- 1. Digital Marketing là gì?
- 2. Những câu hỏi thắc mắc về nghề Digital Marketing:
- a. Không học chuyên ngành marketing có làm nghề digital marketing được không?
- b. Nghề digital marketing có khác với nghề marketing truyền thống?
- c. Nghề digital marketing có được đào tạo chính thống tại các trường đại học?
- d. Nên bắt đầu làm nghề digital marketing từ vị trí nào?
- e. Nên chuyên về 1 mảng digital marketing hay biết tất cả mọi thứ?
Hiện các công ty đều tập trung chi phí vào kênh Marketing Online và nhiều công ty tách hẳn nhân sự để làm về lĩnh vực Digital Marketing. Và Marketing online như một xu hướng nghề nghiệp tất yếu hiện nay.
Với chi phí phân bổ của các công ty đa quốc gia như Pepsi, Electronic, Unilever... lên đến khoảng 30~40% ngân sách năm. Và nghề Marketing online như một xu hướng tất yếu hiện nay và giới trẻ là lợi thế lớn để nhà tuyển dụng để mắt tới với thu nhu nhập trung bình từ 78,000$/1 năm tại Mỹ và 7,000$/1 năm tại Việt Nam.
Nhiều bạn trẻ đã nắm bắt được xu hướng phát triển của marketing online và đã đầu tư khá nhiều vào việc học marketing online để hy vọng rằng sẽ có được cơ hội nghề nghiệp marketing online tuyệt vời với mức lương "không thấp".
Nhưng liệu bạn hoặc những người xung quanh bạn đã hiểu hết về Digital marketing chưa? Bài viết này sẽ gỡ rối một vài thắc mắc của bạn về nghề Digital Marketing
1. Digital Marketing là gì?
Nghề digital marketing cũng là một nghề làm marketing, chỉ khác ở chỗ, môi trường làm việc, đối tượng tiếp cận cũng như công cụ marketing chính là kỹ thuật số (digital)
Digital Marketing là tổng hợp các phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp mục tiêu sử dụng Web (social, seo, sem...), mobile(sms, app..), email..., Về bản chất Digital Marketing vẫn là Marketing, chỉ khác Marketing truyền thống ở cách vận dụng các công cụ khác nhau, các hình thức quảng bá khác nhau để đạt được mục đích truyền tải thông điệp, do vậy bạn phải luôn lưu ý phát triển các kỹ năng thuộc về bản chất của Marketing như: Các kiểu logic về nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, thông điệp truyền tải...nếu muốn tiến xa hết mức trong Digital Marketing vui lòng đừng bỏ phần gốc.
Dấu hiệu nào bạn nên chuẩn bị cho việc tìm hiểu về Digital Marketing? Dấu hiệu rõ ràng nhất là công ty bạn đã, đang hoặc sắp có một website hoặc dữ liệu khách hàng có liên quan đến kỹ thuật số (như email, số điện thoại...).Những người đã đi làm có rất nhiều lợi thế để bước chân vào Digital Marketing như: Nguồn tài chính vững mạnh, có mối quan hệ rộng, được sếp tin tưởng giao việc (hoặc tự làm)...
Các bạn nên biết rằng cũng ở cùng một điểm xuất phát nhưng các bạn sinh viên không có tài chính, cơ sở vật chất, công cụ/tài chính để thử những gì mình làm như các bạn vì vậy các bạn sẽ nhanh giỏi hơn rất nhiều. Vì bản chất của kinh nghiệm chính là sự chứng minh bạn có khả năng xử lý các tình huống trong quá khứ (vì vậy bạn có thể xử lý các tình huống trong tương lai), đó chính là lý do bạn sẽ có cơ hội tìm được việc làm/được mở rộng kiến thức cao hơn khi bạn chọn Digital Marketing.
Xem thềm bài viết về digital marketing:
- Digital Marketing Plan – Các Bước Lập Một Kế Hoạch Cơ Bản
- Xu hướng và sự chuyển dịch của các doanh nghiệp trên Digital Marketing
2. Những câu hỏi thắc mắc về nghề Digital Marketing:
a. Không học chuyên ngành marketing có làm nghề digital marketing được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có. Digital marketing yêu cầu khả năng sáng tạo, óc phân tích và nhạy bén. Những kiến thức về SEO, tối ưu hóa website, lên kế hoạch marketing online cũng như đo lường kết quả chiến lược digital marketing đều có thể học thông qua quá trình làm việc và học thêm các khóa học từ các trung tâm chuyên nghiệp bên ngoài. Việc bạn có học chuyên ngành marketing hay không không quan trọng.
b. Nghề digital marketing có khác với nghề marketing truyền thống?
Câu trả lời là vừa khác và vừa giống. Giống ở chỗ digital marketing chính là làm marketing trên Internet, cũng yêu cầu các kiến thức marketing căn bản, sự năng động của việc phân tích và đo lường. Khác ở chỗ, digital marketing đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ với khách hàng, sự tươi mới và thay đổi liên tục do tính chất đặc thù của công cụ số, trong khi làm marketing truyền thống dường như sự tương tác ít hơn hẳn.
c. Nghề digital marketing có được đào tạo chính thống tại các trường đại học?
Thực tế nghề digital marketing chưa được chính thức đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, bạn có thể học digital marketing một cách chuyên nghiệp tại các cơ sở uy tín với các khóa học từ Internet marketing, content marketing, cho đến facebook, Google Adwords… để làm trong ngành digital marketing.
d. Nên bắt đầu làm nghề digital marketing từ vị trí nào?
Câu trả lời là tùy thuộc vào khả năng của bạn. Có các vị trí bao gồm: copywriter, người lên kế hoạch digital marketing, nhân viên SEO, nhân viên thiết kế… Bạn có thể bắt đầu từ vị trí dễ nhất và đơn giản nhất, sau đó rèn luyện thêm kỹ năng và kinh nghiệm với những vị trí cao hơn, phức tạp hơn. Digital marketing là một trong những nghề cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa rất nhiều yếu tố: khả năng kiên nhẫn và óc sáng tạo, hiểu biết về thế giới kỹ thuật số và các cách thức để chạm đến trái tim khách hàng tốn ít chi phí nhất.
e. Nên chuyên về 1 mảng digital marketing hay biết tất cả mọi thứ?
Thực tế, nghề digital marketing rất rộng, và biết về 1 thứ chuyên sâu hoặc biết tất cả mọi thứ còn tùy thuộc vào chính điều kiện nghề nghiệp cũng như sở thích của bạn. Nhưng, tốt nhất, nên biết một cách tổng quan về tất cả mọi thứ trong nghề digital marketing, sau đó chọn ra thứ bạn thích nhất và theo đuổi nó.
Hà Nguyễn - Marketing AI sưu tầm
Theo vinalink
Marketer học việc là chuyên mục dành riêng cho các marketer mới vào nghề, hay các bạn sinh viên có mong muốn theo đuổi ngành marketing. Chuyên mục này bao gồm các bài viết về kiến thức marketing cơ bản, định hướng nghề nghiệp trong ngành marketing. |
Bình luận của bạn