cover

Những chiến lược Marketing của Mobifone đã làm để thâu tóm thị trường nội địa

20 Thg 11

Trên thị trường viễn thông Việt Nam, bên cạnh Viettel là cái tên nổi danh và đã đi "đánh chiếm" bên ngoài lãnh thổ, thì Mobifone cũng là một tên tuổi đáng nhắc đến ở đây. Chiến lược Marketing của...

Trên thị trường viễn thông Việt Nam, bên cạnh Viettel là cái tên nổi danh và đã đi "đánh chiếm" bên ngoài lãnh thổ, thì Mobifone cũng là một tên tuổi đáng nhắc đến ở đây. Chiến lược Marketing của Mobifone nổi lên nhờ sự thân thiện với người dùng, đường đi đúng hướng cũng như những chiến dịch khuyến mãi đẳng cấp. So với các đối thủ cùng phân khúc khác thì thị phần của Mobifone cũng thuộc dạng đáng nể. Hãy cùng xem hãng đã có cho mình chiến lược gì để đem về lượng người dùng tại Việt Nam lớn đến như vậy bên cạnh Viettel và Vinaphone.

Mobifone - "Kết nối giá trị - khơi dậy tiềm năng"

Mobifone (Viết tắt là VMS) được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị phần. Chúng tôi cũng là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền. Hiện nay, MobiFone có gần 50 triệu thuê bao với gần 30.000 trạm 2G và 20.000 trạm 3G. Tổng doanh thu năm 2017 của MobiFone đạt xấp xỉ 2 tỷ đô la Mỹ.

giới thiệu về mobiphone

Slogan ấn tượng trước kia của Mobifone (Nguồn: Mobifone)

Mobifone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng.

Nhắc tới Mobifone là nhắc tới slogan "Mọi lúc mọi nơi" đây được coi là "quốc hồn quốc tuý" của hãng điện tử viễn thông này. Mặc dù hãng đã thay đổi slogan là: "Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng", thế nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia thị trường thì slogan cũ của hãng được nhiều khách hàng biết tới và ấn tượng nhiều hơn. Với những giải thưởng và thị phần lớn tại thị trường nội địa Việt Nam, hãng được coi là đối thủ xứng tầm với các hãng trong và ngoại địa, hãy cùng xem chiến lược Marketing của Mobifone là gì?

Đối thủ của Mobifone là ai?

Callink

Trước khi VMS ra đời, thị trường Việt Nam đã có mặt của công ty Call – link. Dây là công ty liên doanh giữa Bưu điện Hà Nội với Telecom International của Singapore năm 1992, sự ra đời này đáp ứng nhu cầu điện thoại di động Sài Gòn. Tuy nhiên nó còn nhiều hạn chế. Vùng phủ sóng quá hẹp, không có khả năng chuyển vùng quốc tế và nội địa…

Vinaphone

Công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone chính thức đi vào hoạt động ngày 26/6/1996 do Tổng cục Bưu điện (GPC) cho ra đời một mạng di động GSM thứ hai cạnh tranh với VMS. Mạng di động này do Vinaphone quản lý kinhh doanh và khai thác, trang thiết bị sử dụng cho mạng là của Siemens và Motorola. Mới đầu thành lập Vinphone đã thực hiện phủ sóng 18 tỉnh thành phố, tận dụng Bưu điện ở các tỉnh thành. Do sinh sau đẻ muộn, tận dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt do tránh được sức ép về giá nên sau 1 năm hoạt động Vinaphone đã mở rộng thêm vùng phủ sóng và trở thành đối thủ đáng gờm của VMS.

