cover

Project Manager là gì? Để trở thành Project Manager cần trang bị những kỹ năng nào?

19 Thg 01

Project Manager (PM) là vị trí quản lý không thể thiếu trong hầu hết doanh nghiệp, dự án hiện nay. Họ chính là những nhân sự nòng cốt, quyết định rất lớn đến sự thành công của dự án. Cụ thể, Project Manager là gì? Một Project Manager chuyên nghiệp cần phải trang bị những kỹ năng nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Marketing AI để được giải đáp chi tiết nhất!

Project Manager là gì?

Project Manager (PM) là những nhân sự được doanh nghiệp/tổ chức chỉ định để đảm nhiệm trọng trách quản lý dự án. Trong đó, họ sẽ thực hiện việc lên kế hoạch, phân công nhân sự theo từng công việc cụ thể, đảm bảo việc thực thi dự án diễn ra suôn sẻ nhất, hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra.

Project Manager cũng là cầu nối giữa khách hàng, cấp trên với các bộ phận khác. Cụ thể, PM sẽ thường xuyên trao đổi để tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng cũng như của cấp trên, sau đó truyền đạt lại cho các nhân sự dưới quyền đang thực hiện dự án.

Project Manager là gì?

>>> Xem thêm: Account Manager là gì? Tố chất nào để thành công tại vị trí Account Manager

Vai trò và nhiệm vụ của Project Manager là làm gì?

Tìm hiểu Project Manager là gì, bạn sẽ biết được đây là “mắt xích” quan trọng trong mỗi dự án. Vị trí này đảm nhận việc thực thi và theo dõi dự án từ khâu lên ý tưởng cho đến thực thi và cả khi kết thúc. Cụ thể hơn, vai trò và nhiệm vụ của Project Manager sẽ bao gồm:

Vai trò và nhiệm vụ của một Project Manager - Project Manager là làm gì?

#1. Xây dựng kế hoạch

Project Manager có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và vạch rõ lộ trình thực hiện của dự án. Song song với đó, PM cũng cần chỉ rõ các mốc thời gian quan trọng trong dự án, deadline của từng khâu, nhân sự chuyên trách và chi phí cho mỗi hạng mục,...

#2. Theo dõi tiến độ công việc

Song song với việc quản lý dự án nói chung, Project Manager cũng cần theo sát để đánh giá mức độ hoàn thành của các hạng mục, đảm bảo đúng tiến độ được đề ra trong bản kế hoạch.

#3. Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự có lẽ là trách nhiệm “cao cả” nhất của một Project Manager chuyên nghiệp. Quản lý nhân sự tốt giúp PM đánh giá chính xác được khả năng thực thi của mỗi bộ phận đối với từng hạng mục. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ, đúng mục tiêu đã đề ra.

#4. Quản lý ngân sách

Là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi dự án, ngân sách quyết định rất lớn đến chuyện thành - bại của 1 dự án, đảm bảo kế hoạch được thực thi theo đúng tiến độ. Do vậy, với vai trò là một Project Manager, bạn cần hoạch định chi tiết các hạng mục ngân sách phải chi, đảm bảo nguồn ngân sách không bị thâm hụt, sai sót gây ảnh hưởng tới toàn bộ dự án.

#5. Kiểm soát chất lượng

Hơn hết, Project Manager cần phải liên tục theo dõi và kiểm tra chất lượng của mỗi hạng mục công việc. Đảm bảo rằng các đầu việc được làm tốt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khách hàng và cấp trên đề ra. Trường hợp xuất hiện sai sót, PM cần đưa ra những kế hoạch khắc phục ngay lập tức, duy trì tiến độ dự án theo đúng kế hoạch ban đầu.

#6. Quản lý rủi ro

Đảm nhận trách nhiệm của 1 Project Manager, ngoài việc theo dõi tiến độ thực thi của dự án, bạn cũng cần đưa ra những phương án phòng ngừa và ứng phó kịp thời đối với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án. Công tác này cần được thực hiện ngay từ bước đầu xây dựng kế hoạch và luôn trong trạng thái sẵn sàng triển khai nếu phát sinh sự cố.

Kỹ năng của Project Manager là gì?

