Thị trường viễn thông Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự cạnh tranh của rất nhiều các thương hiệu. Thế nhưng Viettel vẫn là cái tên nổi bật hơn bao giờ hết, và có thể thấy độ phủ của hãng ở tầm "quốc dân". Hơn thế nữa, trong những năm trở lại đây Viettel đã đi "xâm chiếm" những thị trường tiềm năng khác, cùng xem câu chuyện "xuất ngoại" của thương hiệu đình đám Việt nam này có gì đặc biệt. Hãy khám phá chiến lược Marketing của Viettel có gì đặc biệt nhé!
Giới thiệu về tập đoàn Viettel
Tập đoàn công nghiệp - viễn thông Quân đội là tên gọi chính thức của Viettel, đây là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và xếp thứ 19 trên tổng số 813 nhà mạng trên thế giới (theo GSMA Intelligence). Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 270 triệu. Năm 2023, Viettel đạt doanh thu 11.6 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao tại Việt Nam và hơn 50 triệu thuê bao ở các thị trường quốc tế.
Khởi nghiệp với số vốn vỏn vẹn 2,3 tỷ đồng cùng 100 cán bộ làm việc trong một dãy nhà cấp 4. Một con số khởi đầu rất khiêm tốn với một thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên với sự tính toán khôn ngoan, cùng với đó là những chiến lược Marketing hiệu quả thì giờ đây hãng đã trở thành thương hiệu đắt giá thứ nhất tại Việt Nam, thương hiệu đang là số 1 tại thị trường viễn thông Việt Nam. Với một slogan đã đi sâu vào tâm trí của khách hàng "Nói theo cách của bạn" thương hiệu này tự tin tuyên bố "Mặt trời không bao giờ lặn trên tại Viettel" chứng tỏ sức mạnh cực kỳ lớn của ông lớn Việt Nam.
>>>Bạn có thể quan tâm: Ma trận SWOT của Viettel - Cơ hội và thách thức lớn cho ngành Viễn Thông
Chiến lược Marketing của Viettel
Chiến lược giá của Viettel
Trong quãng thời gian ra mắt vào những năm 2000, Viettel gặp phải hai đối thủ chính là Mobifone và Vinaphone. Viettel đã thực hiện chiến lược giá thâm nhập thị trường, để thu hút người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ của họ. Viettel định vị mình là một thương hiệu giá thấp để tất cả những đối tượng ít chịu chi nhất vẫn có thể sử dụng, như nông thôn, học sinh, sinh viên là các đối tượng chính Viettel muốn nhắm tới. Đây là cách mà Tập đoàn "tấn công" thị trường trong thời gian đầu bằng cách lấy đi thị phần từ phân khúc vốn không được Mobifone & Vinaphone đầu tư nhiều. Đồng thời xây dựng cho mình thế hệ khách hàng tương lai từ học sinh, sinh viên - chính những người sẽ là khách hàng chủ lực trong tương lai.
Bên cạnh đó, Viettel cũng áp dụng chiến lược giá linh hoạt và chiến lược giá cạnh tranh cho các gói cước, chương trình khuyến mãi, phù hợp với từng phân khúc khách hàng cũng như nhu cầu sử dụng.
Kích cầu và đa dạng hệ sinh thái của Viettel
Vào thời điểm mới ra mắt, giá dịch vụ cước viễn thông tại Việt Nam ở mức khá cao so với trung bình thu nhập của người dân Việt Nam. Do vậy, chính bởi lý do đó mà Viettel tạo ra trào lưu giảm giá và siêu khuyến mãi liên tục để kích thích thị trường bùng nổ đồng thời đánh vào tâm lý khách hàng Việt Nam ưa thích "Ngon - bổ - rẻ". Thêm vào đó, thời điểm đó các thương hiệu nước ngoài cũng lăm le tấn công vào thị trường Việt Nam, Viettel đã tạo ra rào cản để gây khó khăn cho các thành phần ngoại nhập tấn công "miếng mồi ngon".
Để tận dụng lợi thế về dịch vụ viễn thông và tập khách hàng có sẵn, Viettel đã không ngừng mở rộng hệ sinh thái viễn thông của mình với nhiều ứng dụng mang lại trải nghiệm và tiện ích cho người dùng như:
- Keeng - mạng xã hội âm nhạc và tải nhạc chất lượng cao
- Mocha - ứng dụng nhắn tin, trò chuyện miễn phí nội mạng Viettel
- BankPlus tiện ích thanh toán, nạp tiền điện thoại tiện lợi từ ngân hàng di động
Đó là chưa kể các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ giám sát, quản lý, chăm sóc khách hàng. Tất cả những sản phẩm đấy đều là tầm nhìn chiến lược của Viettel muốn hướng tới cuộc sống thông minh hơn cho người Việt, cho xã hội Việt, từ đó tạo nguồn thu bền vững cho doanh nghiệp qua nhiều mảng kinh doanh khác nhau xung quanh đời sống của người tiêu dùng. Khi thị trường trong nước đã đi vào ổn định, Viettel có nguồn thu an toàn, nguồn vốn lớn, tận dụng lợi thế cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái dịch vụ sẵn có để củng cố tiềm lực, sẵn sàng mở rộng ra các thị trường nước ngoài.
