cover

Một Vài Kỹ Năng Cơ Bản Cho Marketing Manager

21 Thg 10

Rất nhiều người ngẫu nhiên trở thành Copywriter nhưng không ai ngẫu nhiên trở thành Marketing Manager hay Chief Marketing Officer. Để có thể thăng tiến và giữ một vị trí cao trong ngành tại Client đòi hỏi rất nhiều...

Rất nhiều người ngẫu nhiên trở thành Copywriter nhưng không ai ngẫu nhiên trở thành Marketing Manager hay Chief Marketing Officer. Để có thể thăng tiến và giữ một vị trí cao trong ngành tại Client đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm nghề của những người đam mê theo đuổi, dấn thân vào ngành marketing đầy sức hút, đồng thời cũng nhiều trông gai, thử thách.

marketing manager

Chúng tôi, những người làm nghề, từng làm việc dưới quyền, cộng tác với nhiều anh, chị có nhiều thời gian gắn bó với nghề và tổng kết những kỹ năng Marketing Manager cần trau dồi dưới đây:

Marketing Manager cần trau dồi những kỹ năng gì?

1. Đọc hiểu - Hiểu các câu chữ và biểu đồ có trong tài liệu công việc.

2. Lắng nghe - Tập trung tuyệt đối vào người nói, dành thời gian để hiểu những vấn đề được đưa ra, hỏi các câu câu phù hợp và không làm gián đoạn trong thời gian không hợp lí.

3. Nói - Nói chuyện với mọi người để truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả.

4. Tư duy phản biện - Sử dụng logic và lập luận để nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp thay thế, kết luận và tiếp cận vấn đề.

5. Nhận thức xã hội - Nhận biết các phản ứng của người khác và giải thích được lí do tại sao họ hành xử như vậy.

6. Ra quyết định - Đúng lúc, kịp thời, đúng thời điểm, chớp thời cơ. Cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của các hành động tiềm năng để lựa chọn hành động thích hợp nhất.

7. Giải quyết vấn đề phức tạp - Phát hiện các vấn đề phức tạp, kiểm tra các thông tin liên quan, đánh giá các lựa chọn và thực hiện các giải pháp.

Kỹ năng Marketing Manager

8. Hòa giải - Mang mọi người đến gần nhau và điều hòa sự khác biệt.

9. Hợp tác - Thay đổi hành động của mình để phù hợp với hành động của những người khác.

10. Quản lý thời gian - Thời gian của mình và của người khác.

11. Phân tích quá trình hoạt động - Phân tích nhu cầu và yêu cầu của sự phẩm để thiết kế

12. Tính toán - Sử dụng tính toán để giải quyết vấn đề.

13. Tâm lý học - Hiểu biết về tâm lí con người, các nguyên nhân dẫn đến hành động, những khác biệt cá nhân về tính cách, khả năng, sở thích, phương pháp nghiên cứu tâm lí...

14. Kiểm tra, đánh giá - Cá nhân mình và tổ chức để có những khen thưởng khích lệ hoặc điều chỉnh hành vi để đưa đến những hành động đúng.

1. Chủ động - Công việc đòi hỏi sự sẵn sàng nhận trách nhiệm và thử thách

2. Lãnh đạo - Công việc đòi hỏi sự sẵn sàng lãnh đạo, đưa ý kiến và phương hướng.

3. Độc lập - Công việc đòi hỏi sự tin cậy, trách nhiệm, độc lập, và đáp ứng bổn phận.

4. Chú ý tới chi tiết - Công việc đòi hỏi chú ý tới từng chi tiết nhỏ trong suốt quá trình thực hiện một dự án.

5. Nỗ lực - Công việc đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cá nhân để đạt được mục tiêu.

6. Giữ vững lập trường - Công việc đòi hỏi giữ vững lập trường trên các rào cản.

7. Liêm chính - Công việc đòi hỏi tính trung thực và đạo đức

8. Cải tiến - Công việc đòi hỏi sự sáng tạo để phát triển những ý tưởng mới và trả lời cho các vấn đề hiện tại.

9. Chịu áp lực - Công việc đòi hỏi giữ bình tĩnh với mọi lời bàn tán và quản lí hiệu quả các tình huống chồng chéo công việc.

10. Quan tâm tới người khác - Công việc đòi hỏi sự nhạy cảm với các phản ứng từ mọi người và giúp đỡ mọi người với những vấn đề nảy sinh.

Đọc thêm:

Digital marketing manager là gì? Làm sao để trở thành Manager?

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.