cover

Shoppertainment - Xu hướng thống trị thị trường thương mại điện tử 2023

29 Thg 08
Content Writer tại MarketingAI

Content Writer tại MarketingAI

Thanh Thanh

Việc kết hợp giữa mua sắm và giải trí trong Shoppertainment, tuy không còn quá mới lạ nhưng vẫn hứa hẹn sẽ vượt qua nhiều hình thức để vươn lên vị trí dẫn đầu trong xu hướng tiêu dùng ngành thương mại điện tử. Vậy Shoppertainment là gì? Các hình thức phổ biến hiện nay của hình thức kết hợp mua sắm và giải trí?

1. Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là một từ ghép bởi hai yếu tố shopper (mua sắm, người mua sắm) và entertainment (giải trí), một xu hướng mua sắm online kết hợp với hình thức giải trí. Đây là hình thức giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả marketing và doanh số bán hàng, thúc đẩy người mua hàng nhanh chóng đưa ra quyết định và khiến họ tương tác lâu hơn với thương hiệu.

Shoppertainment là gì?

>>> Xem thêm: Tiktok Shop là gì? Các bước đăng ký mở TikTok Shop

2. Thực trạng xu hướng mua sắm Shoppertainment hiện nay

Theo báo cáo từ Retail Asia, shoppertainment đã và đang trở thành xu hướng mua sắm phổ biến ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Báo cáo cũng cho biết, khoảng 82% người mua muốn khám phá các thương hiệu mới để mua hàng trực tuyến thông qua các video ngắn và 55% người dùng thực hiện giao dịch mua không có dự định trước sau khi xem các video kết hợp với hình thức giải trí.

Dẫn đầu xu hướng mua sắm kết hợp với giải trí, trong năm 2022 vừa qua, TikTok đã ra mắt tính năng TikTok Shoppertainment đem lại cơ hội bạc tỷ cho doanh nghiệp và các TikToker thông qua hai hoạt động chính là TikTok Shop và TikTok Live. TikTok dự đoán Shoppertainment sẽ là trở thành xu hướng trong thời gian tới.

Chẳng hạn như TikToker Phạm Thoại với màn live huyền thoại 5 phút bán hết 100 chiếc bàn chải điện đã giúp anh chàng thu về tổng doanh thu lên tới 3 tỷ đồng. 

Shoppertainment TikTok trở thành xu hướng

Dưới đây là số liệu thống kê về tiềm năng phát triển của các hình thức shoppertainment trong tương lai:

  • Dự kiến vào năm 2025, thị trường shoppertainment toàn cầu đạt 1,2 nghìn tỷ đô la, riêng thị trường châu Á - Thái Bình Dương dự kiến đạt 1 nghìn tỷ đô la.
  • Tại Hoa Kỳ, thị trường shoppertainment dự kiến đạt 200 tỷ đô la vào năm 2025.
  • 63% người tiêu dùng có nhu cầu muốn tiếp xúc với các nội dung shoppertainment.

3. Ưu điểm của xu hướng Shoppertainment là gì?

Đối với chiến dịch truyền thông: Chiến dịch Shoppertainment là giải pháp toàn diện kết hợp giữa việc định vị thương hiệu và bán hàng, đồng nhất nhận diện và thông điệp ở tất cả các kênh và giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ hình ảnh về thương hiệu.

Đối với khách hàng: Vì là hình thức mua sắm kết hợp với giải trí, do đó, shoppertainment có thể cung cấp những nội dung mang tính giải trí nhằm tạo sự thu hút với người dùng. So với việc ép buộc khách hàng xem quảng cáo như thường lệ, hình thức mua sắm này tạo ra hành trình trải nghiệm mua hàng tự nhiên và liền mạch cho họ.

Ưu điểm của xu hướng Shoppertainment

Đối với thương hiệu: Với điểm chạm trải nghiệm là mua sắm kết hợp với giải trí, cùng với hành trình mua sắm liền mạch, thương hiệu sẽ ghi điểm, tức tăng brand love trong lòng khách hàng. Đồng thời, đây cũng được đánh giá là một hình thức giúp tối ưu ngân sách quảng cáo.

4. Các hình thức của Shoppertainment

Bằng cách kết hợp việc mua bán online với hình thức livestream, game hoá, trải nghiệm thực tế ảo… nhằm tạo ra tương tác kỹ thuật số với khách hàng theo thời gian thực, các thương hiệu trên thế giới và cả Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh số đáng kể trong nhiều năm qua.

