cover

So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay

26 Thg 09

Hiện nay thị trường cà phê Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của những thương hiệu nội địa, điều này chứng tỏ các thương hiệu cà phê Việt đang có những cách phát triển...

Hiện nay thị trường cà phê Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của những thương hiệu nội địa, điều này chứng tỏ các thương hiệu cà phê Việt đang có những cách phát triển thương hiệu khá thông minh. Hơn nữa, hình thức nhượng quyền cửa hàng đang trở nên phổ biến hơn cả khi mà nó đang len lỏi vào từng ngõ ngách của thị trường. Cùng MarketingAI đi tìm hiểu, so sánh xem chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay như thế nào?

Bạn có thể tham khảo thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì

Highlands Coffee

Thương hiệu đầu tiên góp mặt trong danh sách này chính là cái tên phủ sóng ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Một cửa hàng kinh doanh cà phê theo mô hình không mới khi đi theo những gì mà Starbucks đã làm trên thế giới, tuy nhiên Highlands lại cực kỳ thành công khi đem nó về làm tại Việt Nam. Hiện nay xét về thị phần thương hiệu cà phê Việt Nam thì Highlands đang đứng ở vị trí đầu bảng, khi chỉ cần nhìn sơ sơ tại các thành phố lớn thì nơi đâu cũng có mặt hình ảnh của hãng.

So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay- Ảnh 1.

(Nguồn: FoodTV)

Xét về chi phí nhượng quyền thì theo chia sẻ của Kiến thức Kinh tế thì:

  • Phí nhượng quyền hàng tháng Highlands: 7%
  • Phí quản lý hàng tháng: 5%
  • Chi phí ước tính ban đầu: 3.5 - 5 tỷ VNĐ

Nhìn thấy được chi phí nhượng quyền này có thể đoán ra được Highlands đang có giá trị khá cao cũng như chi phí % lớn qua từng tháng. Bởi danh tiếng của hãng tại thị trường nội địa tốt, bản thân hãng với cách làm Branding cực kỳ chính xác khi định vị mình là thương hiệu cận cao cấp, thương hiệu của người Việt và cà phê phù hợp với khẩu vị của đại đa số.

E-Coffee Trung Nguyên

Dù mới chỉ ra mắt cách đây vài tháng, nhưng chuỗi cửa hàng E-Coffee của Trung Nguyên được đánh giá cao khi sở hữu giá 0 đồng khi nhượng quyền. Thêm vào đó, với sự hậu thuẫn cực tốt từ cà phê Trung Nguyên thì nguồn nguyên liệu đầu vào được đánh giá là đảm bảo chất lượng trong mắt khách hàng. Nếu thương hiệu Trung Nguyên Legend là tự doanh nghiệp này phát triển, cần diện tích lớn, phong cách nghiêng về truyền thống và phục vụ cho đối tượng khách hàng tương đối lớn tuổi; Thì E-Coffee chủ yếu phát triển theo hướng nhượng quyền, diện tích lớn hay nhỏ tùy mặt bằng và mục tiêu kinh doanh của đối tác, có concept hiện đại, nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ trung hơn.

So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay- Ảnh 2.

(Nguồn: franchise-vietnam.com)

  • Chi phí nhượng quyền: 0 đồng
  • Chi phí vốn ước tính ban đầu: 65/ 120/ 175 triệu VNĐ

Có thể thấy Trung Nguyên cũng tạo điều kiện rất lớn cho các chủ hộ kinh doanh nếu muốn mở cửa hàng bằng hình thức nhượng quyền, minh chứng là chi phí nhượng ban đầu bằng không, người muốn dùng brand name chỉ phải bỏ ra chi phí vốn cửa hàng khoảng 65 đến 175 triệu.

>>> Xem thêm: Trung Nguyên E-Coffee: Bất ngờ với chiến lược của chuỗi cửa hàng nhượng quyền kiểu mới

Cộng Cà phê

Tiếp theo là thương hiệu cà phê Việt Nam đi theo concept độc lạ đó chính là "Bao cấp", đây được xem là thứ khiến Cộng cà phê thu hút được khách hàng. Theo như chia sẻ của chủ chuỗi cửa hàng này thì Cộng trong từ Cộng sản, ý chỉ giai cấp lãnh đạo hiện nay và người đã hình thành nên thời kỳ bao cấp tại Việt Nam những năm 70-80 của thế kỷ trước. "Đặc sản" của thương hiệu này là decor không gian hoài niệm, cổ xưa, cộng với đó là đồ uống được xem là thuần Việt, phù hợp với khẩu vị cũng như đem tới sự mới lạ với khách du lịch.