Để trở thành một Project Manager chuyên nghiệp, bạn cần trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan như:

#1. Kỹ năng lãnh đạo

Một Project Manager chuyên nghiệp phải là người có khả năng lãnh đạo và điều phối tốt. Thậm chí họ còn phải là nguồn cảm hứng, người tiếp động lực cho các thành viên trong nhóm để chinh phục những mục tiêu chung. Hơn hết, PM còn phải là người có tầm nhìn bao quát, có khả năng hiểu và nắm bắt tốt các vấn đề. Từ đó truyền tải rõ ràng đến các nhân sự trong cùng nhóm, giúp công việc được thực hiện trơn tru nhất.

Kỹ năng của Project Manager là gì?

#2. Kỹ năng lập kế hoạch

Với Project Manager, lập kế hoạch là kỹ năng cần thiết phải có, hơn hết phải liên tục học tập, trau đổi để nâng cao kỹ năng này. Cụ thể, PM cần phải hoạch định rõ ràng các mục tiêu, thời gian và nguồn lực phục vụ cho dự án của mình. Ngoài ra, PM cũng cần đưa ra kế hoạch dự chi ngân sách hợp lý, quản lý các rủi ro có thể xảy ra và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh như chậm tiến độ, thiếu hụt nguồn nhân sự,...

#3. Kỹ năng giao tiếp

Như đã chia sẻ trong mục Project Manager là gì, Project Manager đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng, cấp trên với các bộ phận chuyên trách dự án. Do đó, kỹ năng giao tiếp là điều cực kỳ quan trọng mà PM cần trang bị để nâng cao hiệu quả công việc. Cụ thể, PM cần phải giữ liên lạc với các bên, liên tục trao đổi để nắm vững tình hình dự án, đầu mối các công việc đã đang và sẽ thực thi.

#4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình thực thi dự án, Project Manager sẽ phải đối mặt với hàng tá các vấn đề, thậm chí là các sự cố phát sinh đột ngột. Vì vậy, việc trang bị thêm kỹ năng giải quyết vấn đề là điều rất cần thiết đối với bất kỳ PM. Ở đây, kỹ năng vấn đề sẽ bao gồm khả năng xác định và tìm ra lỗi, phân tích và tổng hợp các thông tin liên quan để đưa ra các giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, Project Manager cũng phải có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan, đồng thời đi sâu vào từng hạng mục để tìm ra nguyên nhân gốc rễ làm phát sinh sự cố. Từ đó, đề ra phương án giải quyết tốt nhất cho từng trường hợp.

#5. Kỹ năng tổ chức dự án

Song song với các kỹ năng kể trên, Project Manager cũng phải trang bị thêm các kỹ năng khác như quản lý và quản trị dự án. Cụ thể, PM cần chịu trách nhiệm những công việc sau: tổ chức và phân bổ nguồn lực, chỉ định deadline, đánh giá và điều chỉnh ngân sách sao cho hợp lý nhất.

#6. Kỹ năng xử lý và quản trị rủi ro

Rủi ro luôn thường trực trong quá trình trước, trong và sau khi vận hành các dự án. Do đó, việc xây dựng kỹ năng quản trị rủi ro là điều mà bất kỳ Project Manager nào cũng phải luôn thường trực.

Quản trị rủi ro không chỉ đơn giản là việc “chờ đợi” và ứng phó, thay vào đó là các chiến lược phòng ngừa luôn được chuẩn bị sẵn sàng. Để làm được điều này, một Project Manager cần phải có khả năng nhận biết và xác định những rủi ro có thể phát sinh, tính toán xác suất và quy mô của mỗi biến cố. Từ đó, xây dựng lên những kế hoạch ứng phó hợp lý, phòng ngừa sự xuất hiện của các tình huống xấu. Trường hợp sự cố xảy ra, đội ngũ quản trị dự án cũng thể xử lý kịp thời, làm giảm tối đa những tác động xấu có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ dự án.