4.1. Livestream bán hàng

Livestream bán hàng không phải là hình thức quá mới mẻ, tại đây, người mua có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế của sản phẩm, trao đổi trực tiếp với người bán, qua đó thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng cảm xúc mua sắm. Vì sở hữu tính linh hoạt, do đó, hình thức này sẽ cho phép các nhà bán lẻ và thương hiệu thử nghiệm kết hợp nhiều loại hình giải trí khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng livestream phổ biến, có thể kể đến như Facebook Live, TikTok Live, Shopee Live…

Các hình thức của Shoppertainment

4.2. AR

AR (cụm từ viết tắt của Augmented Reality) là hình thức thực tế ảo tăng cường, một giải pháp mua sắm giải trí tương đối mới mẻ và hấp dẫn với cả người dùng và thương hiệu. Hình thức này thường được xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là các ngành hàng thời trang và làm đẹp trực tuyến. Người dùng có thể sử dụng camera của máy ảnh trên điện thoại thông minh để trải nghiệm các sản phẩm trong thời gian thực mà không cần đến trực tiếp cửa hàng.

Shoppertainment - Xu hướng thống trị thị trường thương mại điện tử 2023 - Ảnh 6.

4.3. Game hóa

Game hoá hay Gamification marketing là hình thức mua sắm lồng ghép khéo léo cơ chế của một trò chơi điện tử theo một cách sáng tạo và ấn tượng vào các hoạt động marketing. Mục đích chính là gia tăng sự tương tác, qua đó, giữ chân người dùng và thúc đẩy sự chuyển đổi. 

Nghiên cứu của Bazaard Voice cho thấy: 70% người dùng muốn các yếu tố trò chơi (gaming elements) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến, và chỉ có 42% khách hàng muốn chơi trò chơi tại cửa hàng offline.

5. Tại sao doanh nghiệp nên tập trung vào Shoppertainment?

Tối ưu hóa vòng lặp khách hàng: Mua sắm kết hợp với hình thức giải trí tạo dựng cơ sở nền tảng cho mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Khi người dùng cảm thấy ấn tượng với một thương hiệu nào đó, họ sẽ có xu hướng quay lại trải nghiệm.

Thu thập dữ liệu đa kênh hiệu quả: Kết quả của AliExpress cho thấy, khi khách hàng tham gia tương tác trực tiếp với thương hiệu trên nhiều nền tảng, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập dữ liệu đa kênh liên quan đến nhu cầu mua hàng và nhân khẩu học của khách hàng.

Shoppertainment - Xu hướng thống trị thị trường thương mại điện tử 2023 - Ảnh 7.

Tăng khả năng tương tác và trải nghiệm của người dùng: 70% người dùng mua sắm chia sẻ rằng họ có nhiều khả năng mua hàng hơn sau khi tương tác với nội dung mua sắm giải trí.

Tăng nhận diện thương hiệu: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, các thương hiệu sử dụng hình thức shoppertainment có kỳ vọng tăng doanh số bán hàng lên 15% và mức độ nhận diện thương hiệu lên 20%.

Tạm kết

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ cùng với sự thay đổi liên tục trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, thông qua việc tìm hiểu Shoppertainment là gì hứa hẹn sẽ còn mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo, thú vị cho khách hàng, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho thương hiệu.

Thanh Thanh - MarketingAI

CHUỖI MEET UP CÙNG CHUYÊN GIA: “SHOPPERTAINMENT & NHÓM GIẢI PHÁP THỰC CHIẾN BỨT PHÁ DOANH SỐ CUỐI NĂM”

Càng về cuối năm, nhu cầu làm đẹp lại càng tăng cao khiến cho đây là thời điểm bức tốc hoàn hảo để thực hiện các hoạt động Marketing giúp tăng doanh số. Vì vậy chuỗi Meet Up từ VCCorp/ ADMICRO được thực hiện với mục tiêu mang tới giải pháp Shoppertainment Mega Sale thực chiến hiệu quả nhất - đột phá doanh thu cho mùa cuối năm.


Trong buổi Meet Up, Admicro mang đến những thông tin về:

- Báo cáo thị trường và xu hướng ngành hàng

- Chân dung và insight khách hàng

- Xu hướng mới nhất Shoppertainment: Để không bị bỏ lại phía sau xu hướng tỷ $


Đừng bỏ lỡ buổi Meet Up đầu tiên sẽ diễn ra ngày 08/09/2023. Nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY

Thông tin chi tiết liên hệ Hotline: 0363642887 - Trần Thị Ngọc Bích (Ms.)

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.