Ngày của mẹ năm nay chứng kiến sức tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng các chiến dịch truyền thông từ các nhãn hàng. Thêm vào đó, nhiều thương hiệu cũng dồn toàn lực vào sự kiện này để tạo được bàn đạp hoàn chỉnh nhất cho những chiến dịch truyền thông giữa năm và đỉnh điểm là cuối năm. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem vào Ngày của mẹ 2020, những chiến lược marketing ngày của mẹ, Campaign Ngày của mẹ, thương hiệu nào chiếm lĩnh thị trường quảng cáo truyền thông đầy khốc liệt này?
Ngày của mẹ là ngày nào?
Ngày của mẹ hay còn gọi là ngày hiền mẫu, đây là một ngày kỷ niệm nhằm tôn vinh các người mẹ và tình mẹ cũng như sự ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội. Ngày của mẹ được khởi xướng vào năm 1908 bởi bà Anna Marie Jarvis ở thành phố Grafton, Hoa kỳ. Ngày nay theo truyền thống của Hoa kỳ cũng như các nước trên thế giới, ngày của mẹ được tổ chức hàng năm vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5, ở một số quốc gia khác có thể có những lựa chọn riêng. Tại Việt Nam ngày của mẹ 2020 là ngày 10/5 hàng năm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến dịch marketing ngày 8/3
Chiến lược marketing Ngày của mẹ 2020 với những tín hiệu tích cực
Mức tăng trưởng mạnh mẽ
Có thể thấy xu hướng của xã hội hiện đại ngày nay càng hướng về những giá trị cốt lõi từ gia đình, nhất là với nền văn hóa Á Đông thì gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Việt Nam là quốc gia mà người mẹ luôn đóng một vị trí rất đặc biệt. Sự tần tảo, hy sinh vì con từ xa xưa nay đã thấm nhuần, cho nên việc "Ngày của mẹ" mỗi năm chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lượng Buzz là điều dễ dàng hiểu được. Ngày của mẹ 2019 cũng không phải ngoại lệ khi tốc độ tăng trưởng lên tới 153%. Đây cũng là con số rất ấn tượng nếu đem so sánh với 1 số ngày lễ quan trọng khác dành cho phụ nữ trong năm như: Quốc tế Phụ Nữ 2018 (17%) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 2018 (34%).
Sự tăng trưởng này đến chủ yếu từ người tiêu dùng. Thảo luận tự nhiên của người dùng (là thảo luận do người tiêu dùng tạo ra, không bị dẫn dắt bởi thương hiệu hoặc các đối tượng tác – consumer voice) vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng trưởng 220% so với 2018. Điều này cho thấy Ngày của mẹ có vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng, vì thế họ đang tự tạo ra lượng thảo luận lớn mà không cần sự dẫn dắt/ khuyến khích của thương hiệu. Chính vì thế, với sự phát triển và tăng trưởng ấn tượng này thì theo báo cáo Buzzmetric nhận định, ngày của mẹ trong các năm tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Thảo luận do thương hiệu tạo ra và dẫn dắt (brand voice) cũng tăng trưởng mạnh 152% trong năm 2018 – là nhóm thảo luận tăng trưởng thứ 2 trong ngày này.
Số lượng Brand tham gia ngày một đông
Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018.
Thế nhưng, không phải thương hiệu nào tham gia vào dịp lễ này cũng tận dụng tốt cơ hội và tạo ra lượng doanh thu khủng. Xét về thị phần thảo luận, top 10 thương hiệu có Buzz Voice ngày này đã chiếm 76% tổng lượng brand voice. Đặc biệt, thảo luận do OMO tạo ra chiếm hơn 38% thị phần thảo luận của toàn bộ brand voice vào Ngày của mẹ năm 2019. Hơn thế nữa, tổng buzz của OMO còn cao hơn 7% so với tổng lượng thảo luận được tạo ra và dẫn dắt (brand voice) của hơn 110 thương hiệu vào Ngày của mẹ 2018. OMO cũng là thương hiệu đầu tiên tạo ra lượng thảo luận lớn nhất từ trước đến nay vào Ngày của mẹ – cao vượt trội so với tất cả các thương hiệu khác.
Có thể thấy dù nhiều thương hiệu đã nắm bắt tốt cơ hội để truyền thông ngày của mẹ, nhưng OMO vẫn là thương hiệu làm rất tốt. Từ dịp tết nguyên đán, đến các dịp trung thu, Noel... và lần này là ngày của mẹ 2019. Unilever vẫn làm cực kỳ tốt từ nguyên liệu truyền thông, đến cách thức truyền thông, tập đoàn này chăm chút kỹ lưỡng cho các đứa con của mình để từ đó tạo ra những chiến dịch luôn gây được tiếng vang lớn, dẫn đầu thị trường.
Bài học từ chiến lược truyền thông của OMO trong ngày của mẹ 2019
Đúng Insight khách hàng cần
Ngày của mẹ là ngày của những lời chúc, lời tri ân tới mẹ và những món quà. OMO đã chọn đúng chủ đề để tiếp cận với người dùng. Thông qua đó, khéo léo lồng ghép thông tin chương trình khuyến mãi và tặng quà của OMO trong ngày 12/5.
