[Phần 1] Ngụy biện quảng cáo được ứng dụng trong Marketing như thế nào?

27 Thg 10

Tranh luận, ngụy biện được sử dụng phổ biến không chỉ trong cuộc sống mà còn hiện diện ngay cả trong quảng cáo. Một số quảng cáo có thể sử dụng các ngụy biện như một phần của chiến lược...

Tranh luận, ngụy biện được sử dụng phổ biến không chỉ trong cuộc sống mà còn hiện diện ngay cả trong quảng cáo. Một số quảng cáo có thể sử dụng các ngụy biện như một phần của chiến lược thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy việc biết một số ngụy biện phổ biến được sử dụng trong Marketing có thể giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hàng. Bài viết này được chia làm 2 phần, trong phần 1 hãy cùng MarketingAI tìm hiểu về 7 loại ngụy biện phổ biến trong cuộc sống và cách ứng dụng trong quảng cáo nhé!

Advertising fallacies hay ngụy biện quảng cáo là gì?

Ngụy biện quảng cáo là những sai sót logic mà nhà quảng cáo sử dụng để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Để thuyết phục người xem mua một sản phẩm, nhà quảng cáo có thể nói rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, những tuyên bố này có thể chứa các sai lệch về logic, không chính xác hoặc mâu thuẫn, làm cho tuyên bố đó không đúng sự thật hoặc không hợp lệ. Một số ngụy biện có thể tinh tế hơn những ngụy biện khác. Điều này giúp chúng trở thành phương tiện thuyết phục mạnh mẽ khi được áp dụng hiệu quả trong Marketing.

Ngụy biện quảng cáo của Nike

Ngụy biện quảng cáo của Nike

Vì sao cần sử dụng ngụy biện quảng cáo?

Các nhà quảng cáo sử dụng ngụy biện để thu hút khách hàng, vì không phải tất cả các quảng cáo đều yêu cầu tính logic nhằm nêu rõ lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vào đó, các nhà quảng cáo thường sử dụng ngụy biện để thúc đẩy cảm xúc hoặc thái độ cụ thể của khách hàng đối với sản phẩm. Khi cảm xúc của khách hàng được đẩy lên cao trào, họ có xu hướng dễ bị thuyết phục hơn khi mua sản phẩm.

Các ngụy biện được sử dụng trong quảng cáo

Ad hominem

Đây là dạng quảng cáo hấp dẫn khách hàng bằng cách tạo ra sự nghi ngờ về độ tin cậy của đối thủ cạnh tranh. Cụm từ tiếng Latinh "ad hominem" được dịch là "nhắm tới cá nhân", hay còn được gọi là lập luận công kích cá nhân. Thay vì tấn công lý luận của đối thủ, kiểu ngụy biện này nhằm mục đích hạ bệ đối phương, làm mất uy tín hoặc khiến người khác nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy của cá nhân đó. Trong Marketing, ngụy biện này có thể tập trung vào việc làm mất đi hình ảnh của đối thủ cạnh tranh hơn là tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Ví dụ trong đời sống: 

- Làm được như người ta rồi hẵng nói.

- Có làm được gi cho đất nước đâu mà to mồm thế.

Ví dụ trong quảng cáo:

Đây là một trong những ngụy biện logic phổ biến nhất trong các cuộc tranh luận và chiến dịch về chính trị. Thay vì lập luận để phản biện về kế hoạch đánh thuế của Mitt Romney, chiến dịch này lại tấn công chính bản thân Romney.

cuộc tranh luận và chiến dịch về chính trị

Ad hominem

Appeal to emotions

Hay còn gọi là ngụy biện lợi dụng cảm xúc. Kiểu ngụy biện này tập trung vào việc khơi gợi cảm xúc cụ thể ở người xem, ngay cả khi những cảm xúc đó không có cơ sở logic. Đây là một chiến thuật phổ biến và hiệu quả mà các nhà quảng cáo thường sử dụng trong chiến dịch Marketing. Một số cảm xúc mà quảng cáo có thể khơi gợi bao gồm:

-Tức giận

- Sợ hãi

- Thương tiếc

- Yêu mến

- Hài lòng

- Phấn khích

- Tiếc nuối

- Tự hào

- Đồng cảm

Ví dụ trong đời sống: 

Liệu có thể tha cho tôi không? Tôi ăn trộm bởi vì nhà tôi quá nghèo, tôi có 3 đứa con nhỏ ở nhà và một người mẹ già bị bại liệt. 

Ăn trộm là phạm pháp và người nói đang lợi dụng sự đồng cảm của người khác để thoát tội. 

Ví dụ trong quảng cáo:

Kiểu ngụy biện này là một công cụ thuyết phục hiệu quả, kêu gọi sự thương cảm vô cùng phổ biến trong quảng cáo - đặc biệt là những quảng cáo của các tổ chức từ thiện và quyên góp.

những quảng cáo của các tổ chức từ thiện và quyên góp

Appeal to emotions

False dilemma 

Ngụy biện song đề sai là kiểu ngụy biện đưa người khác vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn một trong hai lựa chọn mà không xem xét rằng còn có những lựa chọn khác bên ngoài hai lựa chọn đó. Đây được xem là một trong những chiến thuật thao túng tâm lý. Các nhà quảng cáo đưa ra loại ngụy biện này nhằm khiến cho khách hàng cảm thấy họ nên chấp nhận lời đề nghị của nhà quảng cáo.