Viettel

Công ty viễn thông Viettel trực thuộc tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cơ sở sát nhập các công ty Internet Viettel, điện thoại cố định Viettel và điện thoại di động Viettel. Viettel đã mở rộng các sản phẩm của mình trên thị trường với các tiện ích vô cùng đa dạng, không ngừng thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đã áp đảo được các đối thủ cạnh tranh của mình ngày cả VNPT. Chương trình marketing của Viettel đồng nghĩa với việc tốn tiền trong khi tấn công, nhưng sẽ được lại nhờ thu hút thêm khá nhiều khách hàng mới. Hiện Viettel đã phủ sóng di động tại Phú Quốc, Cát Bà, cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định sóng di động của Viettel sẽ có mặt tại 100% số huyện, xã trong năm nay.Đến thời điểm này, Viettel Mobile cho biết đã có đến trên 2,5 triệu thuê bao trong cả nước và mạng Viettel đang phủ sóng ra nước ngoài. Viettel thực sự là đối thủ cạnh tranh lớn của công ty Mobifone, chiến lược Marketing của Mobifone từ đó đối trọng lại với các hãng cạnh tranh "sừng sỏ" này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Viettel

Chiến lược Marketing của Mobifone với hành trình chinh phục thị trường nội địa

Khuyến mãi cao để tăng thị phần khách hàng

Trở lại 10 năm trở về trước, khi mà viễn thông đang trong thời kỳ phát triển mạnh và sự gia nhập của hàng loạt các nhà mạng quốc tế, nổi trội nhất là Gmobile (Tiền thân là Beeline). Mobifone thời điểm đó đã đưa ra các chương trình khuyến mãi 100%, có thời điểm hãng đưa ra khuyến mãi siêu khủng lên tới 150%. Điều này nhắm vào việc, Mobifone muốn thu lại thị phần lớn, lượng người dùng tiềm năng phát triển với hơn 80 triệu dân thời điểm đó. Cùng với đó, lợi thế sân nhà cùng với nền tảng là một nhà mạng có hệ thống công nghệ thông tin vô cùng tiên tiến, chính vì thế chiến lược Marketing của Mobifone đặt ra vấn đề làm thế nào để đánh nhanh, thắng nhanh thu về lượng người dùng lớn nhất cũng như độ phủ cao nhất.

Những chiến lược Marketing của Mobifone- Khuyến mãi cao

Liên tục khuyến mãi nhằm kích cầu người dùng là một trong những chiến lược marketing của mobiphone (Nguồn: Muathe247.net)

Sẽ không có gì đặc biệt, khi các hãng khác cũng có chương trình tương tự, thế nhưng Mobiphone là kẻ tiên phong, người có bước đi đầu tiên trong các chương trình khuyến mại lớn như thế này. Chính sức ép từ Mobifone tạo ra khiến các nhà mạng khác "đâm lao phải theo lao". Thế nhưng người thành công hơn cả là Mobifone khi tạo ra được chiến lược đúng đắn từ chương trình này và lượng thị phần hãng đem về là rất lớn, mặc dù thời điểm đó cạnh tranh với cực kỳ nhiều nhà mạng tiềm năng trên thị trường.

Mạng lưới phân phối rộng rãi trên thị trường

Muốn đạt được số thuê bao cao, doanh thu lớn Chiến lược Marketing của Mobifone sử dụng hình thức phân phối rộng trên toàn quốc để khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm của mình. Để tổ chức và quản lý hoạt động phân phối, công ty đã phân phối qua các kênh để nhằm thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của khách hàng và tiện quản lý. Do đó Công ty đã có 2 dạng kênh chính:

Kênh trực tiếp: có vai trò rất lớn trong giai đoạn đầu kinh doanh của Công ty. Dạng kênh này có thuận lợi khi tiếp xúc với khách hàng mua số lượng lớn, đòi hỏi quá trình giao dịch lâu dài và linh hoạt. Công ty → Cửa hàng → Khách hàng + Kênh trực tiếp từ các cửa hàng của Công ty: các cửa hàng là các chi nhánh của Công ty trên các địa bàn, trong đó Công ty tự mình quản lý chi trả tiền lương cho nhân viên. Các cửa hàng chỉ được phép bán các loại sản phẩm của Công ty nên thông qua các cửa hàng Công ty có thể nắm vững tình hình biến động trên thị trường.

