Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CTO là một vị trí quản lý cấp cao, xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp khoa học và công nghệ. CTO được coi là đỉnh cao nghề nghiệp mà bất cứ Developer nào cũng muốn vươn tới. Vậy CTO là gì? Những tố chất nào cần có để trở thành một CTO ? Hãy cùng MarketingAi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
CTO là gì?
CTO là viết tắt của cụm từ Chief Technology Officer hay còn được gọi là Giám đốc công nghệ/ Giám đốc kỹ thuật. Là người giữ vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, chuyên phụ trách những vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Thông qua việc giám sát chặt chẽ, CTO sẽ đưa ra những quyết định quan trọng để sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, thực hiện các chiến lược cải tiến công nghệ giúp tổ chức đạt được mục tiêu.
>>Có thể bạn quan tâm: Khái niệm CFO là gì
Lịch sử ra đời của vị trí CTO
CTO là thuật ngữ đã được sử dụng trong nhiều năm nay. Khi thời đại công nghệ thông tin phát triển, trí tuệ nhân tạo AI lên ngôi cùng với đó là xu hướng đầu tư phát triển công nghệ. Trước đây, Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) là người đảm nhiệm hai vai trò: CIO (Giám đốc thông tin) và CTO (Giám đốc công nghệ). Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển, được chú trọng đẩy mạnh đầu tư, các công ty lớn có xu hướng tách biệt rõ ràng vai trò của CIO và CTO là gì. Theo đó, CTO tập trung vào công nghệ cốt lõi còn CIO tập trung vào thông tin.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của một CTO
Với trọng trách của 1 Giám đốc công nghệ, vai trò của CTO là gì? CTO sẽ phải đưa ra những quyết định liên quan đến công nghệ cốt lõi, hướng phát triển công nghệ cho công ty. Do đó, để làm một leader tốt thì bạn cần phải biết rõ trách nhiệm của mình. Nghiên cứu và phát triển được xem là hai nhân tố thiết yếu trong doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì 2 nhiệm vụ này luôn được gắn liền mật thiết với nhau. Nhờ vậy mà vai trò của CTO ngày càng quan trọng, đặc biệt với các công ty tập trung phát triển về công nghệ, khoa học và điện tử. Vị trí chủ chốt CTO thường được “ chọn mặt gửi vàng” dành cho những người có kinh nghiệm về công nghệ thông tin để chịu trách nhiệm giám sát công nghê, sở hữu trí tuệ.
Trách nhiệm và vai trò của CTO cũng phụ thuộc vào công ty. Thông thường có bốn loại CTO khác nhau, có nhiệm vụ chính có thể khác nhau:
CTO phụ trách cơ sở hạ tầng
Phụ trách giám sát dữ liệu, bảo mật, bảo trì mạng của công ty và có thể đặt ra chiến lược kỹ thuật của công ty. CTO cũng có thể quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
CTO phụ trách kỹ thuật
Ở vị trí này, CTO sẽ cân nhắc ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong công ty, đồng thời thiết lập chiến lược công nghệ chung toàn hệ thống. CTO phụ trách kỹ thuật cũng sẽ xem xét cách triển khai nhiều hơn nữa các công nghệ mới trong công ty để đảm bảo thành công.
CTO phụ trách tiếp thị
Là người giữ vai trò cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, phụ trách quan hệ khách hàng, nắm bắt thị trường mục tiêu và giúp đưa các dự án công nghệ thông tin ra thị trường.
CTO phụ trách chiến lược kỹ thuật dài hạn
Với vị trí này, CTO sẽ thiết lập chiến lược công ty và cơ sở hạ tầng công nghệ, phân tích thị trường mục tiêu, và tạo ra các mô hình kinh doanh. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với Giám đốc điều hành và các nhân sự quản lý cấp cao trong công ty.
Đọc thêm: Khái niệm CMO là gì, vai trò của CMO trong doanh nghiệp
Những tố chất, phẩm chất cần có của một CTO
CTO phải Code giỏi?
Nếu bạn có tham vọng trở thành CTO thì Code là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Hầu hết, CTO đều từng là một Software Engineer và ai cũng từng có khởi điểm từ Code đi lên. Không nhất thiết bạn phải biết nhiều loại code nhưng hãy cố gắng hết sức để tiếp xúc với càng nhiều loại code càng tốt. Bởi, một CTO giỏi vẫn cần phải biết code, để dựa vào nền tảng đó xây dựng các sản phẩm mới, tiếp cận với giá trị công nghệ mới.
