Nói đến thiết kế hay hội họa, khái niệm Sketch có lẽ đã không còn xa lạ. Công cụ này được sử dụng rất phổ biến trong việc tạo và chỉnh sửa ý tưởng ban đầu, là nền tảng quan trọng cho một ấn phẩm hoàn chỉnh. Cùng tìm hiểu về Sketch là gì? Và cách thức rèn luyện kỹ năng Sketch chuyên nghiệp nhé!
Sketch là gì?
Sketch được hiểu là những bản vẽ thô được thực hiện bằng chì hoặc màu thô, dùng để phác thảo ý tưởng. Để tạo nên Sketch, nhà thiết kế có thể sử dụng nhiều chất liệu đa dạng như: bút chì, chì màu, phấn màu, bút nước, sơn dầu,... cho đến bút bi, bút mực,...
Sketch được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế, sáng tạo, với mục đích ghi lại những ý tưởng ban đầu một cách nhanh chóng. Khi các nhà thiết kế, họa sĩ nghĩ ra một ý tưởng, hay nhìn thấy một sự việc hấp dẫn mà họ không đủ thời gian để hoàn thiện chi tiết bản vẽ ngay lập tức, họ có thể vẽ các bản Sketch thô một cách nhanh chóng. Dựa trên bản Sketch đó, các ý tưởng sẽ có căn cứ để triển khai chính xác và chi tiết hơn.
Phân loại Sketch?
Mặc dù đề là phác thảo nhanh ý tưởng, tuy nhiên Sketch cũng có nhiều loại hình khác nhau, tương ứng với các mục đích riêng. Croquis, Pochade và Portrait là 3 loại hình Sketch cơ bản nhất. Cụ thể:
Croquis
Croquis là loại hình Sketch được sử dụng nhằm phác thảo lại hình dáng con người, hoặc vị trí của người tại một không gian. Croquis bao gồm những nét thô và được vẽ trong khoảng thời gian rất ngắn ở giai đoạn đầu tiên của bản vẽ. Vì vậy, các nét vẽ của Croquis đều là các nét thô cứng và thể hiện rõ sự vội vàng của nhà thiết kế.
Loại hình này được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thiết kế thời trang. Nhà thiết kế sử dụng kỹ thuật Croquis đã tạo khung dáng cho người mẫu và trang phục sau đó sẽ được hoàn thiện dựa trên tư thế này.
Pochade
Kiểu Sketch Pochade được ứng dụng phổ biến trong việc phác thảo lại khung cảnh ngoài trời một cách nhanh chóng. Với loại hình này, họa sĩ sẽ mang khung tranh đến những vị trí ngoại cảnh mong muốn, và sử dụng kỹ thuật Pochade để lưu lại những cảnh vật này. Phần còn lại của bức tranh sẽ được hoàn thiện trong nhà hoặc địa điểm khác.
Pochade được xem là một phiên bản nâng cấp hơn Croquis. Sketch kiểu Pochade còn sử dụng cả yếu tố màu sắc và cảnh vật. Vì vậy, Pochade mang lại sắc thái chi tiết hơn và thể hiện sự kết nối giữa các cảnh vật trong bức tranh, bản vẽ. Do đó, kỹ thuật này được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực hội họa, tranh phong cách,...
Portrait
Portrait là dạng Sketch phức tạp và có độ khó cao nhất. Với một bản phác thảo Portrait, họa sĩ hay nhà thiết kế không cần phải chỉnh sửa quá nhiều để hoàn thiện tác phẩm. Bởi các bản Portrait gần như đã rất chi tiết đến từng cảm xúc, hình thái trên các nét vẽ.
Portrait được sử dụng phổ biến trong dạng tranh chân dung với khả năng lưu lại nhiều đường nét chi tiết trên khuôn mặt người. Họa sĩ thường sử dụng kỹ thuật này để tìm ra góc độ đẹp nhất của người mẫu sau đó lựa chọn góc phù hợp nhất.
