cover

Sales và Marketing: Phân tích sự khác nhau giữa 2 vị trí

03 Thg 08

Sales và marketing, hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh, vẫn luôn bị nhầm lẫn về vai trò và chức năng. Dù có chung mục tiêu là tăng doanh thu, nhưng cách tiếp cận và nhiệm vụ của 2 bộ phận lại có sự khác biệt rõ rệt. Hãy cùng MarketingAI phân tích sâu hơn về sự khác nhau giữa sale và marketing trong bài viết này.

Có một thực tế, ngày nay nhiều công ty tuy tuyển nhân viên marketing nhưng lại phân việc của một saleman cho họ, hoặc ngược lại, tuyển sale lại phải kiêm luôn cả marketing. Có khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa công việc của Sales và Marketing. Vậy sự khác nhau giữa sale và marketing là gì?

Sales và marketing

Bạn có đang nhầm lẫn giữa Sales và Marketing (Nguồn: Internet)

Sale và marketing khác nhau như thế nào?

Định nghĩa về Sales và Marketing

Marketing là nghiên cứu thị trường và khách hàng. Họ sẽ tìm kiếm và thu thập các thông tin liên quan tới nhân khẩu học, hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp để quảng bá thương hiệu và tiếp cận tới khách hàng một cách hiệu quả. Khi độ nhận diện thương hiệu tăng thì hỗ trợ một phần cho bộ phận Sales bán hàng dễ hơn.

Sale là bán những sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải thương lượng về giá buôn sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để thu về lợi nhuận lớn nhất có thể. Họ là những người nắm rõ kiến thức chuyên sâu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Mục đích của Sales và Marketing khác nhau

Mục đích của Marketing là giúp quảng bá cho thương hiệu thông qua các chiến lược tiếp thị trên nhiều khía cạnh từ hình ảnh tổng thể để quảng bá, phân phối, giá sản phẩm/dịch vụ hay đáp ứng của khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty có thể cung cấp.

Sales là cầu nối mang khách hàng đến với doanh nghiệp thông qua sự hỗ trợ của Marketing. Công việc của họ là tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng từ đó thuyết phục khách hàng mua hàng của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của Sales có thể hiểu là chốt đơn, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Mỗi bộ phận là một nhiệm vụ khác nhau

Người làm marketing (marketer) không phải chờ đến khi có sản phẩm mới bắt đầu lên chiến lược. Trước khi sản xuất, họ phải xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả ra sao? Tiếp đó, các marketer phải theo dõi quá trình sản xuất , tức là giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, bằng mọi nỗ lực và sáng tạo, người làm thị trường đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR, tiếp thị trực tiếp được tung ra hết sức rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất.

Sự khác nhau giữa sales và marketing

Sale và marketing - mỗi bộ phận, một nhiệm vụ khác nhau (Nguồn: Internet)

Đến giai đoạn cuối này, các sales mới bắt đầu vào cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được marketer vạch ra, những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng lời đường mật và các chiêu bài để bán được thật nhiều hàng, đem tiền về cho công ty.

Ở giai đoạn này, nếu không có bộ phận sales, dân marketing không thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hàng không đến được tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng không thể chuyển hàng hóa thành tiền để thu được lợi nhuận. Thông qua lực lượng bán hàng, các kế hoạch của bộ phận marketing mới nên da nên thịt và thu về kết quả như mong muốn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mối quan hệ giữa marketing và bán hàng (Sales)

Nên tập trung vào bán hàng hay chú trọng làm Marketing?

Quan điểm

Theo quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng: Người tiêu dùng bảo thủ và thường có thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua hàng. Vì vậy, việc của doanh nghiệp là cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi, mở thêm cửa hàng, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng vượt qua tâm lý đắn đo, chần chừ bằng bất cứ cách nào. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc chính là việc bán được nhiều hàng và thu được nhiều tiền.

Marketing và sale khác nhau như thế nào

Nên tập trung vào bán hàng hay chú trọng làm Marketing?

Quan điểm kinh doanh theo cách thức Marketing lại đi theo hướng ngược lại với việc xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu (khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Marketing hướng các nhà quản lý doanh nghiệp đến việc trả lời các câu hỏi:

- Liệu thị trường có cần mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra?

- Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không?

Nguyên nhân

Có thể nói rằng, sự xuất hiện 2 quan điểm kinh doanh khá đối lập trên dựa trên 4 yếu tố chính: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức.

 - Điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.

 - Trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

 - Các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp (marketing mix) chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.

 - Mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giải pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn.

>>> Đọc thêm: 5 lợi ích khi Sales và Marketing thực sự hiểu nhau

Tổng kết

Như vậy trên đây là những phân tích chia sẻ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về 2 ngành nghề sales và marketing, đặc biệt là hiểu được sự khác nhau của mỗi vị trí. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án tuyển dụng và kế hoạch công việc một cách phù hợp và hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là viết hữu ích đối với bạn đọc.

Theo: Small Business

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.