R&D là gì? Tầm quan trọng của R&D trong kinh doanh của các tập đoàn

Trong bối cảnh công nghiệp toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, các công ty phải liên tục sửa đổi thiết kế và phạm vi sản phẩm của họ. Điều này ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng...

Trong bối cảnh công nghiệp toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, các công ty phải liên tục sửa đổi thiết kế và phạm vi sản phẩm của họ. Điều này ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong sự tồn tại của một công ty trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng như sở thích và thị hiếu luôn thay đổi từ người tiêu dùng. Đó là lý do cho sự ra đời của R&D. Vậy R&D là gì? R&D là viết tắt của từ gì? tầm quan trọng của chiến lược R&D và nó đóng vai trò như thế nào trong mỗi doanh nghiệp? Người làm R&D cần có những tố chất gì? kỹ năng cần có của R&D để tạo ra sản phẩm mới vừa "bắt trend" vừa giữ nét đặc trưng của thương hiệu? Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm R&D là gì?

R&D hay RD là gì? Tất cả chúng đều là viết tắt của từ Research & Development (Nghiên cứu và phát triển). Đây được coi là một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn lớn mạnh trên thế giới. R & D bao gồm nhiều hoạt động khác nhau diễn ra mỗi khi các công ty, tập đoàn phát triển các dịch vụ/sản phẩm mới, hoặc cải tiến các dịch vụ/sản phẩm hiện có. Nhìn chung, hoạt động R&D sẽ bao gồm các việc như đầu tư, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm,...

Tất cả nhằm phục vụ cho một mục đích chung là giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Việc nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những điểm sáng tạo “hay ho”. Có thể áp dụng để cải thiện sản phẩm dịch vụ ra mắt sau này, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và thị trường. Theo Wikipedia

r&d là gì Định nghĩa R&D (Nguồn: Invest India) >>> Xem thêm: CTO là gì? Vai trò quan trọng của một CTO trong doanh nghiệp

Người làm R&D có chức năng và nhiệm vụ gì?

Hội nhập với sự phát triển chung của thế giới. Hoạt động R&D trong marketing ở Việt Nam ngày càng đa dạng và được nhiều doanh nghiệp coi trọng. Sự cạnh tranh gắt gao giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực nói riêng và trên thị trường nói chung đòi hỏi mỗi bên phải thật sự chú trọng đến các hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Khi ấy, việc thành lập một phòng ban R&D trong kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Nhiệm vụ của phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm này là thực hiện việc nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường và thông thường, sẽ trải qua 4 bước sau.

1. Phân tích tổng hợp

Đây là công việc mà bộ phận Nghiên cứu và phát triển thường xuyên phải làm nhất. Nhân viên của phòng luôn phải cập nhật nguồn thông tin liên quan đến các dự án mới, các thị trường cần tiếp cận. Cùng tất cả các thông tin liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến dự án. Bộ phận R and D sẽ nhanh chóng xác định nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không, sau đó phân tích, chắt lọc theo hướng dễ hiểu nhất để tiết kiệm thời gian cho các bên liên quan.

2. Phân tích dữ liệu

Đối với các dự án có khối lượng dữ liệu lớn. Đặc biệt là các dự án mang tính trọng điểm của doanh nghiệp, có sự tương tác với hàng triệu khách hàng cùng một lúc. Vai trò của bộ phận R&D là gì? Bộ phận R&D phải có sự ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ. Từ đó phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, tường tận giúp các bộ phận khác thực hiện tốt hơn các công việc về sau. 

3. Nghiên cứu khách hàng

Đây chắc chắn là hoạt động không thể thiếu đối với phòng ban R&D của bất kỳ một doanh nghiệp lớn nhỏ nào. Đơn giản vì đây chính là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới. 

Nghiên cứu khách hàng liên quan đến hành vi, độ tuổi, tính cách, sở thích, khu vực sinh sống, mức thu nhập,... của khách hàng mục tiêu. Làm tốt việc này sẽ giúp quy trình chăm sóc khách hàng diễn ra thuận lợi hơn.

4. Chia sẻ thông tin

Nhắc đến bộ phận R&D là nhắc đến thông tin. Từ việc thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau cho đến phân tích, làm báo cáo dựa trên các thông tin đó và cuối cùng là chia sẻ thông tin đến khách hàng và thị trường. Nguồn thông tin R&D lấy bao gồm cả trong nước và nước ngoài để đảm bảo tính khách quan và cập nhật. Từ đó hình thành nên các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm và dịch vụ. Giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành.