CTO cần đảm bảo định hướng đúng cho đồng nghiệp và khai thác tối đa tiềm năng công nghệ. Ngoài ra cũng cần hiểu rõ quy trình phát triển sản phẩm để đưa ra quyết định lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó, CTO còn là người đưa ra hướng xây dựng sản phẩm đúng đắn và thích hợp với nền tảng mình đang có, tìm ra những công nghệ mới đưa vào ứng dụng cho công ty.
Công việc của CTO là gì?
Nhiệm vụ chính của CTO là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT, tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lực chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để định hướng phát triển công ty.
Một số công việc bao gồm:
- Quản lý dịch vụ, công nghệ và sản phẩm của công ty
- Quản lý kỹ sư IT và các lập trình viên
- Phát triển chiến lược cần thiết để vận dụng nguồn lực công nghệ của công ty
- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hành công nghệ tổng quát của công ty
Sự khác biệt giữa CTO và CIO là gì?
CIO: Chief Information Office
CIO là từ viết tắt của cụm từ Chief Information Officer hay dịch ra tiếng việt là giám đốc công nghệ thông tin. CIO ban đầu sẽ có vai trò phụ trách bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin (Information System), còn ngày nay CIO chịu trách nhiệm xây dựng quản trị hệ thống trong nội bộ doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu suất cao nhất. Ngoài ra thì CIO còn góp phần tạo kiến tạo môi trường tương tác thân thiện với khách hàng.
CTO: Chief Technology Officer
Ở nhiều công ty, không có sự khác biệt giữa CTO và CIO. Thậm chí, 2 chức danh này còn được gộp vào làm 1. Tuy nhiên, với những công ty lớn, chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật. CTO và CIO là những công việc khác nhau với những nhiệm vụ riêng biệt. Hai vị trí này không có cùng trách nhiệm và các vị trí yêu cầu các kỹ năng khác nhau. CIO thường chịu trách nhiệm về các hoạt động công nghệ thông tin nội bộ của tổ chức và là người quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu. Vậy sự khác biệt giữa CTO và CIO là gì?
Một CTO sẽ quan tâm và điều hành chủ yếu đến các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật, bao gồm:
- Xác định công nghệ mới được ứng dụng trong tương lai, qua đó sẽ đưa ra những phân tích và quyết định lựa chọn công nghệ nền để ứng dụng trong tương lai.
- Lập kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ mới.
- Tối thiểu hóa các vấn đề liên quan tới công nghệ mạng lưới.
- Giả lập các tình huống và giải pháp cho thời điểm “cao trào” (khi tất cả các khách hàng đồng thời sử dụng DV).
- Đảm bảo chất lượng của các DV gia tăng. Ví dụ CTO của ngành thông tin di động sẽ quan tâm tới Voicemail (thư thoại), SMS (nhắn tin), Prepay (trả trước), còn CTO của ngân hàng sẽ quan tâm đến E-Banking, SMS Banking hoặc E-Wallet…
Nếu CTO xác định được rõ các công việc của mình gắn với công nghệ và kỹ thuật thì CIO lại gắn công việc của mình với các hệ thống có tính chất khái quát hơn.
CTO phụ trách lập dự án, nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới. CIO trợ giúp doanh nghiệp thiết lập lại quy trình nghiệp vụ, vận dụng kỹ thuật quản lý công nghệ xây dựng lại hệ thống.
CIO trong doanh nghiệp sẽ dành phần lớn công việc vào việc thiết kế hệ thống thông tin, phát triển các ứng dụng, xây dựng các kho dữ liệu cho toàn công ty, triển khai và bảo trì các hệ thống ứng dụng (như ERP, CRM, SCM…)
>> Xem thêm: Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
Kết Luận
Trên đây là những điều cơ bản cần biết về CTO là gì? Vai trò quan trọng của một CTO trong doanh nghiệp. Với đà phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật như hiện tại, cơ hội việc làm cho CTO là rất lớn với mức thu nhập khủng tương xứng. Trở thành CTO là điều mà bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều mong muốn. Hy vọng qua bài viết trên sẽ chắp cánh hy vọng và động lực để bạn theo đuổi giấc mơ trở thành một CTO giỏi trong tương lai.
Phương Thảo - MarketingAI
Bình luận của bạn