Tầm quan trọng của Sketch trong thiết kế
Sketch được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế với những khả năng hữu ích như:
Sáng tạo ý tưởng nhanh chóng
Sketch giúp nhà thiết kế ghi lại những ý tưởng nảy sinh tức thời để sử dụng về sau. Ngoài ra, Sketch cũng giúp bạn lựa chọn giữa những ý tưởng khác nhau mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Sau khi phác thảo sơ bộ các concept, idea, bạn có thể so sánh sơ bộ và lựa chọn ý tưởng tối ưu nhất.
Đặc biệt, cảm giác khi cầm bút để phác thảo trên giấy sẽ mang lại nhiều cảm hứng sáng tạo hơn cho designer và thời gian thực hiện cũng nhanh hơn so với việc sử dụng máy tính.
Thành phần cơ bản hoặc bố cục
Sketch giúp nhà thiết kế xác định các thành phần có trong bản thiết kế và chỉnh sửa nếu cần thiết. Ngoài ra, bố cục của thiết kế cũng sẽ được định hình trước với bản Sketch. Khi đó bạn có thể dễ dàng thay đổi trên bản sketch cho đến lúc thực sự có bố cục ưng ý để đưa vào thiết kế chỉn chu.
Như vậy, bản phác thảo của bạn chỉ cần đủ để hiểu được các thành phần, kích thước cơ bản và vị trí của chúng trong bố cục thiết kế. Nhà thiết kế không cần mất nhiều thời gian để vẽ chi tiết.
Chỉnh sửa các giải pháp
Sau quá trình phác họa và thiết kế ban đầu, các sản phẩm sẽ bước vào giai đoạn chỉnh sửa và hoàn thiện. Trong giai đoạn này, sản phẩm có thể phải chỉnh sửa một số phần của thiết kế. Sketch có thể giúp nhà thiết kế đề xuất ra các giải pháp một cách trực quan nhất. Dựa trên bản Sketch giải pháp, bạn có thể lựa chọn ra phương án tinh chỉnh thiết kế tối ưu nhất.
Làm sao để học Sketch
Bước 1: Rèn luyện kỹ năng vẽ nhanh, chính xácHãy bắt đầu học Sketch bằng việc rèn luyện kỹ năng vẽ mỗi ngày. Hãy thử phác thảo mọi thứ xung quanh bạn lên giấy và tăng dần tốc độ cũng như chi tiết của từng nét vẽ. Khả năng Sketch sẽ tốt hơn khi bạn đã quen tay với giấy bút.
Bước 2: Tập biến ý tưởng thành hình ảnhSau khi đã có những kỹ năng vẽ cơ bản, hay bắt đầu biến những suy nghĩ, hình ảnh trong đầu bạn thành những hình dạng thực tế trên giấy. Bạn có thể tưởng tượng những hình ảnh, thiết kế bất kỳ trong đầu và tập mô phỏng lại nhiều lần cho đến khi cảm thấy giống nhất.
Bước 3: Hãy mang mọi ý tưởng lên giấyKhi có bất cứ ý tưởng nào, hãy mạnh dạn Sketch lại chúng trên giấy. Không phải ý tưởng nào từ bản Sketch cũng có thể trở thành hiện thực, nhưng nếu không phác họa lại rất có thể bạn sẽ mất đi ý tưởng nó. Vì vậy hãy để việc phác thảo ý tưởng trở thành phản xạ đầu tiên khi bạn nghĩ ra hay nhìn thấy một idea hấp dẫn.
Lời kết:Những nét vẽ Sketch tuy thô sơ đơn giản nhưng lại chính là nền móng đầu tiên cho một bản thiết kế hoàn chỉnh. Vì vậy, việc tìm hiểu sketch là gì và rèn luyện kỹ năng Sketch chắc chắn là điều không thể thiếu đối với các nhà thiết kế. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn tạo nên những bản Sketch thật hiệu quả và chất lượng.
Bình luận của bạn