Tố chất cần có của một người làm R&D

Tố chất cần có của người làm R&D Tố chất cần có của một người làm R&D

Đầu tiên, người làm chiến lược R&D phải có khả năng ngôn ngữ. Do tính chất phải nghiên cứu nhiều tài liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, nên nhìn chung nhân viên R&D phải thành thạo ngoại ngữ để dịch ra thứ tiếng mà họ muốn. Hiểu được tài liệu chính là bước quan trọng đầu tiên giúp bạn có thể tiến hành tổng hợp và phân tích khoa học. 

Năng động, sáng tạo là yếu tố thứ hai mà một người làm R&D trong marketing cần phải có. Với tính chất công việc là phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng ở nhiều bộ phận khác nhau, đòi hỏi nhân viên phải nhanh nhẹn, tự chủ và sáng tạo trong mọi tình huống. Thêm vào đó, tư duy marketing cũng là kỹ năng vô cùng cần thiết khi nó phục vụ cho quá trình nghiên cứu thị trường cũng như các sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Mô tả công việc của R&D trong các ngành nghề

Công việc của R&D là gì? Công việc bao gồm 4 nội dung chính sau:

Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging R&D)

Bao bì đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới mức tiêu thụ của sản phẩm trong các ngành như: công nghiệp thực phẩm, đồ uống, thời trang,... Nhà sản xuất luôn phải sáng tạo và cập nhật các mẫu bao bì có chất liệu và kiểu dáng độc đáo để thu hút khách hàng. Vừa đảm bảo tính thời thượng vừa giữ được nét đặc trưng của thương hiệu. Thêm vào đó, phương thức đóng gói bao bì cũng được chú trọng không kém, thuận tiện, tối ưu và đột phá luôn là những yếu tố hàng đầu để đánh giá cách đóng gói một sản phẩm.

Packaging R&D Hình ảnh các mẫu Packaging R&D - Nguồn: Food Engineering

Đặc biệt, sự thay đổi mang tính đột phá dù chỉ là rất nhỏ trong kiểu dáng, chất liệu hay cách đóng gói, trong khi vẫn giữ nguyên định lượng sản phẩm đôi khi sẽ đem lại hiệu quả doanh thu vô cùng lớn. Chính vì lẽ đó mà vào mỗi dịp lễ, Tết, các nhà sản xuất lại thi nhau tung ra các mẫu sản phẩm mới bắt mắt với kỳ vọng nâng cao doanh thu ngày lễ. Một ví dụ tiêu biểu của việc thay đổi mẫu mã trong ngành công nghiệp thực phẩm chính là việc sản xuất mì cốc thay vì mì gói - vừa đẹp mắt, thuận tiện lại còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu – phát triển sản phẩm (Product R&D)

Mục đích chính của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm là phục vụ cho việc ra mắt các sản phẩm mới: thiết kế, công dụng, tính năng, chất liệu,... hay cải tiến các sản phẩm hiện có cả về chất lượng lẫn hình thức. Lấy ví dụ về hai thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới là Pepsi và Coca Cola, cả hai đều đã cho ra mắt các vị mới trong vài năm gần đây như "Pepsi muối" hay "Coca Cola cà phê" nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Product R&D

Nguồn: Brands Vietnam

Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo ra một sản phẩm đột phá, hợp thời và hợp cả thị hiếu số đông khách hàng. Hay ví dụ như gần đây với sự xuất hiện của một mặt hàng độc đáo mới đó là bánh mì thanh long hay các loại bún, bánh tráng từ các mặt hàng nông sản của Việt Nam, khi nước ta đang trong thời kỳ khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Product R & D

Nguồn: Cooky TV

>>> Đọc thêm: Câu chuyện"giải cứu" người dân của các thương hiệu Việt trong dịch bệnh Covid-19

Nghiên cứu – phát triển quy trình (Process R&D)

Nhiệm vụ này được xem là hoạt động nghiên cứu và phát triển bộ máy “phần mềm” của công ty, với mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành (máy móc), quy trình sản xuất (sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với ngành dịch vụ),... Một khi xây dựng và cải tiến được một quy trình thành công thì hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều lần.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ, như khách sạn hay quán cafe, quy trình sẽ là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp cũng như quyết định sự thành - bại của loại hình dịch vụ đó. 