Những chiến lược Marketing của Mobifone- Mạng lưới phân bố rộng rãi

Mạng lưới cửa hàng của mobiphone trải dài cả nước (Nguồn: mobifone gò vấp)

Kênh gián tiếp: Từ Công ty đến đại lý rồi đến khách hàng. Công ty bán sản phẩm dịch vụ của mình thông qua các đại lý. Việc lựa chọn đại lý của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố: đối tượng làm đại lý, khu vực phát triển đại lý, đội ngũ nhân viên của đại lý. Về đại lý ủy thác, họ là những người đại diện cho Công ty trong việc cung cấp máy, các đại lý được hưởng 5% giá máy bán ra. Thực chất là Công ty ký gửi máy và họ được hưởng hoa hồng. Các đại lý mua đứt bán đoạn: họ mua máy và Sim Card của Công ty và máy cũng có thể do họ tự khai thác, họ được hưởng hoa hồng thêm mỗi một Sim Card đầu nối và chênh lệch về giá máy 5%. Công ty cũng rất chú trọng phát triển đại lý kiểu này vì có nhiều điều thuận lợi như: Mở rộng mạng lưới phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm chi phí mở cửa hàng và quản lý đại lý, tăng cường sự hiện diện của Mobifone ở khắp nơi do số lượng cửa hàng và đại lý. Chiến lược Marketing của Mobifone đem lại hiệu quả lớn nhờ những kênh phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành.

Quảng cáo truyền thông "khuếch trương"

Trong những năm gần đây, chiến lược Marketing của Mobifone đã từng bước hiện đại hóa trong vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng mạng lưới, triển khai thêm nhiều dịch vụ mới. Để hỗ trợ cho công tác phát triển và tăng số lượng thuê bao, Công ty rất chú trọng đến hoạt động quảng cáo để cho thuê bao, khách hàng tiềm năng của Công ty có đủ thông tin về những loại dịch vụ mới tiện lợi để sử dụng cho nhu cầu thông tin của mình. Quảng cáo và khuếch trương sản phẩm mới với chất lượng kỹ thuật cao của Công ty với biểu tượng Mobifone.

quảng cáo truyền thông vô cùng mạnh mẽ

Quảng cáo truyền thông vô cùng mạnh mẽ (Nguồn: Mobifone)

Quảng cáo trên báo: Hà Nội mới, Giá cả thị trường, Doanh nghiệp, VN News, Thể thao…, báo địa phương và báo nước ngoài. In các tài liệu, ấn phẩm quà tặng quảng cáo: Tờ giới thiệu dịch vụ Mobifone, giá cước, sách hướng dẫn sử dụng dịch vụ hộp thư thoại, Fax, áp phích…biển hiệu cho đại lý. Duy trì, làm mới biển quảng cáo: như biển trong phòng chờ sân bay, trong thành phố. Quảng cáo trên truyền hình: Công ty đã tiến hành xây dựng chương trình quảng cáo cho các dịch vụ của mình trên truyền hình như kênh VTV3, VTV1, Hà Nội, và các đài truyền hình địa phương. Ngoài ra Công ty còn quảng cáo trên xe Taxi 777, 333, nếu bạn cần Taxi ở Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Huế… bạn chỉ cần bấm 777 hoặc 333 trên máy di động. Bấm 320, bạn có thể mua vé, đặt chỗ hay hỏi thông tin về các chuyến bay của Vietnam Airlines. Chính chiến lược đầu tư mạnh mẽ từ truyền thông quảng cáo, cũng như khuếch trương lên, điều này khiến chiến lược Marketing của Mobifone thu lại danh tiếng rất nhiều và được định vị 1 chỗ đứng nhất định trong lòng của khách hàng Việt Nam.

VTV hỗ trợ người dùng theo dõi những giải đấu thể thao tầm cỡ quốc tế

VTV hỗ trợ người dùng theo dõi những giải đấu thể thao tầm cỡ quốc tế (Nguồn: VTV)

Kết luận

Mặc dù hiện nay trên thị trường liên minh Mobifone-Viettel-Vinaphone đang chiếm 90% tổng thị phần ngành viễn thông Việt Nam, cùng với đó để thay đổi cục diện là điều rất khó khăn. Thế nhưng với những danh tiếng từ chiến lược Marketing của Mobifone thì hãng được nhận định sẽ tiến dài bởi lợi thế công nghệ, danh tiếng sẵn có và một thương hiệu "sạch" với khách hàng.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.