thêm một vài câu STT quảng cáo quán Cafe trong bài viết giới thiệu về quán cafe cũng là một ý tưởng không tồi lôi cuốn người ta muốn đọc hết câu chuyện. Với The Coffee House họ cũng đã làm được những điều như vậy. Cái chất riêng của thương hiệu The Coffee House có thể nằm ở những câu status PR cho tiệm Cafe khiến người đọc sẽ muốn đứng dạy ngay để đến quán Cafe thức hương vị của quán.
Một số Stt PR, quảng cáo của quán cafe The Coffee House:
- Vì Cold Brew..."êm ái" hơn cho dạ dày nhạy cảm
- Trưởng thành là khi hẹn cà phê và đến đúng giờ tại The Coffee House
- Lúc nào cũng phải canh đúng giờ không là mất góc ở The Coffee House
Hiện nay, nhu cầu thưởng thức ẩm thực đã tăng lên cao, không chỉ là ăn uống mà nó còn là thưởng thức, như một loại nghệ thuật tinh túy. Chính vì vậy, những không gian đẹp, những tách cà phê đen đặc hay phong cách phục vụ đẳng cấp sẽ là ưu điểm rất tốt để thương hiệu có thể lựa chọn đưa vào bài PR cho tiệm Cafe, quảng bá thêm danh tiếng tốt đẹp của mình.
Khánh Khiêm - MarketingAI
Bình luận của bạn