Nghiên cứu – phát triển công nghệ (Technology R&D)

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ là yếu tố tiên quyết tạo ra những tinh hoa công nghệ mới, nhằm tối ưu hóa năng suất lao động cũng như cải tiến sản phẩm cũ, tạo ra sản phẩm mới với giá thành và chất lượng tốt hơn. Việc nghiên cứu - phát triển công nghệ cũng đòi hỏi bộ phận R&D có cái nhìn tổng quan trên thị trường thế giới nói chung, nhằm học hỏi những nền công nghệ mới nhất hoặc dựa vào đó để sáng tạo ra phương pháp sản xuất mới cho riêng mình. 

Nghiên cứu – phát triển công nghệ

Nghiên cứu – phát triển công nghệ

Tầm quan trọng của R&D trong kinh doanh

R&D trong kinh doanh chính là một yếu tố cấu thành và có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Vì nó có sự gắn bó mật thiết trong việc tạo ra những sản phẩm mới và những công nghệ sản xuất mới, có tác dụng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của quốc gia và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Song song với đó, bộ phận R&D cũng là bộ phận không thể thiếu trong mỗi công ty, thường tập hợp các kỹ thuật viên tinh nhuệ nhất nhằm đem lại những bản báo cáo xác đáng, phục vụ cho việc nâng cao hiệu suất kinh doanh. Cụ thể, đội ngũ R&D trong mỗi doanh nghiệp thường được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tăng cường về mặt công nghệ, vị thế, các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai dài. 

Quy trình triển khai hoạt động R&D trong kinh doanh của doanh nghiêp

Sau đây là 4 bước cơ bản triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu R&D
  • Bước 2: Nghiên cứu và phân tích
  • Bước 3: Sản xuất thử nghiệm và đánh giá độ hiệu quả
  • Bước 4: Sản xuất đại trà.
Quy trình triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp Quy trình triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp

Cơ hội việc làm của kỹ sư R&D

R&D marketing là một hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của các kỹ sư R&D trên thị trường.

Tại Việt nam trong những năm gần đây có rất nhiều doanh nghiệp FDI xâm nhập vào thị trường. Cùng với đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước được thành lập và phát triển rất mạnh mẽ. Từ đó nhu cầu phát triển của bộ phận R&D trong các công ty, doanh nghiệp là rất lớn. Có thể kể đến một số doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) theo mô hình chuẩn và hiện đại như: Viettel, FPT, Samsung, Canon, Vinamilk, Masan...

Tuy nhiên, với nhu cầu nghề nghiệp và tuyển dụng rất cao như vậy. Nhưng cho đến hiện nay chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu về ngành nghề "R&D - Nghiên cứu và phát triển". Vì thế mà đa số các kỹ sư R&D khi mới bước vào thị trường đều chỉ có những kiến thức nền tảng cơ bản và không chuyên sâu. Và giai đoạn đầu, những kỹ sư này phải dành phần lớn thời gian để tự học hỏi cũng như tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng về cách thức hoạt động. Cũng như quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty mà họ đang triển khai dự án.

Nếu bạn yêu thích đối với lĩnh vực này và chăm chỉ trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng vững chắc và nâng cao thì cơ hội làm việc và tham gia vào những công ty doanh nghiệp lớn và rất rộng mở.

Mức lương kỹ sư R&D hiện nay

R & D là một trong những lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty, doanh nghiệp nên mức lương được trả cho các kỹ sư R&D đã có kinh nghiệm là rất là cao. Theo khảo sát dưới đây mức lương trung bình theo các mức độ kinh nghiệm của các kỹ sư R&D là từ 12,5 đến hơn 17 triệu đồng.

Mức lương kỹ sư R&D trên thị trường hiện nay Theo khảo sát có thể thấy mức lương kỹ sư R&D có kinh nghiệm dao động từ 549$ đến 711$

Tuy nhiên mức lương này cũng có sự chênh lệch theo vị trí, cấp bậc đảm nhận. Với vị trí trưởng phòng marketing R&D, mức lương có thể tới hơn 30 triệu đồng.

Mức lương R&D theo cấp bậc, vị trí đảm nhiệm Mức lương R&D theo cấp bậc, vị trí đảm nhiệm

Kết luận:

Tựu chung lại, hiểu được R&D là gì sẽ biết nó chính là một trong những bộ phận cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Quá trình hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D được đầu tư dài hạn và tốn nhiều chi phí sẽ giúp doanh nghiệp trả lời cho những câu hỏi hóc búa mỗi khi họ cần chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới hay nghiên cứu các công nghệ mới áp dụng cho sản phẩm. R&D ở Việt Nam cũng ngày càng được đầu tư chú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gắt gao giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, hứa hẹn sẽ ngày một phát triển trong tương lai.

Tô Linh - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.