So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay- Ảnh 3.

(Nguồn: Cộng cà phê)

  • Chi phí nhượng quyền: Khác nhau theo từng khu vực, vùng. Phí nhượng quyền hàng tháng được tính theo % tổng doanh thu hàng tháng

Cộng cà phê hiện nay không chỉ phổ biến trong phạm vi nội địa, mà nó khiến giới trẻ Hàn Quốc chao đảo khi có tới 2 cửa hàng tại quốc gia này. Hình ảnh đoàn người xếp hàng đã khiến Cộng cà phê có sức hút cực kỳ lớn, và mở ra tương lai của hãng tại những thị trường khác trong khu vực.

>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Cộng cà phê thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc

Effoc Coffee

Effoc có lẽ sẽ quen thuộc hơn với người dân thành phố Hồ Chí Minh khi nó đã có mặt 7 năm tại Việt Nam. Khởi đầu với mô hình to-go coffee cart và niềm đam mê dành cho cà phê, hiện nay nó đã trở thành chuỗi thương hiệu cà phê Việt Nam lớn mạnh tập trung chủ yếu tại thị trường phía nam. Effoc không ngừng nỗ lực sáng tạo, hoàn thiện thực đơn với hơn 60 loại café, trà và nhiều loại thức uống độc đáo khác, đã và đang được các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn. Effoc có nguồn nguyên liệu cà phê sạch, công nghệ chế biến hiện đại, thiết kế sang trọng, định vị sâu sắc hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.

So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay- Ảnh 4.

(Nguồn: www.pinterest.co.kr)

  • Chi phí nhượng quyền: 240 triệu VNĐ (một lần)
  • Chi phí vốn đầu tư ban đầu: 500 triệu - 1,5 tỷ đồng

Đây là thương hiệu có chi phí nhượng quyền ở mức trung bình khi chỉ mất 1 lần bỏ ra, hơn nữa chi phí vốn đầu tư ban đầu cũng có từng mức một tạo điều kiện cho bên được nhượng có cơ sở kinh doanh tốt nhất. Với những sản phẩm trong hệ sinh thái của hãng, thì thị trường trong Nam đang phát triển mạnh mẽ, hy vọng trong tương lai Effoc sẽ đủ hấp dẫn để phát triển tại miền bắc đầy tiềm năng.

Viva Star Coffee

Năm 2013, bằng sự năng động, sáng tạo và đón đầu xu hướng phát triển cà phê trong tương lai, hãng đã bước đầu xây dựng thành công và mang lại hiệu quả với hệ thống nhượng quyền. Hiện nay, hệ thống Viva Star Coffee theo mô hình mới với nét riêng biệt đã in dấu với những tín đồ cà phê khó tính nhất. Trải qua quá trình thành lập và phát triển, hệ thống Viva Star Coffee vô cùng tự hào về những kết quả và thành tựu đạt được. Vào năm 2017, hãng đã có cử hàng thứ 150 đi vào hoạt động, năm 2018 hãng đã thâm nhập thành công vào thị trường Campuchia.

So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay- Ảnh 5.

(Nguồn: Ghiền cafe)

  • Chi phí nhượng quyền: 160 triệu VNĐ (5 năm) kèm 5% lợi nhuận theo tháng
  • Chi phí đầu tư ban đầu: Ước tính 1,1 tỉ VNĐ

Mặc dù vị thế và danh tiếng của thương hiệu cà phê Việt Nam này chưa thực sự nổi danh so với 4 cái tên kể trên. Thế nhưng, với những sự phát triển trong những năm gần đây và nền móng nhân sự và cửa hàng khá chuyên nghiệp, chỉ cần Viva có những chiến lược Marketing, và Branding rõ ràng trong tương lai nữa thôi thì thương hiệu này sẽ có thể "Vang bóng". 

>>> Có thể bạn quan tâm:  TOP thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam

Tạm kết

Hiện nay, hình thức Franchise đang cực kỳ phổ biến tại Việt Nam với những người muốn kinh doanh mà chưa rõ ràng về hình thức. Các thương hiệu cà phê Việt Nam đang cho thấy mình cũng là những cái tên đáng gờm khi có những mức nhượng quyền khá hấp dẫn. Khi mà các thương hiệu nước ngoài đang lăm le thâm nhập vào ngành F&B Việt, thì những động thái này cho thấy các hãng muốn phủ sóng thị trường nội địa để có thể cản bước các brand như: Starbucks, Dunkin Donut....

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.