Ví dụ trong đời sống: 

Bây giờ một là anh đón em không thì mình chia tay.

Ví dụ trong quảng cáo:

Chiến dịch thử nghiệm trên động vật - chiến dịch này nhấn mạnh rằng thử nghiệm trên động vật và sự sống của trẻ em là hai lựa chọn duy nhất.

Chiến dịch thử nghiệm động vật

False dilemma

Appeal to popularity

Ngụy biện này cho rằng lập luận này đúng bởi vì hầu hết mọi người đều tin vào điều đó. Trong quảng cáo, bởi vì hầu hết mọi người tin điều gì đó là sự thật, nên khách hàng cũng nên tin điều đó là sự thật. Bởi con người là sinh vật bầy đàn, mọi người thường có xu hướng chạy theo đám đông, sử dụng lỗi ngụy biện này vô cùng có hiệu quả với những quảng cáo chứng minh khoa học. 

Ví dụ trong đời sống: 

Toshiba là hãng điện tử tốt nhất vì hầu hết mọi người đều sử dụng.

Ví dụ trong quảng cáo:

Một chuỗi nhà hàng pizza tuyên bố rằng họ đã thực hiện một cuộc thăm dò trong đó 95% người tham gia tin rằng bánh pizza của họ sử dụng nguyên liệu chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bởi vì quảng cáo nói rằng nhiều người tin tưởng vào chất lượng của pizza, nên khách hàng có thể tin pizza được làm với chất lượng cao. 

Khách hàng có thể tin pizza được làm với chất lượng cao. 

Appeal to the people

Scare tactic

Kiểu ngụy biện này sử dụng nỗi sợ hãi nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Kịch bản của chiến thuật này thường nói về một mối nguy hiểm tiềm tàng đang đe dọa đến cuộc sống hoặc vấn đề mà khách hàng quan tâm. Từ đó, các nhà quảng cáo sẽ giới thiệu sản phẩm của họ như một giải pháp để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ mối đe dọa. Đây được xem là ngụy biện bởi quảng cáo cho rằng có một mối đe dọa hoặc rủi ro đối với khách hàng mà không có bằng chứng cho thấy mối đe dọa tồn tại một cách hợp pháp.

Ví dụ trong đời sống: 

Nếu con nuốt hạt thì cây sẽ mọc trong bụng con đấy!

Ví dụ trong quảng cáo:

Hút thuốc không phải tự tử, hút thuốc là kẻ sát nhân

Hút thuốc không phải tự tử, hút thuốc là kẻ sát nhân

Post hoc ergo propter hoc

Ngụy biện nguyên nhân giả cho rằng bởi vì hai sự kiện tương quan với nhau, chúng có chung mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Đây là một sai lầm vì hai sự kiện hoặc kết quả có thể xảy ra đồng thời nhưng có thể không liên quan đến nhau. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng cách ngụy biện này để lập luận rằng sản phẩm của họ tạo ra kết quả tích cực cho khách hàng trong khi đó việc khách hàng sử dụng sản phẩm tạo ra kết quả tích cực có thể do tình huống hoặc bối cảnh khác. 

Ví dụ trong đời sống: 

Mỗi lần tôi phơi quần áo là trời mưa nên trời mưa là tại tôi.

Ví dụ trong quảng cáo:

Quảng cáo của Pepsi thường nói rằng dùng Pepsi khi ăn uống cùng bạn bè sẽ có cảm giác ngon miệng hơn.

Quảng cáo của Pepsi thường nói rằng dùng Pepsi khi ăn uống cùng bạn bè sẽ có cảm giác ngon miệng hơn.

False cause

Hasty generalization

Ngụy biện khái quát hóa vội vã dựa trên một cá nhân hoặc một vài trường hợp đơn lẻ để từ đó đưa ra đưa ra kết luận bao quát đại diện cho một nhóm người. Loại ngụy biện này có thể dẫn đến các tuyên bố chỉ dựa trên bằng chứng không đầy đủ. Trong quảng cáo, sự khái quát hóa vội vã có thể phóng đại tuyên bố về tính hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ mà không bao gồm bằng chứng xác thực để chứng minh tính hiệu quả đã nêu.

Ví dụ trong đời sống: 

“Thầy bói xem voi” là câu chuyện điển hình cho loại ngụy biện này.

Ví dụ trong đời sống

Ví dụ trong quảng cáo:

Một công ty sản xuất giày thể thao nêu bật cách một vận động viên quần vợt nổi tiếng đã đi giày của họ khi cô ấy giành được huy chương vàng tại Thế vận hội. Họ cho rằng những người chơi quần vợt nên đi giày của họ nếu muốn giành chiến thắng trong các giải đấu quần vợt.

Ví dụ trong quảng cáo

Hasty generalization

Kết

Vậy là bạn đã hiểu ngụy biện quảng cáo là gì và một số loại ngụy biện phổ biến trong đời sống mà chúng ta thường mắc phải và cách nó được ứng dụng trong quảng cáo như thế nào. Hãy cùng đón đọc tiếp phần 2 để tìm hiểu thêm về 7 loại ngụy biện quảng cáo khác nhé!

Minh Anh - MarketingAI

[Phần 2> Ngụy biện quảng cáo được ứng dụng trong Marketing như thế nào?

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.