Đánh vào tâm lý khách hàng
Có thể thấy chiến lược Marketing của viettel rất thành công khi tạo ra một slogan đi sâu vào tâm chí của khách hàng. Slogan "Hãy nói theo cách của bạn" mà Viettel tạo ra đã nhận được độ phủ sóng cực cao. Theo nghiên cứu mới đây, thương hiệu được hơn 90% dân số Việt Nam biết đến thông qua slogan này. Đồng thời, Viettel đặc biệt quan tâm đến giáo dục và chăm sóc cộng đồng, thường xuyên có những chương trình từ thiện thiết thực như tặng bò giống cho đồng bào nghèo vùng biên giới, quyết tâm xây dựng đường truyền cáp quang băng siêu rộng đến từng ngôi trường ở Việt Nam. Chính những hình ảnh này đã xây dựng được hình ảnh gần gũi và chiếm trọn trái tim người Việt đến tận những đồng bào vùng xa, nơi mà các đối thủ hiện giờ chưa thực hiện được. Chiến dịch Marketing hợp lý khi xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng đã là một yếu tổ để Viettel trở thành thương hiệu hàng đầu về ngành Viễn thông tại thị trường Việt Nam.
Mặt trời không bao giờ lặn tại Viettel?
Đây có lẽ là một lời khẳng định hết sức tự tin của ông lớn ngành viễn thông này khi có cho mình sự chinh chiến tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và tại các nước châu Phi. Tập đoàn này đã đầu tư ra 10 quốc gia và 3 châu lục khác nhau. Tại nhiều quốc gia, Viettel còn được biết như là thương hiệu số một trong thị trường mạng viễn thông, kể đến như Metfone - Cambodia, Unitel - Lào.
"Xuất ngoại" từ kinh nghiệm đầy mình tại quê nhà
Tuy là Tập đoàn Viễn thông số 1 Việt Nam nhưng nếu so sánh trên quy mô toàn cầu, Viettel vẫn chưa đủ sức để có thể cạnh tranh với các nhà mạng tại những quốc gia lớn. Thay vào đó, với những kinh nghiệm có sẵn từ việc xây dựng hệ thống viễn thông tại nước nhà, Viettel khôn ngoan chọn các quốc gia đang phát triển có kết cấu kinh tế tương đồng Việt Nam những năm 2000 đầu để đầu tư (Lào, Campuchia, Đông Timo, Tazania, Haiiti, Cammaron,...). Viettel xác định rõ sứ mệnh của mình sẽ là “người tiên phong” nâng tầm dịch vụ viễn thông” của từng quốc gia. Điều này không những giúp Viettel không phải “chôn chân” vào các thị trường nội địa sắp bão hòa mà còn nhận được sự đón tiếp và hỗ trợ hết mình trong quá trình kinh doanh của từ chính phủ các nước bạn.
Không những vậy, để chiếm được cảm tình của khách hàng, thực hiện trách nhiệm xã hội luôn là mục tiêu mà Viettel hướng tới. Viettel đặc biệt đầu tư vào các khoản mục phát triển y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và người nghèo. Đối với các quốc gia kém phát triển, những khoản đầu tư như thế này càng mang nhiều ý nghĩa và thiết thực. Và dĩ nhiên, càng làm cho họ càng ngày yêu mến thương hiệu. Đây chính là những gì mà Viettel đã từng làm tại thị trường Việt Nam khi xây dựng được thiện cảm với đối tượng khách hàng. Chính vì lý do đó mà Viettel xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành rất dễ dàng và trở thành một thương hiệu mạnh tại những quốc gia mà hãng "xâm chiếm".
Xây dựng hình ảnh thương hiệu "sạch" tại từng quốc gia đặt chân đến
Chiến lược bắt đầu từ tinh thần luôn đề cao giá trị chất lượng trong từng dịch vụ viễn thông. Đồng thời, tại những thị trường kém phát triển này, số lượng người dân tại nông thôn là rất lớn. Do vậy, tại mỗi quốc gia Viettel “đặt chân” đến, Tập đoàn đều xây dựng mạng lưới hạ tầng sâu và rộng với nỗ lực phủ sóng 80 - 95% dân số trong khi các đối thủ hiện tại chỉ “chăm chăm” vào “miếng bánh” thành thị. Có những vùng sâu, vùng xa nhờ độ phủ sóng, người dân biết đến mạng của Viettel như mạng di động chỉ một và duy nhất.
Bằng chiến lược tập trung khai thác thị trường trong nước để phục vụ cho việc đầu tư nước ngoài cùng, Viettel đã hết sức thành công trong hơn 10 năm qua cùng những thành tựu đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng 9,2% trong năm 2017, chiều dài cáp quang triển khai lên tới 303.600km, tương đương 7 vòng quanh Trái Đất hay hơn 265 triệu người đang phục vụ là những con số biết nói thể hiện được sự hiệu quả và khát vọng của một thương hiệu Việt Nam. “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Viettel” như một minh chứng về tầm vóc vươn xa của Viettel ở 3 châu lục.
>>>Bài viết liên quan: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel: Người thành công luôn có lối đi riêng
Kết luận
Viettel đang chứng minh rằng mình là một thương hiệu vững mạnh tại Việt Nam, có thể chứng minh bằng sự vươn lên từ một thương hiệu chỉ với 100 nhân viên giờ trở thành tập đoàn có giá trị thứ 2 tại Việt Nam. Sự lớn mạnh của hãng là một bài học cho các doanh nghiệp với sự tập trung đầu tư đúng đắn, chiến lược Marketing của viettel thông minh, đúng thời điểm và quan trọng là tạo ra được viral đánh trúng vào khách hàng. Viettel giờ không chỉ là một hãng viễn thông nội địa mà nó còn lan rộng ra những nước mà hãng đặt chân đến, xứng đáng với những gì mà hãng đã tự tin tuyên bố "Mặt trời không bao giờ lặn tại Viettel"
Bình luận của bạn