Không chỉ nội dung trên facebook, các thông điệp trên các đoạn quảng cáo ngắn của OMO cũng theo đúng insight của người tiêu dùng.
Bắt trúng thời điểm
Ở mỗi dịp lễ trong năm thì Trendline luôn được vạch sẵn ra, với sự kiện ngày của mẹ thì sẽ truyền thông trong vòng từ 7 ngày đến 1 ngày.
Trong đó, ngày chính sẽ tập trung lượng thảo luận nhiều nhất. Với đường trendline này, các thương hiệu có thể đứng trước 2 lựa chọn:
- Một là: Chiến dịch 7 ngày: Các thương hiệu có thể chạy pre-campaign trong giai đoạn trước, trong ngày này sẽ chạy những hoạt động chính.
- Hai là: Một ngày duy nhất: Thương hiệu có thể dồn lực để đầu tư vào 1 ngày duy nhất – đúng ngày của mẹ – vì lượng buzz của ngày này đã gấp hơn 17 lần trung bình 6 ngày trước đó.
Với đại đa số thương hiệu trong ngày của mẹ 2019 năm nay thì các hoạt động như: Minigame, livestream, cuộc thi... vẫn diễn ra với tư cách là những hoạt động chính. Đến ngày chính 12/5, các thương hiệu không dồn sự đầu tư lớn. Chỉ riêng một mình OMO đã tận dụng được sự chú ý đang tăng trưởng cao vào đúng ngày của mẹ. OMO rất khôn ngoan khi để những sự kiện pre-event làm bước đệm để ngày 12/5 vừa qua, thương hiệu đạt lên lượng Peak ấn tượng với 29,825 buzz, gấp 7 lần so với thương hiệu đứng thứ 2 ngày hôm diễn ra sự kiện.
Chọn đúng kênh để truyền thông hiệu quả
Ngày của mẹ 2019 là ngày người tiêu dùng thể hiện sự tri ân tới mẹ. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng bày tỏ hơn, họ trực tiếp nói lời tri ân với mẹ ngay trên trang các nhân – để mẹ được nhìn thấy – thay vì trong những comment trên fanpage. Tỷ lệ thảo luận được tạo ra trên trang cá nhân chiếm đến gần 90% tổng lượng thảo luận. Chính vì vậy, đối với Ngày của mẹ, thương hiệu nên tìm cách để khuyến khích người tiêu dùng gửi lời tri ân tới mẹ trên trang cá nhân – kèm thông điệp của brand thay vì chỉ comment trên fanpage của brand. Như vậy dễ tạo sự hưởng ứng và tham gia của người tiêu dùng hơn.
Các brand khác chưa làm được điều này, tỷ lệ buzz đến từ trang các nhân không cao. Riêng OMO, gần 40% buzz đến từ trang cá nhân của người dùng. Điều này cho thấy sự nỗ lực của thương hiệu trong việc bắt đúng hành vi của người dùng mạng xã hội. Và nó cũng lý giải một phần cho sự thành công của thương hiệu này trong Ngày của mẹ.
Bắt trend kết hợp với đúng tactics
Một trend rất phổ biến khi các chiến lược truyền thông ngày của mẹ 2019 diễn ra là sự kiện "Avengers: Endgame". Sau khi công chiếu thì bộ phim này thu rất nhiều câu viral, một trong số đó là câu nói "I love you 3000". Ngay khi nổ ra thì hoạt động của OMO là cùng nhau lập kỷ lục gửi 3000 lời chúc yêu thương tới mẹ, câu nói trong bộ phim cũng thể hiện tình yêu với cha và với sự kiện lần này OMO rất nhanh nhạy trong việc tạo ra một chiến dịch kết hợp với một câu nói đang xôn xao cộng đồng mạng.
Không chỉ đúng trend, hoạt động này còn đi theo tactics #challenge – thử thách tạo 3000 lời chúc cho mẹ. Bản chất của các nội dung mang tính challenge thường sẽ nhanh chóng tạo được lượng buzz cao trong thời gian ngắn (Tham khảo: Compliment challenge – 86k buzz, Trash tag challenge – 63k buzz).
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của OMO
Kết luận
Ngày của mẹ 2020 vừa qua đã diễn ra vô cùng sôi động với sự tham gia của rất nhiều thương hiệu tại Việt Nam. Hơn thế nữa, các thương hiệu rất thông minh khi chọn lựa dịp này để bắt đầu một chuỗi những hoạt động từ nay đến cuối năm để hoàn thiện chiến lược Marketing tổng thể. Tuy vậy, có nhiều thương hiệu vẫn chưa bắt đúng điệu để cho ra chiến lược hoàn chỉnh dẫn đến sự thất bại trong dịp ngày của mẹ. Vì thế, hãy luôn thấu hiểu và cập nhập sự thay đổi của nó nhanh nhất để tận dụng hết lợi thế của các Dịp đặc biệt.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Theo Buzzmetrics
Bình luận của bạn