Kỹ năng xử lý và quản trị rủi ro

>>> Xem thêm: Một Vài Kỹ Năng Cơ Bản Cho Marketing Manager

Lộ trình trở thành Project Manager

Nếu bạn đang có ý định phát triển sự nghiệp của mình lên vị trí Project Manager, quản trị các dự án liên quan đến Marketing, Công nghệ,... bạn cần hoạch định ra cho mình những lộ trình cụ thể. Trong đó, có các bước quan trọng sau:

  • Lấy bằng cử nhân: Dù có ý định theo đuổi chức vụ Project Manager ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành liên quan. Đồng thời, bổ sung cho mình những giấy tờ, bằng cấp cơ bản như bằng cử nhân. Đây là những yêu cầu tối thiểu về trình độ học vấn cho vị trí công việc này. Bạn cũng có thể tìm hiểu Project Manager học ngành gì để xác định lộ trình học tập phù hợp cho mình. Cụ thể, tùy từng lĩnh vực muốn theo đuổi mà bạn có thể chọn cho mình những chuyên ngành phù hợp, bao gồm: Marketing, kỹ thuật, công nghệ thông tin, quản trị dự án.
  • Đạt chứng chỉ quản lý dự án: Có thêm chứng chỉ này, bạn sẽ gia tăng thêm lợi thế khi ứng cử vào vị trí Project Manager. Hiện nay, có rất nhiều loại chứng chỉ để bạn có thể tham khảo, ví dụ như: Chứng chỉ Project Management Professional (PMP) của Viện Quản lý Dự án (PMI), Chứng chỉ Certified Scrum Master (CSM) của Scrum Alliance, Chứng chỉ Certified Product Owner (CPO) của Scrum Alliance, Chứng chỉ Certified Associate in Project Management (CAPM) của PMI.
  • Trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm: Để trở thành một Project Manager chuyên nghiệp, bạn cần tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm liên quan. Ví dụ, muốn trở thành một PM của 1 công ty quảng cáo, bạn cần phải có các kiến thức liên quan đến quảng cáo, marketing, hiểu về nền tảng và phải có trải nghiệm làm việc thực tế trong ngành từ trước đó.
  • Xây dựng mối quan hệ: Như đã nói, Project Manager sẽ là người điều phối toàn bộ dự án, nắm các đầu mối công việc,... Do đó, người làm vị trí này cần phải xây dựng cho mình những mối quan hệ “chất lượng” để “khai thác” khi cần, đó có thể là kết bạn với những người cùng ngành, làm thân với các nhà tuyển dụng, theo học những người có chuyên môn cao,.... Những điều này sẽ giúp PM có thể học hỏi thêm nhiều các kiến thức mới, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.
  • Xây dựng các kỹ năng liên quan đến quản lý dự án, quản trị: Sau tất cả, việc định nghĩa một Project Manager có thành công hay không nằm ở việc họ có đủ kỹ năng chuyên môn và có khả năng xử lý tốt các tình huống hay không. Theo đó, Project Manager sẽ phải liên tục học hỏi và trau dồi các kỹ năng của mình bằng cách tham gia các khóa học, dự hội thảo hoặc theo học các chương trình đào tạo liên quan đến quản trị dự án,...
Lộ trình để trở thành Project Manager

Mức lương của Project Manager là bao nhiêu?

Mức lương của Project Manager khá linh động, tùy thuộc vào lĩnh vực và trách nhiệm của Project Manager đối với dự án đó. Theo thống kế, mức lương trung bình của một Project Manager sẽ dao động từ 1000 đến 3000 USD, thậm chí có thể đạt tới 5000 USD nếu họ có kỹ năng làm việc tốt.

Bên cạnh đó, với nhiều Project Manager, khả năng thăng tiến cũng vô cùng cao. Nhân sự này có thể được thăng chức lên các vị trí khác như: Manager, Director, hay CTO (Chief tech officer),... trong công ty. Nhờ vậy, thu nhập của họ cũng có sự cải thiện nhất định.

Tạm kết:

Trên đây là những khái quát chung về khái niệm Project Manager là gì và những kỹ năng mà một Project Manager chuyên nghiệp cần có. Đặc biệt trong ngành Marketing, chức vụ này lại có những đặc thù riêng, đòi hỏi nhân sự phải có kỹ năng chuyên môn tốt, hiểu sâu vấn đề và có khả năng quản trị tốt các đầu mối công việc. Nếu đang có ý định “tiến thân” lên vị trí này, đừng quên học tập, trau dồi không ngừng để chinh phục mục tiêu này bạn nhé!

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.